Lịch sử Việt Nam
Tập 1 : Các đời vua Việt Nam
Tập 2 : Việt Nam sau thời phong kiến
Nội dung:
Tập 1
Thời đại Hồng Bàng
sửaCó một thời kỳ chưa chắc chắn tồn tại:
- nước Xích Quỷ (
Xích Quỷ là một "liên minh lỏng lẻo" giữa các bộ tộc Bách Việt. Xích Quỷ trải qua 2 đời vua là:
Kinh Dương Vương: Sau khi được cha ban cho vùng đất phía nam, Lộc Tục lên ngôi, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, hoàng hậu là Vụ Tiên Nữ, quốc hiệu là Xích Quỷ. Trị vì từ 2879 TCN đến 2794 TCN.
Lạc Long Quân: Kế nhiệm Kinh Dương Vương là Sùng Lãm, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và có 100 đứa con. Trị vì từ 2793 TCN đến 2525 TCN.
)
Thời đại Hồng Bàng là thời đại trước khi nhà Hán chiếm giữ nước ta, sau đây là các thời kỳ của nước ta:
- các Vua Hùng (
Người con cả trong số những người con của Lạc Long Quân đã lên ngôi vua, đổi tên nước thành Văn Lang, thủ đô ở Phong Châu ( nay là Phú Thọ ). Văn Lang trải qua 16 đời vua là 16 đời Vua Hùng ( 2 đời vua đầu tiên là Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ). 16 đời Vua Hùng là:
- Hùng Lân Vương ( trị vì từ 2524 TCN đến 2253 TCN )
- Hùng Hoa Vương ( trị vì từ 2252 TCN đến 1913 TCN )
- Hùng Hy Vương ( trị vì từ 1912 TCN đến 1713 TCN )
- Hùng Hồn Vương ( trị vì từ 1712 TCN đến 1632 TCN )
- Hùng Chiêu Vương ( trị vì từ 1631 TCN đến 1432 TCN )
- Hùng Vỹ Vương ( trị vì từ 1431 TCN đến 1332 TCN )
- Hùng Định Vương ( trị vì từ 1331 TCN đến 1252 TCN )
- Hùng Uy Vương ( trị vì từ 1251 TCN đến 1162 TCN )
- Hùng Trinh Vương ( trị vì từ 1161 TCN đến 1055 TCN )
- Hùng Vũ Vương ( trị vì từ 1054 TCN đến 969 TCN )
- Hùng Việt Vương ( trị vì từ 968 TCN đến 854 TCN )
- Hùng Anh Vương ( trị vì từ 853 TCN đến 775 TCN )
- Hùng Triệu Vương ( trị vì từ 774 TCN đến 661 TCN )
- Hùng Tạo Vương ( trị vì từ 660 TCN đến 569 TCN )
- Hùng Nghị Vương ( trị vì từ 568 TCN đến 409 TCN )
- Hùng Duệ Vương ( trị vì từ 408 TCN đến 258 TCN )
)
- nhà Thục (
Nước Âu Lạc ( nhà Thục ) tồn tại được 1 đời vua thì nhà Thục sụp đổ. Thủ đô của Âu Lạc nằm ở thành Cổ Loa ( nay nằm ở huyện Đông Anh, Hà Nội )
An Dương Vương: Sau khi đánh bại Hùng Duệ Vương, Thục Phán lên ngôi và lấy hiệu là An Dương Vương. An Dương Vương trị vì từ năm 257 TCN đến năm 208 TCN.
)
Ngoài ra, còn có một thời kỳ không chính thức là:
- nhà Triệu ( Có 2 giả thiết về nhà Triệu[1]:
Sau khi đánh bại nhà Thục, Triệu Đà lên ngôi và lập ra nước Nam Việt. Triệu Đà là một viên tướng nhà Tần, khi nhà Tần suy yếu thì lập ra nước Nam Việt. Và các vị vua của nhà Triệu là:
Triệu Vũ Vương : Triệu Đà lên ngôi, đặt tên nước là Nam Việt, thủ đô là Phiên Ngung, lấy hiệu là Triệu Vũ Vương. Vũ Vương trị vì từ 207 TCN đến 137 TCN.
Triệu Văn Đế : Trị vì từ 137 TCN đến 125 TCN.
Triệu Minh Đế : Trị vì từ 125 TCN đến 113 TCN.
Triệu Ai Đế : Trị vì từ 113 TCN đến 112 TCN.
Triệu Dương Đế : Trị vì từ 112 TCN đến 111 TCN.
Các thời Bắc thuộc thứ I,II,III
sửaGiữa những thời kỳ Bắc thuộc lần thứ I,II,III, có vài thời kỳ ngăn cách là:
- Hai Bà Trưng (
Năm 40-43, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã dành độc lập cho nước ta sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ I. Trưng Trắc lên ngôi và lấy hiệu là Trưng Nữ Vương
)
- nhà tiền Lý (
Nhà Tiền Lý gồm 3 đời vua:
- Lý Nam Đế ( tại vị 544 - 548 ): Khởi nghĩa Lý Bí thành công, Lý Bí lên ngôi, lấy hiệu là Lý Nam Đế, tên nước là Vạn Xuân.
- Triệu Việt Vương ( tại vị 548 - 571 ): Quân Lương sang đánh nước ta. Lý Nam Đế không chống đỡ nổi, bèn giao cho Triệu Quang Phục. Phục đánh bại quân Lương, lên ngôi và lấy hiệu là Triệu Việt Vương.
- Hậu Lý Nam Đế ( tại vị tại Dã Năng : 555-571 ) ( tại vị tại Vạn Xuân : 571-602 ) : Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Uyên.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình (vùng Hoài Đức, Hà Nội). Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật Tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên.
Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó họ Triệu mất nước.
)
- nước Dã Năng (
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình (vùng Hoài Đức, Hà Nội). Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật Tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên.
Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó Phật Tử sát nhập 2 nước.
)
- khởi nghĩa Mai Thúc Loan (
Mai Hắc Đế : ăm 713, Mai Thúc Loan lập nên khởi nghĩa và thành công, ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế. ( tại vị 713 - 722 )
Mai Thiếu Đế : Tương truyền, ông là người kế nhiệm Mai Hắc Đế. ( tại vị 722 - 723 ) ( tên thật là Mai Thúc Huy )
Bạch Đầu Đế : Tương truyền, ông là người kế nhiệm Mai Thiếu Đế. ( tại vị tháng 10/723 - ngày 7/12/723 )
)
- khởi nghĩa Phùng Hưng (
Bố Cái Phu Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa Đại vương : Sau khởi nghĩa Phùng Hưng, ông đã lên ngôi. ( tại vị 770 - 789/791/802 .) Người đời sau gọi ông là Bố Cái Phu Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa Đại vương, gọi tắt là Bố Cái Đại Vương.
