Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong nghệ thuật

Trong văn hoá nghệ thuật, là một loài vật rất đẹp và có sức lôi cuốn[1] nên hổ cũng là con mật được mô tả theo hướng trở nên gần gũi với con người, ngoài việc là đối tượng không thể thiếu trong các vườn bách thú và còn là diễn viên xuất sắc, thu hút nhiều khán giả trên màn bạc hoặc sân khấu xiếc. Hổ còn là đối tượng và là đề tài trong nghệ thuật điêu khắc, trong nghệ thuật gốm xưa Việt Nam và nhất là trong tranh dân gian Theo quan niệm dân gian Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, hổ là hình ảnh uy nghi, đầy ấn tượng, hổ tượng trưng cho sức mạnh và dân gian cũng đã thần thánh hóa hổ, cho hổ sứ mạng thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma qủy. Có hình hổ trấn giữ ở cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Bởi vậy hình tượng hổ đã trở thành phổ biến trong đời sống văn học, nghệ thuật dân gian, đặc biệt hổ đã được vẽ thành tranh và tạc thành tượng để thờ ở các đền, đình, miếu, điện... Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nhà cửa, nơi thờ tự…

"Hổ tọa" tác phẩm của Kishi Chikudo khoảng đầy thế kỷ XIX

Trong nghệ thuật, con hổ, biểu trưng cho sức mạnh, được dùng cho ngành võ bị, trang trí áo võ quan, miếu võ quan, trong chế độ phong kiến, khi rồng được dùng làm biểu tượng dành riêng cho vua chúa thì hổ được xem là biểu tượng của quan lại (quan võ)[2] và cho đến thế kỷ XIX, hình tượng con hổ trong Văn hóa Việt Nam thời nhà Nguyễn đã có sự thể hiện đa sắc, đa diện từ sự mênh mông lan tỏa một cách trừu tượng hóa qua vị trí địa lý trong phong thủy đến định hình trong kết cấu kiến trúc, tên gọi di tích cụ thể, hay khắc dấu trên Cửu đỉnh, khoe cùng sương gió thời gian....Tất cả góp phần khẳng định vị trí hình tượng con hổ trong Văn hóa Nguyễn, góp phần tạo nên những nét đặc trưng của nền Văn hiến Việt Nam

Mục lục

sửa
  1. Hội họa
  2. Điêu khắc
  3. Múa

Chú thích
  1. Bảo tồn "chúa sơn lâm" ở Trung Quốc | Báo giấy | BáoTinTức.vn
  2. Hình tượng con hổ trong văn hóa thời Nguyễn