Mục Lục

Phần I: Cài Đặt Và Cấu Hình FreeBSD sửa

FreeBSD được phát triển từ UNIX, FreeBSD chạy được trên một số máy, Alpha hay 64 bit SPARC. Ngoài ra FreeBSD cũng thích hợp với một số máy laptop dòng intel. Hầu hết những thông tin trong quyển sách này là những ứng dụng cơ bản trên nền Intel. Trong phần này sẽ hưởng dẫn các bạn cài FreeBSD phiên bản 6.2 chạy cùng với Window XP.

Chương 1 : Cài Đặt FreeBSD sửa

Phân vùng cho HDD sửa

Để cài FreeBSD trên cùng một ổ đĩa với WinXP bạn nên chia khoản trống chứa FreeBSD là 15G trở lên và phải là phân vùng chính Primary được format dạng NTFS, RAM 256M trở lên.

Boot khởi động và cài đặt sửa

Bạn có thể download file cài đặt FreeBSD tại trang web http://www.freebsd.org, gồm các file hổ trợ cho các dòng máy AMD64,i386, IA64, PC98, PowerPC, SPARC64. Bạn có thể chọn loại phù hợp với máy của mình, gồm 4 file:

- 6.2-RELEASE-i386-bootonly.iso
- 6.2-RELEASE-i386-disc1.iso
- 6.2-RELEASE-i386-disc2.iso
- 6.2-RELEASE-i386-docs.iso

Bạn download 6.2-RELEASE-i386-disc1.iso và 6.2-RELEASE-i386-disc2.iso ghi ra đĩa CD ghi dạng DVD. Bạn có thể dùng phần mềm InfraRecorder để ghi đĩa :

 

Bạn chọn Burn Image... trong menu Actions, sau đó chọn nơi chứa file cài đặt FreeBSD mà bạn đã tải về và chọn OK để ghi đĩa. Bây giờ, sau khi đã phân vùng cho ổ đĩa và đã có đĩa cài đặt FreeBSD. Bạn vào CMOS chọn khởi động từ đĩa CDROM, sau đó bỏ đĩa 1 vào và khởi động lại máy. Màn hình khởi động hiển thị như sau:

Booting from CD-Rom...
CD Loader 1.2
Building the boot loader arguments
Looking up /BOOT/LOADER... Found
Relocating the loader and the BTX
Starting the BTX loader
BTX loader 1.00 BTX version is 1.01
Console: internal video/keyboard
BIOS CD is cd0
BIOS drive C: is disk0
BIOS drive D: is disk1
BIOS 639kB/261120kB available memory
FreeBSD/i386 bootstrap loader, Revision 1.1
Loading /boot/defaults/loader.conf
/boot/kernel/kernel text=0x64daa0 data=0xa4e80+0xa9e40 syms=[0x4+0x6cac0+0x4+0x88e9d]
\

 

Bạn có thể đợi 10 giây hoặc nhấn ENTER để tiếp tục

 

Sau khi chọn quốc gia xong bạn chọn OK để tiếp tục

 

Bạn chọn Standard Begin a standard installation (recommended). Sau khi bạn ENTER xuất hiện dòng tin nhắn bạn chọn OK

                               Message
In the next menu, you will need to set up a DOS-style ("fdisk")
partitioning scheme for your hard disk. If you simply wish to devote
all disk space to FreeBSD (overwriting anything else that might be on
the disk(s) selected) then use the (A)ll command to select the default
partitioning scheme followed by a (Q)uit. If you wish to allocate only
free space to FreeBSD, move to a partition marked "unused" and use the
(C)reate command. 
                               [  OK  ] 
                     [ Press enter or space ]

Kế đến sẽ chọn phân vùng mà bạn đã chia để cài FreeBSD

 

Trên hình hiển thị cho thấy thông tin về ổ cứng của bạn. ad0s1 phân vùng Primary (fat) thứ nhất là phân vùng của WinXp, ad0s2 phân vùng primary (fat) thứ 2 là nơi mà ta sẽ cài FreeBSD, unused là phân vùng của ổ D của bạn. Các thông số như 35894880 là dung lượng của phân vùng mà bạn đã chia được hiển thị dưới dạng Kb, để hiển thị dạng MB bạn nhấn Z , nhấn Z lần nữa sẽ hiển thị dạng GB.

Sau khi đã chọn nơi để cài FreeBSD bạn chọn mũi tên lên xuống để chọn phân vùng cài FreeBSD sau đó nhấn chử D

 

Sau đó bạn nhấn C sẽ hỏi bạn dung lượng cần dùng để cài FreeBSD bạn để mạc định và nhấn ENTER. Sau đó bạn nhập vào số 165 (thông số định danh nơi chứa FreeBSD)và ENTER bạn sẽ thấy như hình dưới:

 

Bây giờ Partition mới của bạn là Type 8 và Subtype là 165 , là định danh của FreeBSD Partition. Tiếp theo bạn nhấn chử Q để hoàn tất và đến bước tiếp theo. Nếu Partition mà bạn cài Windown được format dạng FAT16 hay FAT32 thì sẽ hiển thị như hình dưới đây:

 

Nếu là NTFS thì như hình dưới đây:

 

Cả 2 cách trên đều có tiến trình cài FreeBSD như nhau hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hệ điều hành Window của bạn.