Phùng An : Phùng Hưng mất và Phùng An lên ngôi. Vào năm 803, ông đã phải chịu thua nhà Đường. ( tại vị 789/791/802-803 )
)
Tĩnh Hải Quân
sửaNhà Đường suy yếu, đây chính là lúc mà độc lập nước ta được thành lập lại. Họ Khúc đã tự xưng là Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ. Họ Khúc trải qua 3 đời Tiết Độ Sứ:
- Khúc Thừa Dụ ( tại vị 905 - 907 )
- Khúc Hạo ( tại vị 907 - 917 )
- Khúc Thừa Mỹ ( tại vị 918 - năm 923/ 930 )
Vào đời Khúc Thừa Mỹ, Tĩnh Hải Quân đã bị Nam Hán chiếm.
Dương Đình Nghệ ( tại vị 931 - 937 ), một tướng họ Khúc đã lấy lại độc lập cho nước ta thời đó. Ngô Quyền đã giúp Dương Đình Nghệ vậy nên được tướng Dương gả con gái.
Kiều Công Tiễn ( tại vị 937 - 938 ), một nha tướng của Dương Đình Nghệ đã ám sát ông.
Ngô Quyền biết tin đi chiếm Đại La để bắt Kiều Công Tiễn. Tiễn biết tin thì cầu cứu quân Nam Hán. Nam Hán biết tin thì nhằm cơ hội chiếm Giao Châu ( Tĩnh Hải Quân .) Quân Nam Hán chưa đến thì Ngô Quyền đã giết Tiễn và đặt bẫy ở cửa sông Bạch Đằng.
Nhà Ngô
sửaVà thế là, quân Nam Hán đã mắc bẫy của Ngô Quyền. Ngô Quyền lên ngôi và lấy hiệu là Ngô Vương ( tại vị 939 - 944 ).
Sau khi Ngô Vương chết, anh vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha lên ngôi và lấy hiệu là Dương Bình Vương ( tại vị 944 - 950 ).
Từ đây loạn 12 sứ quân ( Thập Nhị Sứ quân chi loạn ) bắt đầu...
Xem tiếp : Loạn 12 sứ quân
Xem thêm
sửaThập Nhị sứ quân chi loạn
sửa12 sứ quân gồm có:
- Ngô Xương Xí, tức Ngô Sứ Quân
- Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công
- Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công
- Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át
- Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế
- Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công
- Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình
- Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công
- Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công
- Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công
- Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công
- Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công
Xem thêm
sửaNhà Đinh
sửaNhà Đinh trải qua 2 đời vua:
Đinh Tiên Hoàng: Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Ông lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đặt tại Hoa Lư. ( tại vị 968 - 979 )
Đinh Phế Đế: Đinh Tiên Hoàng và thái tử Đinh Liễn bị ám sát. Ngôi được chuyển cho Đinh Toàn, lấy hiệu là Đinh Phế Đế. Do nghe tin Tiên Hoàng bị ám sát nên nước bắc đem quân đi đánh nước ta. Phế Đế còn mới 5 tuổi nên được thái hậu Dương Vân Nga truyền ngôi cho người anh cùng mẹ khác cha là Lê Hoàn. ( tại vị 979 - 980 )
Nhà Tiền Lê
sửaLê Đại Hành (tại vị 980-1005) : bấy giờ nhà Tống hay tin Đinh Tiên Hoàng đã băng hà nên đã cử quân sang xâm lược nước ta. Với sự hậu thuẫn của Thái hậu Dương Vân Nga, triều thần đã tôn Lê Hoàn lên ngôi, tức là Đại Hành Hoàng đế. Với tài năng của mình, ông đã lãnh đạo quân đội đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Ông là người có công lớn trong việc “Kháng Tống, Bình Chiêm” để giữ yên bờ cõi.
Lê Trung Tông (tại vị 18/12/1005 - 21/12/1005) : sau khi Lê Đại Hành băng hà, các con tranh giành nhau ngôi vị dẫn đến cốt nhục tương tàn. Lê Long Việt sau khi đánh đuổi được Long Ngân, đã lên ngôi hoàng đế, tức Lê Trung Tông. Nhưng chỉ 3 ngày sau, em của ông là Lê Long Đĩnh sai người ám sát.
Lê Ngọa Triều (1005 - 1009) : sau khi giết anh mình là Lê Long Việt. Lê Long Đĩnh lên ngôi, tức Lê Ngọa Triều. Ông được sử sách ghi nhận là người dâm đãng, tàn bạo và độc ác. Do ăn chơi trác táng, Long Đĩnh đã bệnh nặng và mất năm 1009 kết thúc triều đại tiền Lê.
Nhà Lý
sửaLý Thái Tổ (1009-1028) : năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, dưới sự hậu thuẫn của quan Chi hậu là Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh, quần thần đã tôn quan Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức Lý Thái Tổ. Ông cho dời đô về Đại La, chuyển tên kinh đô thành Thăng Long[2] và đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
Lý Thái Tông (1028-1054) : năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Lý Phật Mã dưới sự phò trợ của Vũ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu đã dẹp được loạn Tam vương và lên ngôi Hoàng đế, tức Lý Thái Tông. Ông là vị vua tài năng và nhân từ, có công lao rất lớn trong việc đánh Chiêm Thành rồi đánh Ai Lao mở mang bờ cõi xuống phía Nam.
Lý Thánh Tông (1054-1072) : năm 1054 Lý Thái Tông băng hà, thái tử Lý Nhật Tôn kế ngôi hoàng đế, tức Lý Thánh Tông. Ông là vị vua tài ba xuất chúng, lại có lòng nhân từ độ lượng. Bên trong ông ổn định tình hình, bên ngoài ông chú trọng mở mang bờ cõi. Ông có công lao to lớn trong việc “phá Tống, bình Chiêm”.
Lý Nhân Tông (1072-1127) : năm 1072 Lý Thái Tông băng hà. thái tử Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi, tức Lý Nhân Tông. Ông được xem là một vị minh quân của vương triều Lý. Ông được coi là người đặt nền móng cho giáo dục đại học ở nước ta. Thời của ông nổi tiếng với "Chiến dịch đánh Tống" ( 1075-1076 ) và "Kháng chiến chống Tống lần thứ 2" ( 1075-1077 .)
Lý Thần Tông (1127-1137) : năm 1127 Lý Nhân Tông băng hà, con là thái tử Lý Dương Hoán nối ngôi, tức Lý Thần Tông. Trong thời gian trị vì ông đã đánh Chân Lạp và Chiêm Thành buộc 2 nước này phải đến tiến cống. Ông cũng là vị vua gắn liền với giai thoại nhân gian “Vua hóa hổ”. Tương truyền, ông là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Khi vua Lý Nhân Tông không có con để nối ngôi thì sư Từ Đạo Hạnh sau khi chết đã đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu là em trai vua Nhân Tông, tức Lý Dương Hoán. Do lúc sinh thời sư Từ Đạo Hạnh là người đắc đạo, biết được ác nghiệp của mình là sẽ bị hóa thành hổ nên trước khi đầu thai ông đã nhờ người bạn đồng tu của mình là nhà sư Nguyễn Minh Không giúp đỡ. Sau này chính sư Nguyễn Minh Không đã chữa trị căn bệnh “hoá hổ” của vua Thần Tông vậy.
