Sơ cứu/Xuất huyết ngoại

Mở đầu

sửa
 
Các vết thương do va quẹt với mặt đường có các mức độ nghiêm trọng rải rác từ nhẹ tới nặng; trong những trường hợp dưới đây thì nó gây ra chảy máu nhẹ và thải các chất dịch cơ thể.

Xuất huyết thường là một trong những lí do phổ biến để áp dụng các biện pháp sơ cứu khẩn cấp, và thường chia làm xuất huyết nội (xuất huyết trong nội quan) và xuất huyết ngoại (xuất huyết ở trên bề mặt da). Về lí thuyết, sự khác nhau giữa hai loại này là khi máu thoát ra khỏi cơ thể - thì đó là xuất huyết ngoại, và máu không được nhìn thấy - gọi là xuất huyết nội.

Có rất nhiều lý do gây nên xuất huyết ngoại, được xếp thành bảy nhóm chính, đó là:

  • Trầy xước – Loại vết thương này gây nên bởi một chuyển động sượt ngang da của một vật lạ, và thường không sâu đến dưới lớp biểu bì
  • Lột da – Giống như Trầy xước, đều gây nên bởi sự phá hủy cơ học đối với da, tuy nhiên loại vết thương này thường tiềm ẩn một nguyên nhân y khoa.
  • Rách – Một loại vết thương không thường xuyên do một tác động cùn lên phần mô mềm nằm trên phần mô cứng hoặc làm rách phần mô mềm, như khi sinh con.
  • Rạch – Một vết thương bén, gọn, thường thuộc về ‘giải phẫu học’, gây ra bởi một vật sắc như dao.
  • Vết thương thủng – Gây nên bởi sự đâm thủng da và các lớp biểu bì dưới, như là đinh, dao, kim
  • Đụng dập – Thường gọi là tụ máu bầm, đây là một chấn thương cùn phá hủy các mô nằm dưới da.
  • Vết đạn – Gây nên bởi các vũ khí sử dụng đạn, loại này gồm hai vết thương ngoài (điểm vào và ra của đầu đạn), và một vết thương trung gian giữa hai vết thương ngoài.

Nhận diện

sửa
 
Chảy máu nhẹ do trầy xước.

Nhận diện xuất huyết ngoại khá dễ, vì riêng sự hiện diện của máu đã có thể báo động sơ cứu viên. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng máu có thể dưới nạn nhân (nếu nạn nhân đang nằm) hay ở phía sau (nếu nạn nhân đang ngồi hay đứng). Có thể rất khó khăn để tìm thấy nguyên nhân, nguồn gốc chảy máu, đặc biệt với vết thương lớn, hay vết thương nhỏ nhưng chảy máu nhiều. Nếu sơ cứu viên thấy có trên 5 cups (= 1.18 lít) máu, thì nạn nhân đang ở tình trạng báo động.

Điều trị

sửa
 
Chảy máu từ chấn thương ở ngón cái.
  Thận trọng
Hãy mang găng tay vào trước khi tiếp cận nạn nhân để tránh chạm vào máu và chất dịch cơ thể.

Đối với mọi tình huống cần sơ cứu, cần phải nhớ rằng sự an toàn cho chính bạn là điều quan trọng nhất, vì thế, hãy mang găng tay y tế trước khi tiếp cận nạn nhân. Tất cả trường hợp chảy máu ngoài đều phải điều trị bằng 3 kĩ thuật chính, để cơ thể bắt đầu quá trình phục hồi tự nhiên. 3 kĩ thuật có thể nhớ tắt là ‘NÉN’, bao gồm:

Nghỉ ngơi
Ép
Nâng cao

Nghỉ ngơi

sửa

Trong mọi trường hợp, càng ít sự chuyển dịch mà vết thương phải chịu đựng, thì quá trình hồi phục của cơ thể càng hiệu quả, vì thế, nghỉ ngơi là điều khuyến khích trong sơ cứu. Nghỉ ngơi cũng giúp giảm nhịp tim, cũng như mức độ máu chảy ra, đặc biệt là trường hợp chảy máu động mạch.

Nâng cao

sửa
 
Một sơ cứu viên nén trực tiếp và nâng cao một cánh tay bị rách.

Nén lực trực tiếp thường đã là đủ cho các trường hợp chảy máu nhẹ, nhưng cho những trường hợp nặng hơn, sẽ phải nâng cao vết thương quá tim, trong khi đó vừa phải tiếp tục nén lực trực tiếp. Điều này sẽ giúp cho giảm lượng máu lưu thông về khu vực chấn thương, và vì thế, giúp máu nhanh đông hơn.