Dòng chử Disk: ad0 Partition name: ad0s1 Free: 40088097 blocks (19574MB) là Partition bạn dùng để cài FreeBSD. Nếu Windows là dạng FAT16, FAT32 thì Partition name của Freebsd là ad0s2, còn nếu Windows là dạng NTFS thì Partition name của FreeBSD là ad0s1.

Bây giờ tiến hành việc phân chia lại Partition cho FreeBSD. Tính toán các khoảng trống cần thiết cho /boot, Swap, /root :

- Một Partion /boot khoảng 100M đến 128M để chứa nhân (kernel) FreeBSD và một vài file liên quan. - Một Partition Swap có kích thước gấp đôi dung lượng bộ nhớ (RAM) trên máy tính của bạn. Nếu RAM là 256MB thì bạn cần 512MB cho Partition Swap còn từ 512MB trở lên thì giữ nguyên. Partion này được sữ dụng như hệ thống bộ nhớ phụ ảo của FreeBSD, để giữ cho bộ nhớ sẳn sàng với các ứng dụng bạn làm việc. - Một Partition /root để chứa FreeBSD. Partition này tối thiểu 2.000MB nhưng tốt nhất bạn nên dành khoảng 5.000MB nếu HDD bạn còn nhiều chổ trống.

Để chia Partition bạn chọn ổ đĩa cài FreeBSD và chọn C sẽ xuất hiện như sau :

 

Bạn xóa đi và ghi lại giá trị là 128M và OK

 

Chọn FS và OK

 

Nhập vào ký tự "/" và OK

Tiếp tục nhấn C để tạo SWAP, bạn ghi dung lượng gấp đôi dung lượng của RAM. Thí dụ RAM của bạn là 256M thì bạn ghi là 512M và ENTER

 

Chọn Swap A swap Partition

Bạn nhấn C lần nữa và ghi dung lượng là 256M hoặc 512M tùy ý và ở mục Please Choose a Partition type bạn chọn FS và ghi vào ô value required là /var.

Tiếp tục nhấn C lần cuối và lấy hết dung lượng còn lại để làm Partition /root, trong mục Please Choose a Partition type bạn chọn FS và ghi vào ô value required là /usr. Sau khi hoàn tất bạn sẽ thấy như hình dưới.

 

Nếu chưa vừa ý bạn có thể nhấn D để xóa và tạo lại, nếu đã đống ý bạn nhấn Q để hoàn tất.

 

Nếu máy bạn cài hai hệ điều hành thì bạn chọn BootMgr. Nếu chỉ cài FreeBSD thì bạn chọn Standard.

 

Bạn chọn ALL và ENTER

                        User Confirmation Requested
           Would you like to install the FreeBSD ports collection? 
    This will give you ready access to over 17,000 ported software packages,
    at a cost of around 440 MB of disk space when "clean" and possibly much
    more than that if a lot of the distribution tarballs are loaded
    (unless you have the extra CDs from a FreeBSD CD/DVD distribution
    available and can mount it on /cdrom, in which case this is far less
    of a problem). 
    The Ports Collection is a very valuable resource and well worth having
    on your /usr partition, so it is advisable to say Yes to this option. 
    For more information on the Ports Collection & the latest ports,
    visit: 
    http://www.FreeBSD.org/ports  
                             [ Yes ]     No

Chọn YES

 

Chọn EXIT

 

Bạn chọn cài đặt từ CDROM

                  User Confirmation Requested
 Last Chance! Are you SURE you want to continue the installation? 
 If you're running this on a disk with data you wish to save then WE
 STRONGLY ENCOURAGE YOU TO MAKE PROPER BACKUPS before proceeding! 
 We can take no responsibility for lost disk contents!  
                            [ Yes ]    No

Bạn chọn YES, FreeBSD bắt đầu cài đặt, khi cài đặt xong sẽ xuất hiện dòng thông báo:

                           Message 
Congratulations! You now have FreeBSD installed on your system. 
We will now move on to the final configuration questions. 
For any option you do not wish to configure, simply select No. 
If you wish to re-enter this utility after the system is up, you may
do so by typing: /usr/sbin/sysinstall.  
                                [ OK ] 

Sau khi hoàn tất việc cài đặt sẽ đến phần cấu hình:

                     User Confirmation Requested 
  Would you like to configure any Ethernet or SLIP/PPP network devices?
                            [ Yes ]   No

 

Chọn Driver card mạng cho máy của bạn

                     User Confirmation Requested 
      Do you want to try IPv6 configuration of the interface?
                             Yes   [ No ]

Nếu bạn dùng IPv6 thi chọn YES

                            User Confirmation Requested 
       Do you want to try DHCP configuration of the interface?
                            [ Yes ]   No

Chọn YES để cấu hình DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)

 

Host: Đánh tên bất kỳ bạn muốn nó sẽ là tên user root của bạn, các mục còn lại bạn có thể bỏ trống cho IP tự động Config hoặc bạn có thể tự mình config.