Lý Anh Tông (1138-1175) : năm 1138, vua Lý Thần Tông băng hà, con thứ 2 là thái tử Lý Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Vì vua lên ngôi còn nhỏ nên bị Thái úy nhiếp chính Đỗ Anh Vũ nắm hết quyền hành, mẹ ông là bà Lê Thị Lại tư thông với Vũ. Năm 1158 Đỗ Anh Vũ chết, vua Anh Tông lúc này mới trọng các hiền thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín. Các hiền thần này đã giúp vua đánh Đông, dẹp Bắc giữ yên bờ cõi và sự thịnh vượng của các đời vua trước.
Lý Cao Tông (1175-1210) : năm 1175, vua Lý Anh Tông băng hà, con thứ 2 là thái tử Lý Long Cán được sự phò trợ của Phụ chính Tô Hiến Thành lên ngôi kế vị, tức Lý Cao Tông. Vua là người bên trong thì ham thích tửu sắc, ăn chơi, săn bắn, bên ngoài thì thích tiền của, xây cung điện. Sau khi Tô Hiến Thành mất, chính sự rối ren, giặc giã nổi dậy khắp nơi, lòng dân oán thán, ngoại xâm rình rập.
Lý Huệ Tông (1210-1224) : năm 1210 Lý Cao Tông mất, con là thái tử Lý Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông lên ngôi trong lúc tình hình đất nước rối ren do cha là Cao Tông gây ra. Ông phải dựa vào thế lực họ Trần để giữ vững ngôi vua của mình. Lúc này thế lực họ Trần đang rất lớn mạnh. Trần Thị Dung làm hoàng hậu, anh là Trần Tự Khánh làm Phụ Chính Thái uý, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Bề ngoài Huệ Tông dùng họ Trần nhưng thật chất bên trong ông đã nhìn thấy được cái họa quyền thần và luôn tìm cách để tiêu diệt. Nhưng do kém tài nên ông đành “lực bất tòng tâm” nhìn quyền thần ngang ngược. Ông uất hận đến độ phát cuồng.
Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) : năm 1223 Trần Tự Khánh chết, quyền hành lại rơi vào tay em họ của Tự Khánh là Trần Thủ Độ. Năm 1224, Trần Thủ Độ ép vua Huệ Tông đi tu để nhường ngôi cho con gái nhỏ là Lý Chiêu Hoàng khi đó mới 7 tuổi. Dưới tài đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh là cháu họ của Trần Thủ Độ. Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (22/11/1225) Lý Chiêu Hoàng ban chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Ngày mồng 1 tháng chạp cùng năm (31/12/1225) Chiêu Hoàng chính thức trút bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên làm hoàng đế chấm dứt 216 năm với 11 triều vua trị vì của nhà Lý mở ra thời đại của nhà Trần.
nhà Trần
sửaTrần Thái Tông (1225-1258) : lúc này do nhà Lý suy yếu, quyền hành tập trung trong tay họ Trần. Chính sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã đưa Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế mở ra triều đại nhà Trần. Trong lúc tại vị, ông đã lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc xâm lược lần thứ 1 của quân Nguyên Mông.
Trần Thánh Tông (1258-1278) : năm 1258 vua Thái Tông nhường ngôi lại cho con mình là Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông, để trở thành Thái Thượng hoàng. Ông là vị vua nhân hậu, hòa ái. Ông đã cùng với Trần Nhân Tông 2 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược trong thời gian làm Thái Thượng hoàng.
Trần Nhân Tông (1278-1293) : năm 1278 vua Thánh Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông, còn mình thì lui về làm Thái Thượng hoàng và nghiên cứu Phật pháp. Ông là vị vua thông minh, quyết đoán. Ông đã cùng với cha mình là Thái thượng hoàng Thánh Tông 2 lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Ông cũng từng thân chinh đem quân đi đánh giặc Ai Lao quấy nhiễu. Sau khi nhường ngôi cho con, ông trở thành Thái Thượng hoàng, chú tâm nghiên cứu Phật pháp. Sau đó ông xuất gia tu hành và trở thành tổ sư thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trần Anh Tông (1293-1314) : năm 1293 sau khi đánh tan được quân xâm lược Nguyên Mông, vua Nhân Tông về làm Thái Thượng Hoàng nhường ngôi cho con mình là Trần Thuyên, tức Trần Anh Tông. Ông cũng là vị vua đức độ, anh minh. Đất nước lúc bấy giờ vua hiền tôi trung nên tiếp tục phát triển thịnh vượng.
Trần Minh Tông (1314-1329) : năm 1314, vua Anh Tông nhường ngôi hoàng đế lại cho con trai của mình là Trần Mạnh, tức Trần Minh Tông, lui về làm Thái thượng hoàng. Ông tiếp tục truyền thống của các tiên đế, coi trọng kẻ sĩ nên đất nước có nhiều hiền tài giúp sức.
Trần Hiến Tông (1329-1341) : năm 1329 Trần Minh Tông lui về làm Thái Thượng hoàng, nhường ngôi cho con trai thứ là Trần Vượng, tức Trần Hiến Tông. Ông được xem là vị vua “lấy vì” do thực quyền đều do Thái Thượng hoàng Minh Tông nắm giữ.
Trần Dụ Tông (1341-1369) : năm 1341, vua Hiến Tông mất mà không có con nối dõi nên Thái Thượng Hoàng Minh Tông đã lập con thứ 10 của mình, em của Hiến Tông là Trần Hạo làm vua, tức Trần Dụ Tông. Do được Thái Thượng Hoàng chăm lo mọi việc từ trong ra ngoài nên vua Dụ Tông chỉ biết ham chơi hưởng lạc. Năm 1357 Thượng hoàng Minh Tông mất, đất nước bắt đầu rói ren, gian thần hoành hành.
Trần Nhật Lễ ( 18/7/1369-1/12/1370 ) : năm 1369 Dụ Tông mất, do không có con nên vua lập Nhật Lễ làm vua. Nhật Lễ là người dị tộc vốn không mang họ Trần, là con riêng của vợ Trần Nguyên Dục – một người anh của Dụ Tông. Nhật Lễ kém tài, kém đức lại có ý định đổi sang họ tộc của mình là Dương nên khiến quần thần vô cùng bất bình. Trần Phủ là anh của Dụ Tông đã hợp mưu phế thuất Nhật Lễ để lên ngôi hoàng đế, tức Trần Nghệ Tông.
Trần Nghệ Tông (1370-1372) : Nhật Lễ kém tài, kém đức lại có ý định đổi sang họ tộc của mình là Dương nên khiến quần thần vô cùng bất bình. Trần Phủ là anh của Dụ Tông đã hợp mưu phế thuất Nhật Lễ để lên ngôi hoàng đế, tức Trần Nghệ Tông. Vua cung kính, kiêm ước thì có thừa mà quyết đoán, cương nghị thì không đủ nên nạn bên trong đã được dẹp yên nhưng giặc bên ngoài thì giặc Chiêm Thành hoành hành ngang ngược.
Trần Duệ Tông (1372-1377) : năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi lại cho em là Trần Kính, tức Duệ Tông, rồi lui về làm Thái Thượng hoàng. Duệ Tông là người có tài nhưng tính tình tự phụ. Trong thời gian này giặc Chiêm Thành vẫn hay xâm lấn,cướp phá ở biên cương.
