Wikibooks:Biểu quyết phong danh hiệu chọn lọc/Nấu ăn:Trứng nướng
Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình
Sau hơn 1 tuần bình chọn với 6/6 phiếu đồng ý, Trứng nướng trở thành món ăn chọn lọc. Đức Anh (thảo luận) 07:13, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Tôi đề cử món trên vào danh sách các món chọn lọc. Món ăn này là một cách biến tấu mới mẻ của món trứng ốp la truyền thống. Món ăn có sự xuất hiện của các yếu tố ẩm thực từ phương Tây như rau bina, phô mai Feta Đan Mạch chắc chắn sẽ mang lại hương vị rất mới lạ (Giống review sách quá ^^) Mạnh An (thảo luận) 01:36, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý
- Đồng ý Với dự án sơ khai như này thì bài đã đủ chất lượng. Cảm ơn các bạn đã phát triển dự án này, rất tuyệt vời, thân mến! Alphama (thảo luận) 05:34, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Xứng đáng trở thành một công thức nấu ăn chọn lọc, với hình ảnh đẹp, đầy đủ phần giới thiệu, nguyên vật liệu, cách chế biến, độ khó, số lượng người ăn, giá trị dinh dưỡng, thể loại, thời gian nấu. Đức Anh (thảo luận) 10:04, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Bài viết ok.--TheHighFighter2 (thảo luận) 10:14, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Công thức đã đủ chất lượng. Russian Federal Subjects (thảo luận) 00:44, ngày 2 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Hê hê, mấy bài ẩm thực mà không có tôi thì không yên đâu Baoothersks (thảo luận) 01:33, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Mạnh An (thảo luận) 08:17, ngày 5 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Chưa đồng ý
- Ý kiến
- Ý kiến: Tôi đang xét duyệt. Đức Anh (thảo luận) 01:49, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến: Bạn Mạnh An, tôi đã chỉnh sửa đôi chút bài này. Ví dụ như:
- Các đơn vị, thay vì viết liền thì tôi viết cách ra 1 ký tự. "120g" thì sửa thành "120 g". Nếu viết liền đơn vị vào với số thì sẽ như thế này "2thìa", "3củ", "4cốc",...
- Ở phần nguyên liệu nên đánh danh sách không số, còn phần cách làm nên đánh danh sách có số, tôi đã sửa như thế.
- Tôi góp ý thêm cho bạn:
- Thiếu phần vật liệu, tuy không phải bắt buộc, nhưng trong bài xuất hiện một "khái niệm lạ" như cốc remakin,... thì nên cần thêm mục vật liệu cho đủ "nguyên vật liệu".
- Tôi nhận xét như sau:
- Bài trình bày gọn gàng, ngăn nắp.
- Có hình ảnh minh họa chất lượng.
- Không biết bạn có lấy công thức này ở đâu không để chúng ta có thể kiếm chứng là công thức này có tồn tại nhỉ?