                     User Confirmation Requested 
      Do you want this machine to function as a network gateway?
                             Yes   [ No ]

Bạn chọn NO

 

Bạn nhấn ESC và nhấn ENTER để tiếp tục cho đến khi màn hình Anonymous FTP Configuration xuất hiện như hình dưới đây:

 

Bạn để mặc định và chọn YES cho đến khi thấy :

 

Bạn nhấn ESC và nhấn ENTER và chọn YES

 

Nhấn ESC để rời khỏi

 

Bạn chọn EXIT

                     User Confirmation Requested 
         Would you like to set this machine's time zone now?
                           [ Yes ]   No
                     User Confirmation Requested
 Is this machine's CMOS clock set to UTC? If it is set to local time
 or you don't know, please choose NO here! 
                             Yes   [ No ]

 

Chọn American – North and South

 

Chọn United States

 

Khi bạn chọn Ok sẽ xuất hiện các thông báo bạn chọn YES tất cả

                          Confirmation 
           Does the abbreviation 'EDT' look reasonable?
                           [ Yes ]   No
                     User Confirmation Requested 
         Would you like to enable Linux binary compatibility?
                           [ Yes ]   No
                     User Confirmation Requested 
        Does this system have a PS/2, serial, or bus mouse?
                           [ Yes ]    No
                    User Confirmation Requested
 The FreeBSD package collection is a collection of hundreds of
 ready-to-run applications, from text editors to games to WEB servers
 and more. Would you like to browse the collection now? 
                           [ Yes ]   No

Bạn tiến hành cài package cho FreeBSD

 

Bạn chọn ALL

 

Bạn dùng thanh spacebar để đánh dấu chọn package như hình minh họa nếu là FreeBSD 5x thì chọn bash 5a, FreeBSD 6x thì là 5b. Chọn xong bạn chọn OK

 

Chọn INSTALL

Hệ thống bắt đầu tiến hành cài đặt các gói vào máy bạn. Sau khi hoàn tất sẽ xuất hiện dòng thông báo:

                    User Confirmation Requested
Would you like to add any initial user accounts to the system? Adding
at least one account for yourself at this stage is suggested since
working as the "root" user is dangerous (it is easy to do things which
adversely affect the entire system). 
                           [ Yes ]   No

Bạn chọn YES

 

Bạn chọn Add a new user to the system

 

Mật khẩu chỉ đánh một lần nên bạn phải ghi cẩn thận, vì đây là bước tạo user login vào hệ thống nếu có gì sai xót bạn sẽ không thể đăng nhập vào hệ thống của mình. Sau khi ghi xong các thông tin bạn chon OK để tiếp tục.

 

Bạn chọn EXIT

                       Message
Now you must set the system manager's password.  
This is the password you'll use to log in as "root". 
                        [ OK ] 
              [ Press enter or space ]

New password: Retype new password :

Đây là bước tạo password cho super user(su) còn được gọi là user root khi khi đăng nhập bằng user root bạn sẽ có quyền cài đặt và chỉnh sữa các file cấu hình,...

                    User Confirmation Requested
Visit the general configuration menu for a chance to set any last
options? 
                             Yes   [ No ]

 

Bạn chọn EXIT

                    User Confirmation Requested
Are you sure you wish to exit? The system will reboot (be sure to  
remove any floppies/CDs/DVDs from the drives).
                           [ Yes ]   No

Chọn YES để khởi động lại máy:

Copyright (c) 1992-2002 The FreeBSD Project. 
Copyright (c) 1979, 1980, 1983, 1986, 1988, 1989, 1991, 1992, 1993, 1994
       The Regents of the University of California. All rights reserved. 
Timecounter "i8254"  frequency 1193182 Hz
CPU: AMD-K6(tm) 3D processor (300.68-MHz 586-class CPU)
 Origin = "AuthenticAMD"  Id = 0x580  Stepping = 0
 Features=0x8001bf<FPU,VME,DE,PSE,TSC,MSR,MCE,CX8,MMX> 
 AMD Features=0x80000800<SYSCALL,3DNow!> 
real memory  = 268435456 (262144K bytes) 
...........
............
FreeBSD/i386 (k6-2.example.com) (ttyv0)
login: leminhnam
Password:

Bạn gõ tên đăng nhập và passsword mà bạn đã tạo để đăng nhập. Sau đó bạn đăng nhập vài root để cài đặt cho FreeBSD bằng cú pháp :

$su
password: <mật khẩu mà bạn đã tạo>
LeMinhNam# 

Khi làm việc ở user thường thì dấu nhắc là '$', user root là '#'

Chương 2 : Ports Collection sửa

Update Ports Collection sửa

Bạn cài ports cvsup-without-gui có trong thư mục net theo cú pháp sau:

#cp /usr/ports/net/cvsup-without-gui
#make install clean

Sau đó bạn chỉnh sữa file ports-supfile theo hướng dẫn sau:

