Sơ cứu/Đau tim & Tức ngực
Mở đầu
sửaĐau tim (nhồi máu cơ tim) xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho tim bị ngưng lại một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến sự chết của một số cơ tim do thiếu oxi. Đau tim thường xảy ra sau khi sau khi nghỉ ngơi hoặc sau khi nằm nghiêng một bên, và rất hiếm khi xảy ra sau khi tập thể dục (mặc dù thường được rất hay được nói tới).
Tức ngực (đau thắt ngực) là một ‘phiên bản nhẹ của đau tim’ do sự tắc nghẽn máu tạm thời. Tức ngực gần như luôn xảy ra sau khi tập thể dục quá sức, hoặc những giai đoạn căng thẳng cao đối với nạn nhân.
Sự khác biệt chính giữa đau tim và tức ngực chính là, nếu có cả hai bắt đầu cùng lúc, thì tức ngực có thể thuyên giảm sau một lúc nghỉ ngơi, không vận động mạnh (khoảng vài phút), trong khi đó, một cơn đau tim sẽ không giảm dần ngay cả khi nghỉ ngơi.
Các cơn đau, tức ở ngực có rất nhiều loại và rất nhiều nguyên nhân, và vì thế bạn không nên phân loại chúng. Luôn luôn hướng sang các biện pháp sơ cứu khẩn cấp và kêu gọi giúp đỡ khi tiếp cận mọi nạn nhân có dấu hiệu, hoặc đang có cơn đau, tức ngực, và điều này càng quan trọng hơn nữa nếu như nạn nhân đã có tiền sử bệnh tim.
Nhận diện
sửa- Đau ngực: cảm giác bức bối, tức trong lồng ngực, như có áp lực nén lên, hoặc từng cơn nhói (thường miêu tả như là bị ‘nghiền, ép’ )
- Đau lưng: ở hai bên hoặc ở giữa hai bả vai, thường là ở bên trái và ở hàm.
- Buồn nôn hay khó tiêu (đặc biệt ở phụ nữ)
- Da nhợt nhạt, lạnh lẽo hay mướt mồ hôi
- Da xám bệt (màu Ashen)
- Có ý niệm về sự chết đến gần
- Từ chối nhìn nhận tình huống (như là nói “Chắc sẽ không sao đâu, cũng thấy bớt rồi”,…)
Một số người sẽ có những dấu hiệu điển hình của một ca đau, tức ngực như kể trên, một số sẽ không có bất kì dấu hiệu nào. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ nói chung, và cả nam giới và phụ nữ bị tiểu đường nói riêng.
Điều trị
sửa- Kêu gọi giúp đỡ. Một ca đau tim luôn luôn được xem là đặc biệt quan trọng, khẩn cấp, vì thế sơ cứu viên không nên phép từ chối bất kì sự giúp đỡ nào.
- Hỗ trợ nạn nhân bằng thuốc, và chỉ nào loại thuốc ấy được chỉ định đối với họ. Nạn nhân với cơn tức ngực thường xuyên thông thường sẽ có sự hỗ trợ của thuốc men, hoặc là thuốc viên, hoặc là thuốc xịt. Loại thuốc này (nitroglycerin) thường được gọi vắn tắt là “Nitro”. Không nên tiếp xúc trực tiếp tay không với thuốc này, vì nó có thể được hấp thụ qua tiếp xúc da. Đưa nạn nhân vào tư thế ngồi, và đặt nhẹ viên thuốc vào dưới lưỡi và ngậm, chứ không nuốt hoặc nhai. Thuốc dạng xịt được xịt dưới lưỡi, cũng không nên tiếp xúc trực tiếp tay không.
Chỉ có nạn nhân mới có quyền giám sát thứ thuốc mà họ uống. Điều này áp dụng cho những loại thuốc không cần toa như aspirin. Đưa một viên thuốc cho nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp sẽ khó hơn nhiều so với việc đưa cho họ trong lúc bình thường, và chỉ nên thực hiện với một chuyên gia y tế. Nếu nạn nhân không tự làm được, thì sơ cứu viên cũng không nên làm giùm, trừ khi được chỉ định. Mở nắp ra và đưa cho nạn nhân sẽ là điều nên làm. Tên của thuốc và thời gian uống nên được ghi chép lại và chuyển giao cho đội ngũ y tế nếu được.
- Tháo lỏng quần áo, đặc biệt là xung quanh vùng cổ để giúp nạn nhân thư giãn, và dễ dàng hơn cho nhân viên y tế hoặc sơ cứu viên dễ tiếp cận ngực hơn. Nên lưu ý đối với nữ giới.
- Giúp đỡ nạn nhân ngồi ngả, với cơ thể nghiêng về sau 45 độ, bàn chân đặt xuống sàn, đầu gối nâng lên sao cho cơ thể có hình ‘W’. Giúp cho nạn nhân thư giãn và tránh căng thẳng sẽ hữu ích hơn là đưa nạn nhân vào tư thế này.
- Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống vì chúng có thể gây khó dễ trong quá trình điều trị. Nhưng nếu nạn nhân than phiền khát, thì một vài ngụm nhỏ nước lọc hoặc nước đá có thể chấp nhận được.
- Cảnh giác với những thay đổi tình trạng mà chúng có thể thay đổi liên tục mà không cảnh báo.
- Chuẩn bị thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim-phổi) nếu nạn nhân ngưng tim.
Trở về mục lục
Chương năm: Trường hợp khẩn cấp của hệ tuần hoàn
Xuất huyết ngoại — Xuất huyết nội — Đau tim & Tức ngực — Đột quỵ & Thiếu máu não — Sốc