Đức Anh (thảo luận) 02:16, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Đức Anh À bạn ơi, cái khái niệm cốc ramekin đó có trên mạng mà, có phải lạ đâu. Tại vì nó chưa có bên viwiki nên có thể nhiều người chưa biết nó là cái gì nên mình thêm từ "cốc" vào để cho họ hiểu "ramekin" là vật gì. Mà công thức này mình lấy ở đây bạn nhé. Mình đang lên kế hoạch để viết thêm nhiều công thức nữa, nhìn mấy công thức trên mạng họ viết rất chi tiết mà mình chỉ muốn dịch hết về Wikibooks thôi!!! Cảm ơn bạn đã nhăc nhở, mình sẽ tiếp tục cải thiện bài. Mạnh An (thảo luận) 03:06, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Mạnh An: Tôi khi đọc thì cứ tưởng cốc ramekin là cốc chứa ramekin, và có vẻ ramekin là một nguyên liệu gì đó, sau đó tôi tra mạng thì mới đó là vật liệu. Với những vật liệu lạ, vật liệu gọi bằng tên nước ngoài thì ta vẫn nên có một mục Vật liệu thì hơn. – Đức Anh (thảo luận) 03:10, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Đức Anh Mình đã add phần vật liệu nhưng có vẻ viết chưa hay lắm, mời bạn tiếp tục nhận xét Mạnh An (thảo luận) 03:20, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Nhà mình đang mất điện mong bạn Mạnh An thông cảm. Bạn viết về cốc ramekin không cần quá chi tiết, chỉ cần người ta biết cốc ramekin là một vật liệu, muốn biết thêm thì nhấp vào liên kết dẫn đến bài vật liệu đấy, ở đó sẽ là nơi ghi các thông tin đầy đủ. Đức Anh (thảo luận) 03:27, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Mạnh An: Tôi khi đọc thì cứ tưởng cốc ramekin là cốc chứa ramekin, và có vẻ ramekin là một nguyên liệu gì đó, sau đó tôi tra mạng thì mới đó là vật liệu. Với những vật liệu lạ, vật liệu gọi bằng tên nước ngoài thì ta vẫn nên có một mục Vật liệu thì hơn. – Đức Anh (thảo luận) 03:10, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến: Ồ hóa ra chỉ cần dịch công thức trên mạng là được hả? Nếu vậy thì các blog ẩm thực có vô số công thức nấu ăn á (trong khi ở Wikipedia thì nguồn blog không dùng được). Rất mong bạn Mạnh An tìm thấy niềm vui và hứng thú để tiếp tục đóng góp cho Wikibooks. Băng Tỏa (thảo luận) 16:55, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Băng Tỏa Bạn Băng Toả nếu rảnh rỗi thì sang đây cùng dịch công thức và đề cử thêm các món ăn chọn lọc để thay đổi bộ mặt Trang Chính nhé. Dịch công thức thì trang nào cũng được nhưng mình có một nhận xét chung là: Người nước ngoài viết công thức nấu ăn rất chi tiết, có dẫn dắt, và chụp hình rất đẹp (!!!).
- Btw, @Đức Anh Mình thấy món trứng trên Wikibooks được ưu ái lắm đó nha. 2 món ăn chọn lọc hiện tại của Wikibooks là trứng ốp la và trứng vịt lộn, giờ chuẩn bị có thêm trứng nướng, xem ra phải lên kế hoạch đổi món mới thu hút thực khách đến thưởng thức mới được ^^ Mạnh An (thảo luận) 23:34, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- "Làm nóng lò ở 180 °C/160 °C". Hình như con số nhỏ hơn thường đứng ở trước? → Đề xuất sửa thành: "Làm nóng lò ở 160 đến 180°C" --Lệ Xuân (thảo luận) 20:39, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Lệ Xuân: Tôi không nghĩ 180°C/160°C có nghĩa là làm nóng lò ở mức 160 đến 180 °C. Công thức nấu ăn trên dựa theo công thức viết bởi trang tiếng Anh, có lẽ 180°C/160°C mang một nghĩa gì khác. Tôi có tìm được một cái thảo luận nói về 180°C/160°C nghĩa là gì, bạn xem ở đây. Nhưng nếu mà để 180°C/160°C thì có lẽ người Việt cũng khá khó hiểu. – Đức Anh (thảo luận) 16:01, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đọc cái link Quora mà Đức Anh đưa, theo tôi hiểu thì nếu là lò bình thường (không có quạt) thì để mức 180°C, nếu là lò có quạt (còn gọi là convection oven ở Mỹ) thì chỉ để ở mức 160°C thôi, vì quạt thổi sẽ giúp làm nóng lò đều hơn. Băng Tỏa (thảo luận) 19:31, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Lệ Xuân: Tôi không nghĩ 180°C/160°C có nghĩa là làm nóng lò ở mức 160 đến 180 °C. Công thức nấu ăn trên dựa theo công thức viết bởi trang tiếng Anh, có lẽ 180°C/160°C mang một nghĩa gì khác. Tôi có tìm được một cái thảo luận nói về 180°C/160°C nghĩa là gì, bạn xem ở đây. Nhưng nếu mà để 180°C/160°C thì có lẽ người Việt cũng khá khó hiểu. – Đức Anh (thảo luận) 16:01, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)