#ee /usr/share/examples/cvsup/ports-supfile
*default host=CVSup.FreeBSD.org
*default base=/var/db
*default prefix=/usr
*default release=cvs tag=RELENG_6_2
*default delete usr-rel-suffix compress

Sau đó nhấn ESC > ENTER > ENTER để lưu lại. Dùng lệnh cp để copy file ports-supfile vào thư mục /root:

#cp /usr/share/examples/cvsup/ports-supfile /root

Dùng lệnh reboot để khởi động lại máy. Sau khi khởi động lại máy bạn tiến hành chạy cvsup đê xóa các ports cũ theo dòng lệnh:

#cd /root
#cvsup -g -L 2 ports-supfile

Sau khi hoàn thành việc xóa các ports cũ bạn reboot lại máy và sau đó tiến hành bước tạo kernel:

# mount /cdrom
# mkdir -p /usr/src/sys
# ln -s /usr/src/sys /sys
# cat /cdrom/src/ssys.[a-d]* | tar -xzvf -
# cat /cdrom/src/sbase.[a-d]* | tar -xzvf -
# cd /usr/src/sys/i386/conf
# cp GENERIC MYKERNEL
# mkdir /root/kernels
# cp GENERIC /root/kernels/MYKERNEL   
# ln -s /root/kernels/MYKERNEL

Tiếp theo bạn xây dựng kernel cho mình

# cd /usr/src

Biên soạn kernel

#make buildkernel KERNCONF=MYKERNEL

Tạo kernel mới

# make installkernel KERNCONF=MYKERNEL

Để xây dựng một file có đầy đủ các thuộc tính bạn dùng lệnh

#cd /usr/src/sys/i386/conf && make LINT

Đến đây bạn đã hoàn thành việc tạo kernel trong những chương sau mình sẽ nói rõ hơn về file kernel. Bây giờ ta khởi động lại máy. Sau khi khởi động lại bạn dùng lệnh :

#portsnap fetch extract

Để update lại tất cả các port collection. Sau khi hoàn tất bạn khởi động lại máy.

Chương 3 : Cài Đặt và Cấu Hình X Windows sửa

Cài đặt X11 sửa

Xorg là X11 được bổ sung trong FreeBSD. Xorg la X sever mã nguồn mở của hệ thống X Window được xác nhận bởi X.Org Foundation. Xorg là nền tảng của XFree86 4.4RC2. Phiên bản Xorg 7.2 thường được dùng trong FreeBSD Ports Collection.

Để thiết lập và cài đặt Xorg từ Ports Collection, bạn phải cần khoản trống của ổ cứng là 4GB

# cd /usr/ports/x11/xorg
# make all install clean

Cấu Hình X11 sửa

Trước khi bắt đầu cấu hình cho X11 bạn phải biết thông tin về loại monitor, chipset Video Adapter, bộ nhớ Video Adapter

Bước 1 : Bạn login vào user root bằng lệnh su và đánh lệnh:

  1. Xorg –configure

Lệnh này sẽ tạo một cái sườn file cấu hình của X11 và được lưu trong thư mục /root với tên là xorg.conf.new.

Bước 2 : Kiểm tra xem Xorg có chạy được trên phần cứng đồ họa của bạn hay không (card màn hình):

# cd /root
# Xorg –config xorg.conf.new

Nếu xuất hiện màn hình màu đen xám và điều khiển được trỏ chuột thì cấu hình thành công, để thoát ra bạn dùng tổ hợp phím Ctrl+Alt+Backspace. Nếu chuột không hoạt động bạn cần điều chỉnh lại cấu hình trong mục sysinstall

Bước 3 : Bạn dùng trình soạn thảo văn bản để cấu hình cho file /root/xorg.conf.new :

# ee /root/xorg.conf.new

Tính năng DPMS được sữ dụng cùng với chức năng của monitor. Điều khiển các chức năng như : time outs, standby, suspend, hay off mode. Nếu bạn muốn chạy tính năng DPMS trên monitor của bạn, thì thêm vào dòng : Option “DPMS” trong section monitor như ví dụ phía dưới :

Section "Monitor"
       Identifier   "Monitor0"
       VendorName   "Monitor Vendor"
       ModelName    "Monitor Model"
       HorizSync    30-107
       VertRefresh  48-120
       Option       "DPMS"
EndSection
Section "Screen"
       Identifier "Screen0"
       Device     "Card0"
       Monitor    "Monitor0"
       DefaultDepth 24
       SubSection "Display"
               Viewport  0 0
               Depth     24
               Modes     "1024x768"
       EndSubSection
EndSection

DefaultDepth mô tả độ sâu của màu sắc , modes “1024x768” độ phân giải của màn hình. Khi mọi việc đã hoàn tất bạn dùng lệnh:

# cd /root
# cp xorg.conf.new /etc/X11/xorg.conf

Sau đó dùng lệnh startx để chạy X window

Cài đặt và cấu hình cho desktp sửa

GNOME sửa

GNOME là một giao diện Desktop thân thiện của người dùng, cho người dùng dễ dàng sữ dụng và cấu hình. GNOME bao gồm một panel (khởi động các ứng dụng và hiển thị các trạng thái), desktop (nới chứa dữ liệu và các ứng dụng), nơi chạy những công cụ desktop và các ứng dụng, và có những truyền thống làm cho việc sữ dụng các ứng dụng dễ dàng hơn để có sự hợp tác và thích hợp với mỗi cái khác nhau.