Trần Phế Đế (1377-1388) : năm 1377 vua Duệ Tông thân chinh dẫn 12 vạn quân đánh nước Chiêm Thành. Do khinh thường quân địch nên vua đã rơi vào bẫy phục kích mà tử trận. Thái Thượng hoàng Nghệ Tông thương tiếc nên lập Trần Hiện là con vua Duệ Tông làm hoàng đế, tức Trần Phế Đế. Lúc này bên trong thế lực của họ Hồ đang rất lớn mạnh, bên ngoài phía Nam có giặc Chiêm Thành, phía Bắc có giặc nhà Minh.
Trần Thuận Tông (1388-1398) : vì Phế Đế biết được dã tâm của Hồ Quý Ly nên âm thầm tìm cách trừ khử. Quý Ly biết được bèn xui với Thượng hoàng Nghệ Tông. Nghệ Tông nghe lời phế bỏ Phế Đế rồi đưa con út của mình là Trần Ngung lên ngôi, tức Trần Thuận Tông. Thuận Tông tuổi nhỏ nhu nhược nên mọi quyền hành đều tập trung vào tay Hồ Quý Ly. Sau khi giết được vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga thì mặt trận phía Nam xem như tạm ổn nhưng nội loạn bên trong xem ra ngày càng hỗn loạn.
Trần Thiếu Đế (1398-1400) : năm 1398 Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông nhường ngôi lại cho con nhỏ mới được 2 tuổi là Trần An, tức Thiếu Đế. Họ Hồ còn ép Thuận Tông đi tu và đã cho người theo để ám sát. Thiếu Đế tuổi còn quá nhỏ nên họ Hồ từ đó tung hoàng trong triều đình. Thiếu Đế ở ngôi được 1 năm thì bị ông ngoại là Hồ Quý Ly cướp ngôi, chấm dứt 175 năm cai trị của nhà Trần.
Nhà Hồ
sửaHồ Quý Ly (1400-1401) : năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế, lập nên nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu.
Hồ Hán Thương (1401-1407) : năm 1401 Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương rồi lui về làm Thái Thượng hoàng. Năm 1406 nhà Minh lấy cớ “phò Trần diệt Hồ” đã đem quân sang đánh nước Đại Ngu. Cha con họ Hồ chống không nổi sức địch. Năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt và giết chết.
Nhà Hậu Trần
sửaGiản Định Đế (1407 – 1409) : năm 1407, sau khi quân Minh đã đánh chiếm được nước Đại Ngu của nhà Hồ thì Trần Ngỗ là con trai của vua Nghệ Tông bỏ trốn đến Mô Độ, Trường Yên. Tại đây ông xưng vua, tức Giản Định Đế, và lãnh đạo quân đội đánh chiếm lại đất đai từ tay nhà Minh, khôi phục lại triều đại nhà Trần.
Trùng Quang Đế (1409 – 1413) : năm 1409 nội bộ nhà hậu Trần dần bị chia rẽ. Một số tướng lĩnh bất mãn đã bỏ đi và đón Trần Quý Khoáng là cháu nội của Nghệ Tông ra Nghệ An làm vua, tức Trùng Quang Đế. Sau đó Trùng Quang Đế sai quân đánh úp Giản Định Đế đem về tôn làm Thái Thượng Hoàng.
Sau đó, Bắc thuộc lần thứ IV đã xảy ra
Nhà Hậu Lê-Lê Sơ
sửaLê Thái Tổ (1428 – 1433) : năm 1428, Lê Lợi tập hợp anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa, sử gọi là Khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cũng tự xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc Minh cứu nước. Năm 1427, ông đã lãnh đạo quân đội đánh tan 15 vạn quân cứu viện và chém chết Liễu Thăng. Năm 1428 ông lên ngôi hoàng đế, tức Lê Thái Tổ.
Lê Thái Tông (1433 – 1442) : năm 1433, vua Lê Thái Tổ băng hà, con thứ là thái tử Lê Nguyên Long lên kế ngôi khi được 11 tuổi. Từ nhỏ ông đã tỏ ra là vị vua anh minh sáng suốt, có tài nhìn xa trông rộng, tuy tuổi nhỏ nhưng tự mình cầm quyền chấp chính. Tuy nhiên ông cũng là một vị vua hiếu sắc, đa tình và thảm cảnh là cái chết để lại một nghi án lớn trong lịch sử, đó là vụ án Lệ Chi Viên.
Lê Nhân Tông (1442 – 1459) : năm 1442, vua Lê Thái Tông băng hà một cách bí ẩn tại Lệ Chi Viên, thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi vua, tức Lê Nhân Tông, thái hậu là Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. Ông là vị vua nhân từ, bác ái, trọng đãi công thần, hiếu đễ Thái hậu, thương yêu anh em. Thân thế của ông vẫn còn là một bí ẩn. Tương truyền rằng, ông không phải là con vua Thái Tông. Trước khi mẹ ông vào cung, thì bà đã có thai với một người tên là Lê Bang Sơn. Đó cũng là lý do khiến ông bị anh mình là Lê Nghi Dân ám sát.
Thiên Hưng Đế Lê Nghi Dân ( 7/10/1459-6/6/1460 ) : sau khi giết chết vua Nhân Tông, Nghi Dân lên ngôi, làm vua được 8 tháng, tuy nhiên sử sách không công nhận ngôi vua của Nghi Dân.
Lê Thánh Tông (1460 – 1497) : Năm 1460 các công thần trụ cột nổi dậy, lật đổ Nghi Dân và đưa con thứ 4 của vua Thái Tông là Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế, tức Lê Thánh Tông. Ông là một bậc minh quân và là vị vua đã đưa nước Đại Việt phát triển đến thời cực thịnh. Bên trong ông chú trọng giáo dục, trọng dụng hiền tài. Bên ngoài ông chú trọng mở mang bờ cõi. Trong thời kỳ này với việc Tây tiến và Nam tiến của mình, Đại Việt đã mở mang bờ phía Nam xuống tận Quãng Nam. Các nước lân bang như Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Lan xang, Chiang Mai, Melaka (thuộc Malaysia ngày nay), Java (thuộc Indonesia ngày nay) đều trở thành chư hầu và đều có nghĩa vụ nộp cống cho Đại Việt. Tuy Đại Việt vẫn giữ thói quen xưa là xưng thần với nhà Minh nhưng với thanh thế lững lẫy của mình lúc đó khiến nhà Minh vẫn không dám khinh động mà dùng lễ để đối đãi với Đại Việt.
Lê Hiến Tông (1497 – 1504) : năm 1947, vua Thánh Tông băng hà, con trưởng là Lê Tranh lên kế vị, tức Lê Hiến Tông. Ông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa nên giữ được sự thịnh trị thái bình, thiên hạ bình an. Lê Túc Tông (17/7/1504-12/1/1505) : năm 1504 Lê Hiến Tông bị bệnh nặng băng hà, con là Lê Thuần lên ngôi, tức Lê Túc Tông. Ông là vị vua hiền, hiếu học, thân người hiền nhưng đáng tiếc là chỉ ở ngôi có 6 tháng.