Việc nâng cao vết thương chỉ nên áp dụng cho các bộ phận ngoài khối cơ thể (như các chi và đầu), và không phù hợp với các vết thương trên khối cơ thể (như bụng, ngực,…). Sơ cứu viên nên yêu cầu nạn nhân nâng vết thương cao hết mức có thể. Sơ cứu viên cũng nên hỗ trợ họ trong việc này, dùng đồ nội thất cho họ gác lên, hoặc để dựa vào. Nếu vết thương ở chân, yêu cầu họ nằm ngửa, và nâng phần chân bị thương lên.

Nén lực trực tiếp

sửa

Kĩ thuật quan trọng nhất trong 3 kĩ thuật là nén lực trực tiếp. Kĩ thuật chỉ đơn giản nén một lực trực tiếp lên vết thương để ngăn sự lưu thông máu, tốt nhất là thực hiện với băng gạc vô trùng, mặc dù trong trường hợp khẩn cấp thì có thể dùng bất kì băng gạc tìm thấy.

Nếu máy thấm qua cả miếng băng sơ cứu viên đang sử dụng, thì nên băng thêm một lớp nữa, tối đa là 3 lớp băng. Nếu bạn đã băng 3 miếng gạc, thì bạn hãy gỡ bỏ tất cả những miếng còn lại, ngoại trừ miếng trong cùng tiếp xúc trực tiếp với vết thương (vì điều này có thể làm cho vết thương bị hở lại), và tiếp tục băng thêm những lớp nữa. Lặp lại điều này nếu bạn băng 3 miếng gạc. Lý do cho việc không băng nhiều quá 3 lớp là để dễ dàng nén lực hơn nếu máu lưu thông đến khu vực bị thương.

Khi vết thương trải rộng ra đến các phần khớp, đốt cơ thể (như cổ tay với bàn tay,…), thì cần phải lưu ý các vị trí áp dụng lực trực tiếp. Ví dụ, vết thương ở bàn tay kéo dài từ ngón cái dọc đến giữa bàn tay, thì có thể cầm máu bằng cách yêu cầu nạn nhân nắm chặt bàn tay lại. Nhưng nếu vết thương kéo dọc từ hai ngón tay giữa đến cổ tay, thì nắm chặt bàn tay lại sẽ phản tác dụng, nghĩa là làm vết thương hở.

Trong hầu hết các trường hợp sơ cứu chảy máu, sơ cứu viên sẽ nén lực trực tiếp bằng tay để ngăn chặn lưu thông của máu. Trong một số trường hợp khác, thì băng gạc sẽ giúp bạn nén lực trực tiếp thường xuyên cho nạn nhân. Nếu sơ cứu viên đã nén lực bằng tay, thì phải băng bó kĩ lưỡng cho nạn nhân, theo cách dưới đây.

Băng bó

sửa

Khi lượng máu chảy đã giảm hoặc đã ngừng, hoặc trong một số trường hợp, thì để hỗ trợ cho việc cầm máu, thì sơ cứu viên phải băng bó cho nạn nhân kĩ lưỡng.

Để băng vết thương, sử dụng băng gạc vô trùng, như thế băng sẽ không dính vào, nhưng sẽ hút máu từ vết thương. Sau khi cố định băng gạc, quấn chắc chắn thêm một lớp băng co dãn ở ngoài (elastic bandage), hoặc có thể sử dụng vải không dệt ở ngoài vết thương. Băng gạc nên chặt đủ để nén lực trực tiếp, nhưng cần lỏng đủ để không cắt hoàn toàn lưu thông máu. Một cách kiểm tra đơn giản là kiểm tra lượng máu nạp vào mao mạch. Nâng phần chi bị thương lên cao hơn tim (nếu có thể), và bấm dứt khoát vào phần móng tay. Nếu quá 2 giây mà ngón tay không hồng trở lại, thì sơ cứu viên đã bó quá chặt.

Nếu máu đã thấm qua lớp băng, thì băng thêm một lớp nữa, tối đa là 3 lớp. Nếu tất cả băng đã thấm hết mức, tháo bỏ hai lớp ở trên, và KHÔNG được tháo lớp băng tiếp xúc trực tiếp với vết thương, và băng lại các lớp mới, tối đa là 3 lớp. Việc không tháo lớp băng cuối ra là để giữ cho phần máu đông ở băng gạc không bị dịch chuyển, tránh cho vết thương bị hở ra.