Cài đặt GNOME

Để cài đặt GNOME từ mạng ta dùng lệnh :

# pkg_add –r gnome2

Cài từ source ta dùng lệnh:

# cd /usr/ports/x11/gnome2
# make install

Sau khi cài đặt xong bạn dùng trình soạn văn bản để mở file /etc/rc.conf và thêm vào dòng gdm_enable=”YES” , dòng này cho phép GDM dược khởi động.

Ngoài ra GNOME cũng có thể được khởi động bằng dòng lệnh bởi thuộc tính của một file cấu hình có tên là .xinitrc. Ta cấu hình cho .xinitrc như sau :

#echo “/usr/local/bin/gnome-session”  >  ~/.xinitrc

Sau đó dùng lệnh startx và màn hình GNOME sẽ được khởi động. Bạn có thể cấu hình cho file .xsession như sau :

#echo “#!/bin/sh”  >  ~/.xsession
#echo “/usr/local/bin/gnome-session”  >>  ~/.xsession
#chmod +x  ~/.xseesion
KDE sửa

Nếu bạn không muốn dùng GNOME Desktop bạn có thể cài KDE Destop. KDE là môi trường desktop với những ứng dụng như là : menu bar, công cụ màu sắc, chuyển đổi giao diện cho desktop….

Việc cài đặt cho KDE cũng dễ dàng , bạn cũng có thể cài đặt từ mạng hoặc từ source:

# pkg_add –r kde
# cd  /usr/ports/x11/kde3
# make install

Sau khi đã cài xong bạn dùng lệnh:

#echo “exec startkde”  >  ~/.xinitrc

Để kde được khởi động.

XFce sửa

Nếu bạn dùng GNOME thì cài thêm Xfce. Xfce là môi trường desktop cơ bản trên GTK+ được dùng bởi GNOME, cũng rất dễ dàng sữ dụng và cấu hình. Cài đặt Xfce

# pkg_add –r xfce4
# cd /usr/ports/x11-wm/xfce4
# make install

Sau đó bạn dùng #echo “/usr/local/bin/startxfce4” > ~/.xinitrc.

Đến đây việc cài đặt và cấu hình Desktop cho FreeBSD đã hoàn tất bạn hãy dùng lệnh reboot để khởi động lại máy.

Chương 4 : Cài Driver Video và Sound Card sửa

Cài Card màn hình sửa

Ở chương này mình giới thiệu về cách cài NVIDIA GRAPHIC CARD. FreeBSD hổ trợ hầu hết tất cả các card màn hình rời và on board. Bạn có thể ghị lại tên card màn hình của bạn và tìm trên trang www.goole.com.vn sẽ có driver mà bạn cần.

Card màn hình của mình là NVIDIA GeForce Go 7400. Sau khi downloan về mình dùng lệnh:

#tar -zxf NVIDIA-FreeBSD-x86-100.14.19.tar.gz
#cd NVIDIA-FreeBSD-x86-100.14.19
#make install
#nvidia-xconfig (trước khi dùng lệnh này bạn phải xóa file /etc/X11/xorg.conf)

Sau khi dùng lệnh nvidia-xconfig sẽ tạo một file xorg.conf mới trong thư mục /etc/X11. Sau đó bạn vào file xorg và thêm các thuộc tính sau trong Section "Screen"

#ee /etc/X11/xorg.conf
Section "Screen"
   Option "AllowGLXWithComposite" "True"
   Option "RenderAccel" "True"
   Option "AddARGBGLXVisuals" "True"
EndSection
Section "Extensions"
   Option "Composite" "Enable"
EndSection

Sau khi hoàn tất bạn thoát ra và lưu lại. Bạn có thể xem README theo đường dẫn sau /usr/X11R6/share/doc/NVIDIA_GLX-1.0/README để hiểu rỏ hơn về cách cấu hình cho card màn hình của bạn. Sau khi đã hoàn tất bạn khởi động lại máy , và màn hình welcome của bạn sẽ xuất hiện như hinh dưới đây la bạn đã cài thành công:

 

Cài Sound Card sửa

FreeBSD cũng hổ trợ rất nhiều loại sound card on board và sound card rời bạn có thể tham khảo trên http://www.freebsd.org/releases/6.2R/hardware-i386.html để xem sound card của bạn có trong danh sách được hổ trợ hay không.