Lê Uy Mục (1505 – 1509) : cuối năm 1504, vua Lê Túc Tông băng hà. Theo ký thác của vua Túc Tông anh của ông là Lê Tuấn lên kế vị, tức Lê Uy Mục. Uy Mục là một hôn quân ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc, tàn bạo giết hại nhiều trung thần khiến quần thần phẩn nộ.
Lê Tương Dực (1509 – 1516) : năm 1509 Giản Tu công Lê Oanh là cháu nội vua Thánh Tông, con của Kiến Vương Lê Tân nổi dậy đem quân đánh Đông Kinh (Hà Nội), bắt giết Lê Uy Mục. Sau đó Oanh lên ngôi vua, tức Lê Tương Dực. Vua ban đầu còn chăm lo việc nước, sau ăn chơi vô độ làm triều đình rối ren, phản loạn khắp nơi.
Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) : năm 1516 Trịnh Duy Sản đã giết chết vua Tương Dực, lập con người anh của Tương Dực là Lê Y lên làm vua, tức Lê Chiêu Tông. Lúc này quyền thần họ Trần, Trịnh, Mạc lộng hành, nổi loạn khắp nơi.
Lê Cung Hoàng (1552 – 1527) : năm 1522 trước loạn quyền thần Mạc Đăng Dung, vua Chiêu Tông phải trốn đi. Dung liền lập em của Chiêu Tông là Lê Xuân lên ngôi, tức Lê Cung Hoàng. Vua Cung Hoàng chỉ là vị vua bù nhìn được Mạc Đăng Dung dựng lên để được chính danh. Năm 1526 Mạc Đăng Dung giết được Chiêu Tông, nửa năm sau họ Mạc ép Cung Hoàng nhường ngôi và bất tử chết. Từ đây nhà Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, không còn thực quyền. Đất nước bị chia cắt thành Nam-Bắc triều.
Nhà Hậu Lê-Lê Trung Hưng và Nam-Bắc triều
sửaNăm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, thành lập nhà Mạc (Bắc triều). Năm 1533, Nguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã bỏ vào Thanh Hoá, đón Lê Duy Ninh về lập làm hoàng đế, tức Lê Trang Tông (Nam Triều).
- nhà Mạc( Bắc triều ) (
Mạc Thái Tổ (1527 – 1529) : sau khi cướp ngôi của Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung tự xưng hoàng đế, tức Mạc Thái Tổ. Chiếm đóng ở phía Bắc nên sử gọi là Bắc Triều.
Mạc Thái Tông (1529 – 1540) : năm 1529 Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, tức Mạc Thái Tông, để lên làm Thái Thượng hoàng. Đăng Doanh được coi là vị vua có tài văn trị. Trong thời gian ông cai trị miền Bắc dân chúng ấm no, ngoại xâm phương Bắc cũng không dám lấn sang.
Mạc Hiến Tông (1540 – 1546) : năm 1540, Mạc Đăng Doanh mất, Mạc Đăng Dung lập cháu nội của mình là Mạc Phúc Hải nối ngôi, tức Mạc Hiến Tông.
Mạc Tuyên Tông (1546 – 1561) : năm 1546 Mạc Phúc Hải lâm bệnh mất, con là Mạc Phúc Nguyên lên thay, tức Mạc Tuyên Tông.
Mạc Mậu Hợp (1560 – 1592) : năm1561 Mạc Phúc Nguyên bị bệnh đậu mùa mất, con nhỏ là Mạc Mậu Hợp lên thay. phụ chính là Khiêm Vương Mạc Kính Điển. Trong thời gian này chiến sự rất ác liệt giữa Bắc Triều và Nam Triều.
Mạc Toàn (1592 – 1593) : năm 1592 trước thế tiến công như vũ bão của Nam Triều, Mạc Mậu Hợp nhường ngôi cho con là Mạc Toàn, còn mình thì thân chinh ra trận. Nhưng uy thế Nam Triều rất mạnh nên cũng chỉ đến năm 1593 quân Lê – Trịnh đã bắt và giết được Mạc Toàn kết thúc thời kỳ Nam – Bắc triều mở ra thời kỳ phân liệt khác (Đàng Ngoài – Đàng Trong) cũng như hy hữu nhất của Đại Việt (vua Lê – chúa Trịnh). Một số tàn dư nhà Mạc rút lên Cao Bằng vẫn chống đối với triều Lê – Trịnh cho đến khi bị tiêu diệt hết vào năm 1677.
)
- Nguyễn-Lê( Nam triều ) (
Lê Trang Tông (1533 – 1548) : năm 1533 cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã vào Thanh Hóa thành lập lực lượng rồi đón Lê Duy Ninh về lập làm hoàng đế, tức Lê Trang Tông, phục hưng nhà Lê. Sử sách ghi Trang Tông là con vua Chiêu Tông (?) nhưng cũng có luồn tư tưởng khác nói Trang Tông là con riêng của Nguyễn Kim (?). Vua Trang Tông còn được dân gian gọi là chúa Chổm[3].
Lê Trung Tông (1548 – 1556) : năm 1548 vua Trang Tông mất, con là Lê Duy Huyên lên nối ngôi, tức Lê Trung Tông.
Lê Anh Tông (1556 – 1573) : năm 1556, vua Trung Tông mất mà không có con nối dõi nên phụ chính Trịnh Kiểm chọn Lê Duy Bang lên ngôi, tức Lê Anh Tông. Lúc này quyền lực nhà họ Trịnh đang rất lớn, vua Anh Tông đã nhìn thấy được cái họa của quyền thần nên âm thầm loại bỏ nhưng kế hoạch không thành.
Lê Thế Tông (1573 – 1599) : khi kế hoạch loại bỏ quyền lực của nhà họ Trịnh bị thất bại vua Lê Anh Tông phải bỏ trốn và sau đó bị sát hại. Trịnh Tùng đưa người con nhỏ của Anh Tông là Lê Duy Đàm lên ngôi, tức Lê Thế Tông. Lúc này Trịnh Tùng đã đánh bại được nhà họ Mạc (Bắc triều) nên quyền lực thực sự nằm trong tay họ Trịnh, vua chỉ là bù nhìn bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh hy hữu trong lịch sử Việt Nam và cũng mở đầu thời kỳ đất nước bị phân liệt một cách sâu sắc nhất thành Đàng Ngoài và Đàng Trong.
)
Nhà Hậu Lê-Lê Trung Hưng và các chúa Trịnh-Nguyễn
sửaNăm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Để giữ vững binh quyền của mình Trịnh Kiểm đã ra tay loại bỏ anh em vợ. Em vợ của Trịnh Kiểm là Nguyễn Hoàng sợ bị sát hại nên đã xin vào Nam trấn thủ Thuận Hóa (từ Quãng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Năm 1592, sau khi Trịnh Tùng là con của Trịnh Kiểm lật đổ được nhà Mạc, quyền hành tập trung trong tay nhà họ Trịnh. Lúc này Trịnh Tùng mới bắt đầu “nghĩ” đến người cậu trong Nam là Nguyễn Hoàng. Năm 1627, Trịnh Tráng đem quân vào Nam đánh Nguyễn Phúc Nguyên chính thức mở đầu cho cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn. Sau thời gian dài giằng co, đến năm 1672 hai bên tạm thời ngừng chiếm và lấy sông Gianh làm giới tuyến. Trên danh nghĩa vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước.
