Mở đầu

sửa
Tiểu đường
một căn bệnh làm nạn nhân không kiểm soát được lượng đường (glucose) trong máu.
Insulin
loại hormon có nhiệm vụ chuyển hóa, vận chuyển đường từ mạch máu vào trong tế bào.

Hypoglycemia (sốc Insulin)

sửa

Hạ đường huyết (hay Hypoglycemia hay sốc Insulin) là tình trạng của bệnh tiểu đường khi lượng đường huyết trong cơ thể không đủ. Hạ đường huyết xuất hiện đột ngột và được coi là tình trạng khẩn cấp.

Tác nhân

sửa
  • Thiếu thức ăn (lượng glucose thấp)
  • Tập thể dục quá mức
  • Quá nhiều insulin
  • Ói mửa toàn bộ bữa ăn

Nhận diện

sửa

Nạn nhân hạ đường huyết sẽ có triệu chứng như người say rượu hoặc nghiện ma túy, cũng có thể nhầm lẫn với đột quỵ hoặc rối loạn hệ tuần hoàn.

  • Tái nhợt, lạnh, mướt mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Đói
  • Bối rối (như say rượu)
  • Mạch đập nhanh, mạnh (Có thể bình thường với một số nạn nhân)
  • Động kinh

Điều trị

sửa
 
Nếu có thể, hãy đo lượng đường huyết của nạn nhân, để xác định xem là hạ đường huyết hay tăng đường huyết.

Khi nghi ngờ hạ đường huyết, triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức. Nạn nhân nên được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sốc cho nạn nhân, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, và đo lượng đường huyết (nếu được). Nếu nạn nhân còn tỉnh và có thể nhai nuốt, hãy cho ăn những thực phẩm chứa glucose (kẹo, nước ngọt,...). Đừng cho nạn nhân bất tỉnh ăn đường, vì chúng có thể gây tắc nghẽn khí quản. Một số nạn nhân sẽ mang theo thiết bị kiểm soát Insulin, nếu có, hãy để nạn nhân tự xử lí.

Tăng đường huyết

sửa

Tăng đường huyết là tình trạng khi lượng đường trong cơ thể tăng vượt ngưỡng kiểm soát. Tình trạng này ít phổ biến hơn so với hạ đường huyết và thường xảy ra chậm, với quá trình khoảng vài ngày. Dù chủ yếu tình trạng xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên tăng đường huyết có thể xảy ra ở bất kì ai dưới dạng nhẹ khi tiêu thụ quá nhiều đường. Dù dạng nhẹ của tăng đường huyết có thể xem là không gây hại, ngoài cảm giác mệt mỏi, tuy nhiên tăng đường huyết ở tiểu đường được xem là khẩn cấp và đe dọa tính mạng, cần có sự điều trị và nhận diện kịp thời. Khi tăng đường huyết ở tiểu đường mà không điều trị, nhiễm ceton acid có thể làm nạn nhân hôn mê, thậm chí tử vong.

Có một số nguyên nhân dẫn đến tăng đường huyết. Nhìn chung, tăng đường huyết là tình trạng insulin và glucose không cân bằng. Nếu không đủ insulin, thì đường glucose sẽ không được chuyển hóa. Nạn nhân tiểu đường vẫn có thể dùng liều lượng insulin như chỉ định mà vẫn mắc phải tình trạng này. Nếu nạn nhân không theo dõi hoặc thực hiện chế độ ăn uống của họ, lượng thức ăn dư ra (bao gồm cả glucose) sẽ vượt quá khả năng xử lí của insulin, gây tăng đường huyết. Ngoài việc dùng thuốc và chế độ ăn uống có vấn đề, thì hệ thống miễn dịch cũng là thủ phạm. Khi cơ thể xảy ra nhiễm trùng, thì sự trao đổi chất được tăng lên đáng kể. Điều này có thể dẫn đến sự tiêu thụ quá nhiều insulin.

Dù cho nguyên nhân của tăng đường huyết là gì, ưu tiên trước mắt của sơ cứu viên là nhận diện tình trạng này. Các triệu chứng bao gồm:

  • Da đỏ ửng
  • Hơi thở có mùi táo thối (dấu hiệu của nhiễm ceton acid)
  • Thở sâu hoặc thở rất nhanh
  • Mất nước/Cực kỳ khát/Đi tiểu nhiều
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Huyết áp thấp
  • Chóng mặt/Yếu đuối
  • Mạch yếu, nhanh

Việc điều trị kịp thời có thể kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và khẩn cấp hơn. Triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức. Tiếp đến, sơ cứu viên nên giúp nạn nhân bình tĩnh. Điều trị sốc và theo dõi dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân. Insulin không phải là loại thuốc khẩn cấp và không nên sử dụng bởi sơ cứu viên. Quản lý không đúng cách insulin có thể gây sốc insulin và bất tỉnh.

 
Trở về mục lục
Chương mười: Điều kiện sức khỏe và ngộ độc

Tiểu đường  Động kinh  Trường hợp khẩn cấp về thần kinh  Ngộ độc