Trường hợp không có trong danh sách hổ trợ bạn có thể cài đặt Open Sound System, bạn có thể download tại http://www.4front-tech.com/release/oss-freebsd-v4.0-1009-i386.tbz, sau khi down về bạn dùng lệnh sau để cài đặt sau đó khởi động lại máy:

# pkg_add oss-freebsd-v4.0-1009-i386.tbz
# reboot

Đây là màn hình Desktop của mình :

 

Tiếp theo bạn enable sound card theo đường dẫn Menu Gnome --> System --> Preferences --> Sound sẽ xuất hiện hợp thoại sau :

 

Bạn chọn tab Sounds và đánh dấu chọn vào Enable software sound mixing (ESD) và Play system sound bạn có thể click vào các nút play để nghe thử và chọn loại nhạc mà bạn thích.

 

Chương 5 : Cài fonts và các ứng dụng trên FreeBSD sửa

Cài fonts sửa

Type1 và TrueType Fonts sửa

Để cài font Type1 từ ports bạn dùng lệnh :

LeNam# cd /usr/ports/x11-fonts/urwfonts
LeNam# make install

Sau khi cài đặt xong bạn thêm dòng sau vào section "Flies" trong file /etc/X11/xorg.conf

FontPath        "/usr/local/lib/X11/fonts/URW/"

Sau đó bạn cài TrueType font . Trước khi cài TrueType bạn cài ttmkfdir trước rồi khởi động lại máy:

LeNam# cd /usr/ports/x11-fonts/ttmkfdir
LeNam# make install
LeNam# reboot

Sau khi khởi động lại bạn tạo thư mục TrueType trong /usr/local/lib/X11/fonts và tạo file fonts.dir trong thư mục TrueType:

LeNam# mkdir /usr/local/lib/X11/fonts/TrueType
LeNam# cd /usr/local/lib/X11/fonts/TrueType
LeNam# ttmkfdir -o fonts.dir

Và ghi dòng FontPath "/usr/local/lib/X11/fonts/TrueType/" vào section "Flies" trong file /etc/X11/xorg.conf. Sau đó bạn vào file

LeNam# ee /usr/local/etc/fonts/fonts.conf

Rồi thêm vào dòng <dir>/path/to/my/fonts</dir>, rồi lưu lại và thoát ra . Sau đó bạn phại thiết lập lại font caches bằng lệnh:

LeNam# fc-cache-f
LeNam# reboot
Cài bộ gõ tiếng Việt sửa

Bộ gõ thông dụng nhất hiện nay là xvnkb-0.2.8a bạn có thể tải trên trang www.echip.com.vn. Cách cài bộ gõ tiếng việt, bạn vào thư mục chứa file xvnkb-0.2.8a.tar.bz2 mà bạn đã download về và dùng lệnh giải nén :

LeNam# tar -zxf xvnkb-0.2.8a.tar.bz2
LeNam# cd xvnkb-0.2.8a.tar.bz2
LeNam# ./configure
LeNam# make
LeNam# make install

Lệnh ./configure dùng để tạo Makefile trong trường hợp trong thư mục không có file Makefile, lệnh make dùng để config cho Makefile, lệnh make install để cài đặt vào. Bạn có thể kiểm tra xem file cài đặt của mình đã có file Makefile hay chưa bằng cách vào thư mục cài đặt và nhấn lệnh ls để kiểm tra. Nếu chưa có file Makefile mà bạn gõ lệnh install sẽ có dong thông báo như sau:

LeNam# make install
make: don't know how to make install. Stop

Cài Các Ứng Dụng sửa

Trình Duyệt Web Firefox và Opera sửa

Đây là trình duyệt Web khá quen thuộc với ngươig dùng, để cài Firefox cho FreeBSD ta dùng lệnh:

LeNam# cd /usr/ports/www/firefox
LeNam# make install clean
OpenOffice sửa

Đây là các ứng dụng văn phòng bao gồm, Word, Excel, Access, Corel, Power point, ...Để cài OpenOffice ta dùng lệnh :

LeNam# cd /usr/ports/editors/openoffice.org-2
LeNam# make install clean

Còn nhiều các ứng dụng khác bạn có thể tham khảo trên www.freebsd.org xem phần Handbook để tìm ứng ứng dụng phù hợp cho việc quản lý và nhu cầu sữ dụng của bạn.

Phần II: Cài FreeBSD trên usb Disk sửa

Giới Thiệu sửa

Hôm nay, mình giới thiệu với các bạn một thủ thuật nhỏ về việc cài đặt FreeBSD lên usb disk. Những lý do chính để cài đặt FreeBSD lên usb disk là:

- Tính di động: Bạn xây dựng 1 hệ điều hành cùng với các ứng dụng yêu thích của mình lên 1 thiết bị và đem nó theo bất cứ nơi nào bạn đến (home, office,...)

- Nâng cao bảo mật: Với việc cài đặt hệ điều hành và ứng dụng lên usb bạn có thể giải phóng hard disk của mình, dùng nó hoàn toàn chỉ trong việc lưu trữ dữ liệu và bạn có thể áp dụng các biện pháp bảo mật cho dữ liệu của mình. Khuyết điểm: Việc đọc ghi lên usb là khá chậm, tuy vậy chúng ta sẽ cải thiện bằng cách dời những phần tương tác đọc ghi nhiều vào đĩa cứng như swap, /tmp, /usr/port,... và tăng thêm RAM )

Việc cài đặt chúng lên usb thì cũng khá đơn giản tuy nhiên trong bài này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách thức khác xây dựng FreeBSD từ source giúp cho hệ điều hành và ứng dụng của bạn stable hơn.