- vua Lê (
Lê Kính Tông (1599 – 1619) : năm 1599 Lê Thế Tông mất, con thứ là Lê Duy Tân lên thay, tức Lê Kính Tông.
Lê Thần Tông (1619 – 1643 và 1649 – 1662) : năm 1619, vua Kính Tông hợp mưu cùng Trịnh Xuân (con của Trịnh Tùng) giết chết Trịnh Tùng để giành lại quyền lực. Kế hoạch không thành, vua bị ép thắt cổ chết. Con trưởng là Lê Duy Kỳ lên ngôi, tức Lê Thần Tông. Ông là vị vua đặc biệt trong lịch sử Việt Nam vì làm vua đến 2 lần và giống như vua Trần Minh Tông, vua Lê Thần Tông có 4 người con đều làm vua. Năm 1643 ông nhường ngôi cho con trưởng là Lê Duy Hựu, tức Lê Chân Tông, còn ông làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1649 Lê Chân Tông mất, ông lại trở về làm vua đến 1662 thì mất.
Lê Chân Tông (1643 – 1649) : năm 1643, vua Thần Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Hựu, tức Lê Chân Tông.
Lê Huyền Tông (1663 – 1671) : năm 1662 vua Thần Tông yểu mệnh qua đời, con là Lê Duy Vũ lên nối ngôi, tức Lê Huyền Tông.
Lê Gia Tông (1672 – 1675) : năm 1671 vua Huyền Tông yểu mệnh qua đời lúc 18 tuổi nhưng không có con nối ngôi nên người em của vua Huyền Tông là Lê Duy Cối lên thay, tức Lê Gia Tông.
Lê Hy Tông (1675 – 1705) : năm 1675 vua Gia Tông yểu mệnh qua đời lúc 15 tuổi. Vì vua không có con nối dõi nên Trịnh Tạc bèn lập em vua là Lê Duy Hiệp lên ngôi, tức Lê Hy Tông.
Lê Dụ Tông (1705 – 1729) : năm 1705 vua Hy Tông nhường ngôi cho con là thái tử Lê Duy Đường, tức Lê Dụ Tông, còn mình lên làm Thái Thượng hoàng.
Lê Duy Phường (1729 – 1732) : năm 1729 vua Dụ Tông bị Trịnh Cương ép nhường ngôi cho con là Thái tử Lê Duy Phường.
Lê Thuần Tông (1732 – 1735) : năm 1732 Trịnh Giang phế bỏ Lê Duy Phường xuống làm Hôn Đức Công, lập anh của Duy Phường là Lê Duy Tường lên ngôi, tức Lê Thuần Tông.
Lê Ý Tông (1735 – 1740) : năm 1735 Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lại lập em của Thuần Tông là Lê Duy Thận lên ngôi, tức Lê Ý Tông.
Lê Hiển Tông (1740 – 1786) : năm 1740 Trịnh Doanh ép vua Ý Tông nhường ngôi cho con trưởng của vua Thuần Tông là Lê Duy Diêu, tức Lê Hiển Tông.
Lê Mẫn Đế (1787 – 1788) : năm 1786 Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh đổ Trịnh Khải, lúc này thực quyền nằm trong tay Nguyễn Huệ. Năm 1787 vua Hiển Tông mất, Nguyễn Huệ với sự góp ý của vợ là Ngọc Hân công chúa đã lập Lê Duy Kỳ lên làm vua, tức Lê Mẫn Đế hay Lê Chiêu Thống. Đây cũng là vị vua cuối cùng của nhà Lê và cũng là vị vua bị chỉ trích rất dữ dội vì đã từng qua cầu viện quân nhà Thanh về đánh quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Hành vi này bị xem là “cõng rắn cắn gà nhà” của Chiêu Thống.
)
- đàng trong (
Sãi vương/Phật vương – Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635) : ông là con thứ 6 của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng – người có công khai phá mở mang bờ cõi ở phương Nam. Ông là người có tài về quân sự, chính trị và ngoại giao. Trong thời gian cai trị ông đã cố gắng xây dựng xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ, hoàn toàn ly khai với Đàng Ngoài. Ông cũng là người 2 lần đánh bại cuộc tiến công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông cũng được dân gian gọi là chúa Sãi (Sãi vương), hay chúa Bụt (Phật vương).
Thượng vương – Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) : năm 1635 Sãi vương qua đời, con thứ 2 là Nguyễn Phúc Lan lên thay. Ông cũng được gọi là chúa Thượng (Thượng vương).
Hiền vương – Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) : năm 1648, Thượng vương đột ngột qua đời trong khi có chiến sự với Đàng Ngoài. Nguyễn Phúc Tần là con lên thay. Ông là vị chúa đầu tiên và duy nhất ở Đàng Trong chủ động cho quân vượt sông Gianh đánh Đàng Ngoài và chiếm được Nam Hà. Sau thời gian giằng co với quân Trịnh, năm 1672 hai bên chính thức đình chiến, lấy sông Gianh làm biên giới. Về đối nội ông là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc và coi trọng hiền tài nên ông được dân gian gọi là chúa Hiền (Hiền vương).
Nghĩa vương – Nguyễn Phúc Thái (1687 – 1691) : năm 1687 Hiền vương qua đời, con là Nguyễn Phúc Thái lên thay. Phúc Thái nổi tiếng là người nhân nghĩa, rộng lượng, là vị chúa có tài. Ông trọng dụng hiền tài, giảm nhẹ hình phạt, thuế khóa khiến trăm họ đều vui nên dân gian gọi ông là chúa Nghĩa (Nghĩa vương).
Quốc chúa Minh vương – Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) :năm 1691, Nghĩa vương qua đời, con là Nguyễn Phúc Chu lên thay. Ông là một vị chúa có hiền và có tài nên dân gian gọi là chúa Minh (Minh vương hay Quốc chúa Minh vương). Nối nghiệp tiền nhân, ông mở mang bờ cõi xuống phía Nam đến tận Hà Tiên. Ông cũng là người rất coi trọng hiền thần, thích lời ngay thẳng, bỏ xa hoa, giảm nhẹ thuế má, ngục hình.
Ninh vương – Nguyễn Phúc Thụ (1725 – 1738) : năm 1725 Nghĩa vương qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Thụ tiếp ngôi. Thụ từ nhỏ đã là người văn võ toàn tài. Ông đã có công đánh đuổi quân Chân Lạp quấy nhiễu và lấy được đất ở Vĩnh Long và Mỹ Tho. Ông đặt ra các đơn vị hành chánh để quản lý, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông được dân gian gọi là chúa Ninh (Ninh vương).
Võ vương – Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) : năm 1738, Ninh vương qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên thay. Ông là người thông minh, cương nghị, dứt khoát đôi khi tàn nhẫn. Ông là người có công rất lớn trong công cuộc Nam tiến và lấy được rất nhiều vùng đất đai màu mỡ như : Tân An, Gò Công, Sóc Trăng, Trà Vinh, Châu Đốc, Sa Đét. Dân gian thường gọi ông là chúa Võ (Võ vương).
