Quốc kỳ Nauru

Nauru (được gọi là Naoero trong tiếng địa phương) là một quốc gia ở châu Đại Dương. Các nước gần đó bao gồm Kiribati, Tuvalu, quần đảo Solomon, Papua New Guinea, Liên bang Micronesiaquần đảo Marshall. Thủ đô là Yaren, các thành phố lớn khác bao gồm Denigomodu, Meneng và Aiwo. Nauru sử dụng đồng Đô la Úc làm đơn vị tiền tệ.

Lịch sử

sửa
 
Quân Nhật bị ném bom ở Nauru trong Thế chiến thứ II

Người Micronesia và người Polynesia là những dân tộc đầu tiên sinh sống tại Nauru, ít nhất là từ 3.000 năm trước. Năm 1798, thuyền trưởng người Anh John Fearn, một thợ săn cá voi, đã trở thành người phương Tây đầu tiên đến Nauru. Ông đặt tên cho hòn đảo này là "Pleasant" (dễ thương).

Từ năm 1878 đến năm 1888, một cuộc nội chiến đã diễn ra tại Nauru. Sau khi chiến tranh kết thúc, nước này đã trở thành một phần của Đế quốc Đức. Trong Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã chiếm được Nauru cho đến khi họ bị đánh bại. Hòn đảo này chính thức giành độc lập vào năm 1968.

 

Nội chiến — Khi chiến tranh diễn ra giữa hai hoặc nhiều phe khác nhau trong một quốc gia

Địa lý

sửa
 
Bờ biển với những cây dừa tại Nauru
 
Vị trí của Nauru trên địa cầu

Nauru là một hòn đảo hình bầu dục với diện tích 21 km2. Đây là quốc gia nhỏ thứ 3 thế giới, chỉ sau Thành Vatican và Monaco. Đảo được bao quanh bởi một rạn san hô, thường lộ ra khi thủy triều xuống. Các vách đá san hô bao quanh cao nguyên trung tâm của Nauru. Đỉnh cao nhất của cao nguyên gọi là đỉnh Chỉ huy (Command Ridge), với độ cao 71 mét (233 ft) trên mực nước biển. Các loài thực vật ở nước này bao gồm cây chuối, dứa, rau, dứa dại, và các cây gỗ cứng bản địa như mù u.

Nauru có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2, thường kèm theo những cơn gió nóng. Tuy nhiên, bão biển là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm ở nước này.

Tài nguyên thiên nhiên đáng kể duy nhất tại Nauru là phốt phát, mặc dù nó đã bị khai thác cạn kiệt ở một số nơi.

Người dân

sửa

Theo số liệu năm 2018, Nauru chỉ có 10.670 cư dân. Các dân tộc chính tại nước này là người Nauru (58%), các sắc tộc Thái Bình Dương khác (26%), người gốc Âu (8%) và người Hoa (8%).

Tỷ lệ biết chữ tại Nauru là 96%. Giáo dục là bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, và hai năm không bắt buộc được đề nghị (lớp 11 và 12).

 

Tỷ lệ biết chữ — Tỷ lệ người lớn ở một quốc gia có thể đọc, viết và sử dụng số

Điểm tham quan

sửa
 
Đầm phá Buada

Nauru không có nhiều điểm tham quan lắm. Du lịch cũng đóng vai trò nhỏ trong nền kinh tế, khi mỗi năm chỉ có chừng 200 du khách ghé thăm đất nước này. Nauru có hai khách sạn chính là Meneng và Od-N-Aiwo (công trình nhân tạo cao nhất trên đảo).

Những điểm du lịch chính trên quốc đảo nhỏ bé này bao gồm:

  • Đầm phá Buada là vùng duy nhất trên đảo có nước ngọt. Các bờ của đầm phá được bao quanh bởi những cây cọ dày đặc và các thảm thực vật khác.
  • Đỉnh Chỉ huy là điểm cao nhất tại Nauru. Nơi đây có một số hiện vật còn sót lại từ chiến tranh như pháo đạn và nhà tù cũ (đều do Nhật Bản sử dụng trong quá khứ).
  • Vịnh Anibare - Du khách thường đến vịnh biển nhỏ này để lặn ngắm san hô và quan sát cảnh bình minh. Nó nằm ở quận Anibare, trên bờ biển phía đông đất nước.
 
  Châu Đại DươngGiới thiệuĐịa lýNgười dânNgôn ngữThông tinCâu đố