Nào bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện. Yêu cầu cần có là 1 đĩa cứng tạm (dùng để build FreeBSD) hoặc một phân vùng còn trống trên đĩa cứng tối thiểu cỡ 10GB (OpenOffice build từ source cần 9GB đĩa cứng trống). Bạn nên dùng đĩa cứng tạm nếu có thể, nếu không thì phải backup dữ liệu cẩn thận.

Chương 7: Cài FreeBSD Lên Đĩa Cứng sửa

1. Cài trên đĩa cứng sửa

Cách cài đặt tương tự như mình đã giới thiệu ở phần I - Chương I.

2. Cập nhật mã nguồn và tiến hành biên dich hệ thống sửa

- Sau khi cài đặt xong, khởi động lại máy xong thì bạn cần cài đặt gói cvsup-without-gui-16.1h để cập nhật mã nguồn. Bạn dùng lệnh:

LeNam# sysintall

- Chọn Configure -> chọn packages -> chọn CD/DVD (bạn phải bỏ CD ISO image thứ 2 của FreeBSD vào) -> chọn net -> chọn cvsup-without-gui-16.1h -> OK -> Install -> OK -> Exit. Sau đó bạn chép file stable-supfile vào /etc bằng cú pháp:

LeNam# cp /usr/share/example/cvsup/stable-supfile /etc

- Điều chỉnh cấu hình:

LeNam# ee /etc/stable-supfile

- Điều chỉnh dòng 68 lại thành *default host=cvsup.freebsd.org -> ESC -> leave and save. - Chạy lệnh sau để update source code:

LeNam# cvsup -g -L 2 /etc/stable-supfile

- Trong lúc chờ đợi chuyển sang terminal thứ 2 và soạn thảo file cấu hình kernel.

LeNam# ee /usr/src/sys/i386/conf/MYKERNEL

-File cấu hình kernel này bao gồm tất cả các cấu hình phần cứng mà FreeBSD hỗ trợ, trừ trường hợp bạn có ý muốn sử dụng cho nhiều máy tính khác nhau còn không thì bạn hãy tìm hiểu kỹ phần cứng máy tính của mình và loại bỏ những phần không liên quan, để loại bỏ những phần không liên quan trong file cấu hình kernel thì chỉ cần đánh dấu # vào dòng cần loại bỏ. - Tạo make.conf:

LeNam# ee /etc/make.conf
    # $FreeBSD: src/share/examples/etc/make.conf,v 1.265.2.8 2006/09/13 08:39:16 des Exp $
    #
    # The CPUTYPE variable controls which processor should be targeted for
    # generated code. This controls processor-specific optimizations in
    # certain code (currently only OpenSSL) as well as modifying the value
    # of CFLAGS to contain the appropriate optimization directive to gcc.
    # The automatic setting of CFLAGS may be overridden using the
    # NO_CPU_CFLAGS variable below.
    # Currently the following CPU types are recognized:
    # Intel x86 architecture:
    # (AMD CPUs) opteron athlon64 athlon-mp athlon-xp athlon-4
    # athlon-tbird athlon k8 k6-3 k6-2 k6 k5
    # (Intel CPUs) nocona pentium4[m] prescott pentium3[m] pentium-m
    # pentium2 pentiumpro pentium-mmx pentium i486 i386
    # (Via CPUs) c3 c3-2
    # Alpha/AXP architecture: ev67 ev6 pca56 ev56 ev5 ev45 ev4
    # AMD64 architecture: opteron, athlon64, nocona
    # Intel ia64 architecture: itanium2, itanium
    #
    # (?= allows to buildworld for a different CPUTYPE.)
    #
    CPUTYPE=pentium4
    #
    CFLAGS= -O2 -pipe
    COPTFLAGS= -O2 -pipe
    #
    INSTALL=install -C
    #
    NO_ATM= # do not build ATM related programs and libraries
    NO_DICT= # do not build the Webster dictionary files
    NO_I4B= # do not build isdn4bsd package
    NO_INFO= # do not make or install info files
    NO_IPFILTER= # do not build IP Filter package
    NO_KERBEROS= # do not build and install Kerberos 5 (KTH Heimdal)
    NO_MAN= # do not build manual pages
    NO_NIS= # do not build NIS support and related programs.
    NO_PROFILE= # Avoid compiling profiled libraries
    NO_RCMDS= # do not build or install BSD r* commands (rsh, etc).
    NO_SENDMAIL= # do not build sendmail and related programs
    NO_SHAREDOCS= # do not build the 4.4BSD legacy docs
    NO_BIND= # Do not build any part of BIND
    NO_BIND_DNSSEC= # Do not build dnssec-keygen, dnssec-signzone
    NO_BIND_ETC= # Do not install files to /etc/namedb
    NO_BIND_LIBS_LWRES= # Do not install the lwres library
    NO_BIND_MTREE= # Do not run mtree to create chroot directories
    NO_BIND_NAMED= # Do not build named, rndc, lwresd, etc.
    NO_BIND_UTILS= # Do not build dig, host, nslookup, nsupdate
    #
    MAKE_IDEA=yes # IDEA (128 bit symmetric encryption)
    #
    KERNCONF=MYKERNEL

Lưu ý:

- Dòng CPUTYPE, bạn hãy chọn đúng loại CPU của mình. - Sendmail và bind là 2 phần mềm nổi tiếng và rất lâu đời trong thế giới *nix, vì thế không có gì lạ khi nó mặc định được cài đặt trong hầu hết các phiên bản UNIX cũng như linux.