Định vương – Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) : năm 1765, Võ vương qua đời, quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Phúc Loan phế ngôi của củaNguyễn Phúc Luân và đưa Nguyễn Phúc Thuần lúc đó còn nhỏ lên thay. Lúc này khởi nghĩa Tây Sơn nổi dậy cùng với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đánh chiếm Thuận Hóa và tiến về Nam Bộ. Năm 1777, Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt và giết chết ở Long Xuyên. Ông là vị chúa cuối cùng của nhà Nguyễn ở Đàng Trong trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh này. Dân gian gọi ông là chúa Định (Định vương).
)
- đàng ngoài (
Bình An Vương – Trịnh Tùng (1623 – 1652) : Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, là người có công đánh đổ nhà Mạc, lấy lại chính quyền cho nhà Lê. Ông được coi là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là người kết thúc cho thời kỳ Nam-Bắc triều và mở ra thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Thanh Đô Vương – Trịnh Tráng (1623 – 1652) : năm 1623 Trịnh Tùng lâm bệnh nặng và mất, con là Trịnh Tráng lên thay. Ông đã 4 lần phát quân đánh với chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhưng chỉ toàn thất bại nên phải rút về.
Tây Đô Vương – Trịnh Tạc (1653 – 1682) : năm 1653, Trịnh Tráng phong Trịnh Tạc làm Tây Đô Vương. Năm 1657, chúa Nguyễn đem quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính và chiếm được 7 huyện Nam Hà. Trong lúc chiến sự gay go thì Trịnh Tráng mất, con là Trịnh Tạc lên thay. Ông cùng với con trai là Trịnh Căn, phản công với quân của chúa Nguyễn giành lại được Bắc Hà vào năm 1660.
Định Vương – Trịnh Căn (1682 – 1709) : năm 1682 Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay. Ông là người có tài cả về quân sự lẫn văn trị. Ông từng cầm quân giành lại đất Bắc Hà từ tay chúa Nguyễn. Ông cũng là người khôn khéo trong ngoại giao khi buộc nhà Thanh phải trả lại các vùng đất bị quan trấn thủ nhà Thanh chiếm ở vùng biên giới. Thời gian ông cầm quyền có thể nói là thời kỳ thịnh vượng nhất ở Đàng Ngoài.
An Đô Vương – Trịnh Cương (1709 – 1729) : năm 1709 Trịnh Căn qua đời, vì con và cháu nội đích truyền đều đã mất, nên chắc là Trịnh Cương lên thay. Ông kế vị trong hoàn cảnh đất nước thái bình, thịnh trị, không có nạn đao binh. Ông sớm tỏ ra là người chín chắn, tận tụy khi tiếp quản cơ nghiệp của tổ tiên và củng cố thêm nền cai trị ở Đàng Ngoài.
Uy Nam Vương – Trịnh Giang (1729 – 1740) : năm 1740 Trịnh Cương đột ngột qua đời, con là thái tử Trịnh Giang lên thay. Giang là người ương hèn, lại ham mê hưởng lạc khiến cho quần thần bất mãn, giặc giã nổi loạn khắp nơi, nền chính trị ở Bắc Hà lung lay dữ dội. Có lần Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh “kinh quý”, tâm thần hoảng loạn, phải cho xây cung Thưởng Trì xuống lòng đất để ở.
Minh Đô Vương – Trịnh Doanh (1740 – 1767) : năm 1740, các quần thần trong triều hợp sức đồng lòng lập Trịnh Doanh là em của Trịnh Gianh lên làm chúa, tức Minh Đô Vương. Doanh từ nhỏ đã sớm biểu hiện là người văn tài võ lược. Khi lên ngai vương, ông đã lập tức sửa sang lại những gì mà Trịnh Giang đã làm sai như phế bỏ vua Lê Duy Phường, lập vua Lê Duy Tường, đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm (1767 – 1782) : năm 1767, Trịnh Doanh mất, con là thái tử Trịnh Sâm lên thay. Từ nhỏ Sâm đã được nuôi dạy rất cẩn thận nên khi trưởng thành là người văn võ toàn tài, tính tình cứng rắn, thông minh và quyết đoán. Ông cũng là vị chúa đầu tiên và duy nhất ở Đàng Ngoài đánh chiếm được vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nhưng sau khi thắng trận lại tỏ ra kiêu căng tự phụ.
Điện Đô Vương – Trịnh Cán (2 tháng trong năm 1782) : năm 1767, Trịnh Sâm mất, con là Trịnh Cán còn nhỏ lại hay đau bệnh lên thay.
Đoan Nam Vương – Trịnh Khải (1782 – 1786) : sau khi Trịnh Sâm mất, Trịnh Khải là con trai trưởng muốn cướp ngôi nên đã xúi giục bọn kiêu binh ở Tam phủ nổi loạn, phế Cán lập Khải lên ngôi. Lúc này Bắc Hà rơi vào nạn kiêu binh nổi loạn, cướp phá khắp nơi.
Án Đô Vương – Trịnh Bồng (1787 – 1788) : năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo tiến đánh Bắc Hà. Quân Trịnh Khải chống cự yếu ớt và bị đánh tan tác. Bản thân Trịnh Khải bị bắt và tự tử ngay sau đó. Để cứu cơ nghiệp của nhà Trịnh, Trịnh Bồng là bác họ của Trịnh Khải tập hợp các tướng lĩnh cũ để mưu đồ việc lớn. Nhưng sau nhiều lần thất bại ông đã từ bỏ ngai vương, chọn cuộc sống tu hành rồi trốn đời biệt tích. Ông là vị Trịnh vương cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
)
Thái Đức Hoàng đế(1771 – 1788) : năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng 2 người em của mình là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Đến năm 1788 khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Nhạc tự xưng là Thái Đức Hoàng Đế lập ra nhà Tây Sơn.
Quang Trung Hoàng đế/ Tây Sơn vương(1788 – 1792) : tình hình trong thời kỳ này rất rối ren phức tạp. Hậu duệ của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh – con của Nguyễn Phúc Luân, vẫn còn muốn lấy lại cơ nghiệp của các chúa Nguyễn nên sau khi chạy thoát đã cầu viện vua Xiêm mang quân sang đánh với nhà Tây Sơn năm 1784. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã cho phục binh ở Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan liên minh Xiêm – Nguyễn. Năm 1786 khi chưa được lệnh anh là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đã tự ý đem quân đánh Bắc Hà lật đổ họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lúc này nảy sinh mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn. Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã “cõng rắn cắn gà nhà” chạy sang cầu viện quân Thanh đêm 29 vạn quân về chiếm Thăng Long. Trong tình cảnh này Nguyễn Huệ buộc phải lên ngôi Hoàng đế, tức Quang Trung Hoàng đế. Sau đó với tài năng quân sự kiệt xuất của mình Quang Trung đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Nguyễn Nhạc lúc này xưng là Tây Sơn vương.