Các trường hợp đặc biệt

sửa

Chảy máu cam (epistaxis)

sửa

Nếu một người bị chảy máu cam (chảy máu mũi), hãy bấm vào phần mềm của mũi dứt khoát bằng ngón cái và ngón trỏ, ở gần phần cuối của xương mũi. Nếu cần thiết, sơ cứu viên hãy giúp nạn nhân, nhưng sẽ là thích hợp hơn nếu họ có thể tự làm.


Nạn nhân nên hơi nghiêng đầu về phía trước, và thở bằng miệng. Sơ cứu viên cũng có thể giữ cho đầu nạn nhân thẳng đứng, nhưng tuyệt đối không được nghiêng đầu nạn nhân về phía sau. Nghiêng đầu về phía trước để đàm bảo cho nạn nhân không tự tiêu hóa máu của chính mình (vì nó có thể dẫn đến nôn mửa), hoặc hít phải chính máu của mình (nguy cơ sặc máu).

Nếu sơ cứu viên không ngừng máu chảy được trong vòng 10 phút từ khi dùng kĩ thuật ép lực trực tiếp, thì sơ cứu viên hãy ước lượng lượng máu. Nếu lượng máu chảy ra ít, thì hãy sử dụng một túi nước đá chườm lên cánh mũi để ngăn chặn lưu thông máu.

Nếu máu vẫn chảy ra nhiều và nhanh, thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế, cụ thể là xe cứu thương.

Dằm

sửa

Nếu có vật thể lạ trong vết thương, thì đừng lấy nó ra. Thay vào đó, nén lực xung quanh vết thương sử dụng băng gạc vô trùng như dẫn nêu ở trên, băng y tế dạng cuộn (rolled bandages) là thích hợp nhất. Lưu ý rằng không nên động chạm nhiều đến vật thể, vì nó có thể làm tăng lưu lượng máu chảy của vết thương.

Những điều nêu trên không áp dụng cho các vết mảnh vụn trên bề mặt vết thương và các vật thể tương tự. Một qui tắc hữu ích là: nếu nó làm chảy máu, không gắp bỏ nó, và nếu ngược lại, thì tùy sơ cứu viên và tình huống. Nén lực trực tiếp và sau đó thì cố định bằng băng gạc, và sau đó nhờ các sự trợ giúp y tế.

Đâm, chọc thủng, và vết đạn đối với cơ thể

sửa

Tất cả các vết thương này đều nguy hiểm tới tính mạng, vì thế sau khi thực hiện các bước ABC, sơ cứu viên phải ngay lập tức triệu hồi xe cứu thương. Như thường lệ, sơ cứu viên phải kiểm tra xem tình huống có bất kì yếu tố nào nguy hiểm tới tính mạng không (như một ai đó cầm dao hoặc súng,…). Đối với những vật thể dằm, thì hãy đảm bảo rằng bạn không dịch chuyển nó.

Nếu có thể, bạn nên dựng nạn nhân ngồi thẳng (vì máu trong cơ thể sẽ đi đến điểm cuối của cơ thể, cho phép tim và phổi hoạt động bình thường). Sơ cứu viên cũng nên cho nạn nhân nghiêng sang bên chấn thương, để máu không xâm nhập vào phần không bị thương.

Đánh giá nạn nhân về chấn thương hở ở ngực hoặc chấn thương bụng , và điều trị phù hợp.

Cắt cụt

sửa

Nếu một bộ phận cơ thể bị cắt cụt, thì trước hết hãy triệu hồi xe cứu thương, và ‘’’điều trị chấn thương chảy máu trước’’’ như đã nêu trên. Bọc phần cắt bỏ bằng băng gạc ẩm, bỏ vào một túi nhựa sạch sẽ, và bỏ cái túi ấy vào một cái túi nước đá, và đưa nó cùng với nạn nhân đến bệnh viện (nó nên bao gồm tên nạn nhân, và phần cơ thể mà nó thuộc về). Sơ cứu viên nên tránh tiếp xúc trực tiếp phần cắt bỏ với nước đá, vì điều này có thể gây ra hậu quả không khắc phục được, nghĩa là bác sĩ phẫu thuật sẽ không thể lắp lại được.

Nếu phần cơ thể chỉ bị cắt rời chứ không phải cắt bỏ, thì đừng tách rời cả phần cơ thể đó, mà chỉ đối xử như vết thương bình thường.

 
Trở về mục lục
Chương năm: Trường hợp khẩn cấp của hệ tuần hoàn


Xuất huyết ngoại  Xuất huyết nội  Đau tim & Tức ngực  Đột quỵ & Thiếu máu não  Sốc