Phần chuẩn bị đã xong, chuyển sang terminal 1 coi source đã được update xong chưa, nếu mọi thứ đã xong hãy chạy lệnh sau để tiến hành biên dịch hệ thống:

LeNam# cd /usr/src
LeNam# make buildworld
LeNam# make buildkernel
LeNam# make installkernel
LeNam# reboot
LeNam# cd /usr/src
LeNam# make installworld
LeNam# reboot

2. Cài đặt FreeBSD lên usb HardDisk sửa

- Đưa usb vào và chạy lệnh sau:

#fdisk -BI /dev/ad0
#bsdlabel -B -w /dev/ad0s2
#newfs /dev/ad0s2a

Lưu ý:/dev/ad0s2 phân vùng chứa FreeBSD, /dev/ad0s2a là phân vùng boot của FreeBSD mà bạn đã tạo. Dòng lệnh trên mục đích để làm cho FreeBSD boot khởi động được từ usb disk.

- Mount usb và cài đặt:

LeNam# mount /dev/ad0s2a /mnt
LeNam# cd /usr/src
LeNam# make installworld DESTDIR=/mnt
LeNam# cd etc
LeNam# make distribution DESTDIR=/mnt
LeNam# cd ..
LeNam# make installkernel DESTDIR=/mnt

- Tạo fstab và rc.conf:

LeNam# cp /etc/fstab /mnt/etc
LeNam# ee /mnt/etc/fstab
# Device Mountpoint FStype Options Dump Pass
/dev/ad0s2a / ufs rw 1 1
/dev/acd0 /cdrom cd9660 ro,noauto 0 0
LeNam# cp /etc/rc.conf /mnt/etc
LeNam#umount /mnt

Lưu ý: Tập tin rc.conf là tập tin cấu hình hệ thống quan trọng vì vậy bạn hãy tham khảo trang man cẩn thận để tạo ra cấu hình phù hợp nhất với mình. Sau đó bạn hãy khởi động lại máy tính với usb để chắc chắn rằng nó làm việc tốt

3.Cài đặt phần mềm với ports. sửa

Đến đây chúng ta đã hoàn tất việc cài đặt FreeBSD lên usb, tuy nhiên chỉ có mỗi hệ điều hành. Việc tiếp theo cần làm là cài đặt thêm các ứng dụng yêu thích của mình. Cũng như nhiều bản phân phối linux khác FreeBSD có 1 hệ thống quản lý package riêng và rất độc đáo. Tất cả các pagkage đều được cài đặt từ source và bạn không cần phải quan tâm đến dependencies vì nó sẽ tự động được download và biên dịch.

- Để thực hiện việc này ta cần cài hệ thống ports vào đĩa cứng:

LeNam# mkdir /usr/ports
LeNam# mkdir /mnt/usr
LeNam# mount /dev/ad0s2f /mnt/usr
LeNam# mount /dev/acd0 /cdrom
LeNam# tar xzvf /cdrom/6.2-RELEASE/ports/ports.tgz -C /mnt/usr
LeNam# mount_nullfs /mnt/usr/ports /usr/ports

Từ bây giờ bạn có thể cài đặt bất kỳ software nào bằng cách di chuyển vào thư mục tương ứng và gõ lệnh make install clean. Ví dụ:

#cd /usr/ports/x11-wm/fluxbox
#make install clean

Bạn hãy tham khảo tại http://www.freebsd.org/ports/categories-alpha.html để biết phần mềm nào là được đặt ở đâu. Bạn cũng nên cập nhật ports tree để có được những phiên bản phần mềm mới nhất. Cách thực hiện điều này thì cũng giống như bước 1, có nghĩa là bạn phải cài đặt gói cvsup-without-gui-16.1h và cấu hình ports-supfile.

#cp /usr/share/example/cvsup/ports-supfile /etc
#ee /etc/ports-supfile

Điều chỉnh dòng 51 lại thành *default host=cvsup.freebsd.org và chạy lệnh sau để update ports tree:

#cvsup -g -L 2 /etc/ports-supfile

Bạn cũng nên cài đặt portupgrade (/usr/ports/ports-mgmt/portupgrade) và portaudit (/usr/ports/ports-mgmt/portaudit) để dễ dàng cho việc nâng cấp sau này cũng như nâng cao bảo mật cho các phần mềm được cài đặt.