Cảnh Thịnh (1793 – 1802) : năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà bỏ lại nhiều hoài bão chưa hoàn thành, con thứ là Nguyễn Quang Toản lên ngôi, tức Cảnh Thịnh. Lúc này nội bộ trong triều rối ren, họa ngoại thích luôn rình rập. Năm 1793, Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cầu viện Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh đem quân đánh Nguyễn Ánh và chiếm luôn Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất hận mà qua đời. Năm 1802, Cảnh Thịnh bị Nguyễn Ánh đánh bại, bị bắt và dùng cực hình xử tử, kết thúc triều đại Tây Sơn oanh liệt. Cũng từ đây đất nước lại thống nhất về một mối và mở ra triều đại mới, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam – nhà Nguyễn.
Nhà Nguyễn-độc lập
sửaGia Long (1802 – 1820) : năm 1777 Nguyễn Ánh là hậu duệ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã chạy thoát trước sự truy sát của quân Tây Sơn. Ông sông lưu vong ở Xiêm La một thời gian. Dưới sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, năm 1802 Nguyễn Ánh tập trung lực lượng đánh chiếm Nam Hà, sau đó đánh bại nhà Tây Sơn lập nên triều Nguyễn thống nhất giang san rộng lớn từ Nam chí Bắc. Ông lên ngôi hoàng đế, tức Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam. Có nhiều luồng nhận xét trái chiều về con người Nguyễn Ánh – Gia Long nhưng khách quan mà nhận xét ông là người rất có nghị lực và có công thống nhất đất nước sau 3 thế kỷ bị chia cắt. Tuy ông đã từng dựa vào ngoại bang như Xiêm La, Pháp nhưng ông là người ý thức tự chủ dân tộc rất cao. Tuy nhiên ông cũng là người tàn nhẫn khi cho phá nát mộ phần của nhà Tây Sơn và giết chết công thần khai quốc vì những chuyện cỏn con.
Minh Mạng (1820 – 1840) : năm 1820, vua Gia Long bệnh nặng qua đời, con là Nguyễn Phúc Đảm lên thay, tức Minh Mạng. Ông là vị vua thông minh, quyết đoán. Dưới thời của ông, đất nước trở nên thịnh vượng và hùng mạnh có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng có tham vọng biến nước Việt Nam thành một cường quốc nên đã đặt tên nước là Đại Nam.
Thiệu Trị (1841 – 1847) : cuối năm 1820, vua Minh Mạng băng hà, con trưởng là Nguyễn Phúc Miên Tông lên thay, tức Thiệu Trị. Ông là người cần mẫn chăm lo việc nước nhưng không năng động nên chỉ áp dụng những gì đã có thời Minh Mạng mà không có cải cách nào đáng chú ý.
Tự Đức (1847 – 1883) : năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà, con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi. Ông là vị vua tốt, cần mẫn nhưng cũng giống các vị tiên đế khác, ông là người theo trường phái Tống nho lạc hậu, bảo thủ và hủ lậu so với đương thời. Thời gian ông trị vì đất nước có nhiều biến cố. Năm 1858, Pháp đem chiến thuyền đến Đà Nẵng bán phá. Năm 1862, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ là : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Năm 1873, Pháp đánh chiếm 4 tỉnh miền Bắc là : Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và Hải Dương. Năm 1874, ký hòa ước công nhận toàn bộ Nam Kỳ là thuộc Pháp. Năm 1883, ký hiệp ước với Pháp với nội dung là xác nhận toàn bộ quyền bảo hộ dài hạn của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ. Đất nước ta lại rơi vào tay ngoại xâm.
Nhà Nguyễn-Pháp thuộc
sửaDục Đức (3 ngày, 1883) : năm 1883, vua Tự Đức mất vì vua không có con nối dỗi nên đã nhận 3 người cháu làm con nuôi. Thái tử Nguyễn Phúc Ưng Chân lên thay nhưng chỉ sau 3 ngày đã bị phế truất.
Hiệp Hòa (6 tháng, 1883) : sau khi phế Dục Đức, 2 quan phụ chính là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã cho đón con thứ của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi, tức Hiệp Hòa. Nhưng do lập trường của Hiệp Hòa và 2 quan phụ chính trái ngược nhau nên vua chỉ ở ngôi được 6 tháng thì bị phế.
Kiến Phúc (1883 – 1884) : sau khi phế Hiệp Hòa, người con thứ 3 của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Đăng lên ngôi, tức Kiến Phúc. Sau 8 tháng ở ngôi vua, Kiến Phúc đã lâm bệnh nặng và mất khi mới 15 tuổi.
Hàm Nghi (1884 – 1885) : sau khi vua Kiến Phúc mất, 2 quan phụ chính lại đưa em của Kiến Phúc là Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi lúc 13 tuổi, tức Hàm Nghi. Ông tuy nhỏ tuổi nhưng đã nhận thức rất sâu sắc về nỗi đau đất nước. Khi bi Pháp vay hãm, ông đã 2 lần ra chiếu Cần Vương. Ông là tấm gương sáng cho dân tộc.
Đồng Khánh (1885 – 1888) : năm 1885, vua Hàm Nghi thoát ly triều đình, kéo cờ khởi nghĩa, ra chiếu Cần Vương, tập hợp lực lượng để chống Pháp. Thống tướng người Pháp De Courcy xin ý kiến của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ để lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, tức Đồng Khánh.
Thành Thái (1889 – 1907) : năm 1889, vua Đồng Khánh bị bệnh qua đời, Tổng sứ Trung Bắc Kỳ chọn Nguyễn Phúc Bửu Lân là con vua Dục Đức lên nối ngôi, tức Thành Thái. Ông là người có suy nghĩ tiến bộ, thời đại lại là người có ý thức dân tộc rất cao nên không được lòng người Pháp.
Duy Tân (1907 – 1916) : năm 1907, chính phủ Pháp nhận thấy vua Thành Thái là người có ý thức dân tộc cao nên đã cho tung tin vua bị bệnh “thần kinh” và đưa đi lưu đày. Con nhỏ của vua Thành Thái là Nguyễn Phúc Vĩnh San được đưa lên ngôi khi 8 tuổi, tức Duy Tân. Càng lớn, cũng giống như cha mình, vua ý thức được vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Vua đã từng dự định cùng khởi nghĩa với Việt Nam Quang Phục Hội của Trần Cao Vân nhưng sự việc chưa tiến hành thì đã bị lộ.
Khải Định (1916 – 1925) : năm 1916, Pháp buộc tội vua Duy Tân và đưa đi lưu đày. Người Pháp đã chọn Nguyễn Phúc Bửu Đảo là con trưởng vua Đồng Khánh lên ngôi, tức Khải Định. Khải Định là người ương hèn, nhu nhược, chỉ lo ăn chơi, lại luôn nịnh bợ người Pháp nên rất được lòng nhà cầm quyền Pháp bấy giờ.
Bảo Đại (1926 – 1945) : năm 1925, Khải Định mất. Năm 1926 Bảo Đại lên ngôi vua. Năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Bảo Đại chính thức thoái vị, trao ấn tín và kiếm bạc nạm ngọc cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính thức trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Xem tiếp:Việt Nam sau thời phong kiến
Sau đó
sửaCác trang chưa được viết: