Mông Cổ là một quốc gia ở Đông Á.

Trước thế kỷ 12, một số bộ lạc khác nhau sống ở Mông Cổ. Họ là những người du mục, có nghĩa là họ thường di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vào cuối thế kỷ 12, một thủ lĩnh tên là Thiết Mộc Chân (Temüjin) đã thống nhất các bộ lạc của Mông Cổ. Ông thành lập Đế quốc Mông Cổ và được biết đến với cái tên Thành Cát Tư Hãn. Vị tướng này bắt đầu chinh phục những nơi ngoài thảo nguyên Mông Cổ. Sau khi ông băng hà, các con trai và cháu trai của ông đã mở rộng đế chế. Đế quốc Mông Cổ, vào thời kỳ đỉnh cao, trải dài trên hầu hết các khu vực của châu Á bao gồm Trung Quốc và một số khu vực của châu Âu.

Cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt, cai trị Trung Quốc và thành lập triều đại nhà Nguyên. Tuy nhiên đến thế kỷ 14, triều đại sụp đổ và người Mông Cổ ở Trung Quốc quay trở lại quê hương của họ. Triều đại nhà Thanh của Trung Quốc sau đó đã chinh phục Mông Cổ. Nước này về sau tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc vào ngày 29 tháng 12 năm 1911. Tuy nhiên phải đến năm 1921, người Mông Cổ cuối cùng mới giành được độc lập với sự giúp đỡ của Liên Xô (nay là Nga). Mông Cổ phụ thuộc nhiều từ Liên Xô và là một quốc gia cộng sản cho đến năm 1990.

Mông Cổ nằm ở đâu? sửa

 
Vị trí của Mông Cổ

Mông Cổ nằm ở Trung Á. Nó là một quốc gia nội lục, nghĩa là không có đường bờ biển. Mông Cổ chỉ có chung biên giới với hai quốc gia là Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía nam.

Có bao nhiêu người sống ở Mông Cổ? sửa

Mặc dù là một quốc gia rộng lớn, nhưng Mông Cổ có dân cư thưa thớt, chỉ có khoảng 3.042.511 người sinh sống vào năm 2015.

Khoảng một nửa dân số của Mông Cổ sống ở thủ đô Ulaanbaatar, nơi có 1.372.000 người sinh sống vào năm 2013.

Ngôn ngữ phổ biến nhất ở Mông Cổ là gì? sửa

 
Chữ truyền thống của Mông Cổ

Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ, được khoảng 90% người dân nước này sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được nói nhiều nhất. Ngày nay, tiếng Mông Cổ sử dụng bảng chữ cái Kirin (giống như một số ngôn ngữ khác). Nó cũng có hệ chữ viết truyền thống, đôi khi được sử dụng.

Tôn giáo phổ biến nhất ở Mông Cổ là gì? sửa

Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Mông Cổ, được theo bởi hơn một nửa dân số. Khoảng 39% là những người vô thần, tức là họ không theo tôn giáo nào cả. Cách đây rất lâu, Shaman giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Mông Cổ. Tuy nhiên, một số truyền thống của nó vẫn được nhiều người Mông Cổ ngày nay tuân theo.

Thể thao ở Mông Cổ có gì? sửa

 
Đua ngựa ở Mông Cổ

Hàng năm, vào mùa hè, một lễ hội thể thao có tên là Naadam được tổ chức, nơi người Mông Cổ thi đấu ba môn thể thao truyền thống là bắn cung, đua ngựa và đấu vật.

Đấu vật là môn thể thao phổ biến nhất ở Mông Cổ. Các đô vật đã mang về nhiều huy chương cho đất nước mình trong Thế vận hội. Cưỡi ngựa cũng là một phần quan trọng của văn hóa Mông Cổ. Có một truyền thuyết kể rằng anh hùng quân đội Mông Cổ, Damdin Sükhbaatar đã rải tiền xu xuống đất và sau đó nhặt chúng khi đang cưỡi ngựa. Ở Naadam, cưỡi ngựa được thực hiện ngoài trời chứ không phải trong các đường đua ngắn.

Một số điểm tham quan quan trọng ở Mông Cổ là gì? sửa

  • Tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa là một bức tượng thép của nhà chinh phục nổi tiếng người Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn, cưỡi ngựa. Nó nằm gần sông Tuul, khoảng 60 km về phía đông của Ulaanbatar. Nó hướng về nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn ở phía đông, và nằm trên đỉnh một bảo tàng.
 
  Trẻ em:Châu Á  sửa