Sơ cứu/Sơ cứu ngoài thiên nhiên

Phần này đòi hỏi kỹ thuật được đào tạo nâng cao.
Nhớ rằng:Nếu sơ cứu viên làm quá khả năng được đào tạo của mình, sẽ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý

Sơ cứu ngoài thiên nhiên là thực hành sơ cứu ở nơi mà đội ngũ y tế có thể mất hơn một giờ để tới, thông thường có thể tới vài ngày hoặc tuần. Thực hành sơ cứu ngoài thiên nhiên được xác định là rất khó khăn vì thiếu thốn dụng cụ, nạn nhân khó tiếp cận và thiên nhiên khắc nghiệt. Vì vậy, chăm sóc ở thiên nhiên có thể sẽ khác với sơ cứu ở môi trường khác. Không giống như các môi trường khác, sơ cứu ngoài thiên nhiên nghĩa là sơ cứu viên hoàn toàn độc lập một mình. Trong thiên nhiên, sự độc lập và chuẩn bị là hết sức quan trọng, vì chúng là ranh giới của sự sống và cái chết.

Sốc phản vệ sửa

  Thận trọng
Hãy chắc chắn rằng nạn nhân không dị ứng với thuốc trước khi cho sử dụng.

Sốc phản vệ là tình trạng khi đường dẫn khí liên tục bị co thắt, và là một tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trong. Tổng quát, đây là một phản xạ chống lại một chất gây dị ứng và cần hành động ngay tức thì. Ngay cả khi sốc phản vệ dừng lại, vẫn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, vì theo ghi nhận thì đã có trường hợp các triệu chứng quay trở lại. Trong bối cảnh hoang dã, thì sốc phản vệ được xử lí theo cách khác, vì thiếu thốn sự hỗ trợ y tế. Sự khác biệt lớn nhất về việc sử dụng thuốc, mà trong các bối cảnh khác, thì đây không phải vấn đề lớn.

  1. Loại bỏ hoặc hạn chế tiếp xúc của nạn nhân với chất gây dị ứng
  2. Giữ nạn nhân bình tĩnh
  3. Điều trị sốc
  4. Nghiêng đầu nạn nhân để giữ cho đường dẫn khí thông thoáng
  5. Sử dụng ống hít albuterol
  6. Sử dụng chlorpheniramine (Chlorpheniramine) hoặc diphenhydramine (Benadryl) như hướng dẫn sử dụng. Nếu có corticosteroid (Dexamethasone hay "Đề-xa") thì hãy cho sử dụng như prednisone.
  7. Di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức


Điểm quan trọng nhất trong điều trị sốc phản vệ là giữ cho đường dẫn khí thông thoáng. Để ngăn tắc nghẽn đường dẫn khí, một cách hay là sử dụng ống hít albuterol. Đây là thành phần cơ bản của thuốc hít sơ cứu. Albuterol là loại cortiocosteroid hoạt động bằng cách tăng lần hít thở, để không khí ra vào bù đắp cho phần đường dẫn khí tắc nghẽn. Sau khi sự dụng albuterol, cho sử dụng diphenhydramine theo hướng dẫn sử dụng cho đến khi đến cơ sở y tế. BẤT KÌ THUỐC DỊ ỨNG HOẶC CORTICOSTEROID NÀO CŨNG ĐƯỢC.

Chấn thương do động vật cắn sửa

  Thận trọng
Ít triệu chứng không có nghĩa là nạn nhân không có khả năng mắc bệnh dại!

Hãy nhận biết các động vật có nọc độc ở khu vực đó.

Bị động vật cắn có thể gây chấn thương rải rác từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Cách tiếp cận nạn nhân sẽ khác nhau, tùy theo loài động vật. Ví dụ, động vật có vú cắn sẽ gây bệnh dại. Hầu hết động vật mang mầm mống dại đều có vẻ bất bình thường và hung hăng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Động vật hoạt động ban đêm mà lang vảng vào ban ngày có thể mang bệnh dại, như dơi và chồn hương (raccoon).

Cho những vết cắn do động vật có vú và côn trùng/rắn không độc, hãy:

  1. Ngừng chảy máu bằng các tác dụng lực trực tiếp lên khu vực bị cắn chảy máu (nếu cần)
  2. Rửa vết thương ngay lập tức (sử dụng xà bông nếu có)
  3. Sử dụng chất khử trùng (iốt/Neosprin/thuốc Triple Antibiotic Ointment (thuốc mỡ))
  4. Băng bó vết thương lỏng
  5. Giữ cho vùng ảnh hưởng sạch sẽ
  6. Điều trị sốc (nếu cần)

Điều quan trọng là sơ cứu viên theo dõi tình trạng nạn nhân và phản ứng kịp thời. Khi có khả năng mắc bệnh dại, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. Nếu có thể, bắt lấy con vật đã cắn nạn nhân để thử nghiệm. Nếu nó đã chết, thì cố gắng giữ lấy đầu nó. Nếu các chăm sóc tốt và kịp thời, bệnh dại có thể ngăn ngừa bằng thuốc phơi nhiễm. (post exposure prophylaxis - P.E.P.). Nếu nạn nhân sốt, nhức đầu, khó chịu, thì ngay lập tức di chuyển họ về cơ sở y tế gần nhất.

Rắn cắn sửa

Nhiều loại rắn, khi cắn không mang nọc độc thì có thể xem như những vết cắn của động vật có vú, tuy nhiên, không cần xem xét nguy cơ bệnh dại vì chỉ động vật có vú mới có virut dại.

Rắn độc có bốn loại chính là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn san hô và rắn vipe. Xác định loại rắn để xác định thuốc chữa rắn cắn và phương pháp điều trị phù hợp và là bước vô cùng quan trọng. Một số thuốc chữa rắn cắn đa năng có sẵn, tuy nhiên không phải ở tất cả bệnh viện.

Rắn chuông có nọc độc gây vết cắn chuyển từ màu xanh hoặc tím. Rắn san hô và các loại rắn không phải từ Mỹ có nọc độc gây sưng hạch bạch huyết. Nếu xuất hiện triệu chứng, hãy rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước, giữ cho khu vực ảnh hưởng thấp hơn tim và không chườm lạnh, vì theo một nghiên cứu gần đây thì điều này sẽ gây hại thêm cho nạn nhân. Nếu không thể tiếp cận nạn nhân sau khi bị rắn cắn trong vòng 30 phút, băng bó trên vết thương từ 5 - 10 cm (2-4 inches) để nọc độc chảy chậm. Băng không nên quá chặt, nếu vậy sẽ cản trở lưu lượng máu từ động và tĩnh mạch. Nên băng sao cho có thể trượt một ngón cái vào băng.

Sơ cứu khi bị rắn Elapid ở Úc cắn như cách khi bị nhện Funnel-web, ốc nón, bạch tuộc vòng xanh cắn (xem phần dưới đây cho nhện Funnel-web)phải được băng bó chặt như hoặc chặt hơn khi băng bó cho bong gân. Không bao giờ được rửa miệng vết thương khi bị rắn Elapid ở Úc cắn. Vì ở Úc có Bộ Phát hiện Nọc độc của Rắn, trong đó sử dụng các mẫu bệnh phẩm từ các vết thương rắn cắn, sau đó những mẫu này được qua bài kiểm tra ELISA trong bộ dụng cụ nhằm xác định nọc độc của rắn nâu (Pseudonaja sp), rắn đen (Pseudechis sp), rắn Taipan (Oxyuranus sp), rắn sọc đen (Death Adder) (Acanthophis sp), hoặc rắn hổ mang (Notechis sp). Điều này giúp đội ngũ y tế có thể xác định được một trong năm chất kháng nọc để sử dụng; chất kháng nọc chỉ được dùng khi nạn nhân có dấu hiệu và triệu chứng trúng độc rõ ràng. Một số loài Elapid khác như rắn dọc dưa, rắn rộng đầu (broad headed snake), và những loài khác có thể cho kết quả bất thường với bộ dụng cụ. Ngoài ra, cũng có các loại rắn biển rất độc ở vùng biển của Úc, hoặc ở các vùng nhiệt đới, trong bộ dụng cụ cũng có một liều kháng nọc dành cho rắn biển.

Nhện sửa

Mặc dù hầu hết loài nhện đều có độc, tuy nhiên chỉ có một vài loài gây ra các vấn đề với con người. Những vết cắn không độc hại cần được rửa sạch và khử trùng.

Nhện Funnel-web ở Sydney, Úc, là một trong những con nhện nguy hiểm với người dân, và nó tồn tại trong bán kính 169 km (100 dặm) quanh Sydney. Điều trị tương tự với rắn. Điều trị cấp cứu cho nhện Funnel-web Sydney (Atrax robustus) và nhện Funnel-web Úc và những loài nhện độc khác như Hadronyche versuta, Hadronyche formidabilis, Hadroyche infensa tương đương với rắn Elapid cắn. Tuy nhiên, cách điều trị này có khác một chút so với cách điều trị rắn san hô đã nói trên. Các triệu chứng của rắn Elapid cắn là nhiễm độc thần kinh (rối loạn thần kinh), rối loạn đông máu, ảnh hưởng đến hệ cơ, các triệu chứng toàn thân nói chung và tử vong. Sơ cứu cơ bản cho rắn Elapid Úc cắn (như rắn nâu, rắn Taipan) là kỹ thuật nén áp suất và cố định. Đây là kĩ thuật được Hội đồng Hồi sức Úc khuyến nghị và được các cơ quan y tế có thẩm quyền và các tổ chức y tế đầu tiên ở Úc như Hội Chữ thập đỏ Úc, Cứu hộ St John Úc, Suft Livesaving Australia. Chi tiết về kĩ thuật có thể xem ở [1][2] hoặc ở [3].

Ở Bắc Mĩ, nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse) và nhện "góa phụ đen" (Black Widow) được coi là đủ nguy hiểm cho con người. Các hậu quả ở người trưởng thành không được nhắc đến, tuy nhiên đối với trẻ em và người già, vết thương không điều trị này sẽ có khả năng cao gây ra tử vong. Việc nạn nhân nhận được chăm sóc y tế kịp thời và sử dụng thuốc kháng nọc để ngăn chặn thương tổn hệ thần kinh và da. Dù các chất độc khác, các bước điều trị là như nhau:

  1. Điều trị sốc
  2. Bắt con nhện nếu có thể và an toàn
  3. Làm sạch và để vết thương trần
  4. Di chuyển ngay đến bệnh viện

Bọ chét sửa

 
Một con bọ chét cái (con lớn) và các con đực (con nhỏ)

Bọ chét là động vật ký sinh họ nhện. Bọ chét thường có màu xám, nâu, đỏ, đen hoặc là sự kết hợp của các màu đó. Chúng ăn máu của động vật có vú để tồn tại. Khi đói, chúng rất nhỏ và rất khó nhìn thấy. Khi chúng hấp thụ máu từ vật chủ, chúng trở nên to ra và dễ nhìn hơn. Thường bọ chét không phải là một sự nguy hiểm, tuy nhiên chúng mang theo các dịch bệnh. Dịch Lyme và dịch sốt màng não miền núi (Rocky Mountain Spotted Fever) đều là bệnh mà bọ chét hay truyền. Ngoài ra, việc để bọ chét ký sinh và xâm nhập cơ thể có thể giảm khả năng đối phó của cơ thể trước các tác nhân gây hại có trong không khí do da giảm miễn dịch.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bọ chét là hạn chế chúng tiếp xúc với da. Giảm số da có thể nhìn thấy đồng nghĩa với giảm nguy cơ bị bọ chét kí sinh. Hãy kiểm tra trước khi du lịch xem nếu bọ chét là mối nguy hiểm được biết đến trong khu vực định tới. Hãy mặc quần áo sáng màu để bọ chét dễ bị nhận thấy hơn, đồng thời đi tránh đụng chạm các cành cây, vì đó là nơi trú ẩn yêu thích của bọ chét.

Tóm lại, chăm sóc y tế thông thường là không cần thiết với bọ chét. Tuy nhiên, nếu thấy bọ chét, thì nên cố gắng loại bỏ nó. Mỗi phút để bọ chét lưu lại là thêm một nguy cơ mắc phải các bệnh dịch.

  1. Nhẹ nhàng dùng kẹp kẹp lấy miệng của bọ chét, tránh gắp trúng phải phần mình.
  2. Kéo phần miệng ra khỏi da sử dụng lực vừa phải
  3. Phần miệng thì rất khó tách ra vì rất dài, tuy nhiên hãy sử dụng lực đều, ổn định để gắp chúng ra.
  4. Hãy kéo với lực nhẹ nhàng và ổn định, nếu sử dụng quá nhiều lực có thể sẽ làm tách phần miệng ra. Phần miệng nếu còn sót lại trong da có thể gây nhiễm trùng.
  5. Không sử dụng các chất như tẩy trang móng tay và thuốc xịt côn trùng
  6. Có thể sử dụng lửa (nếu được cho phép)
  7. Nếu thực sự cần thiết, hãy dùng móng tay kéo phần miệng bọ chét
  8. Rửa vùng tiếp xúc sạch bằng nước và xà bông sau khi điều trị
  9. Lau sạch khu vực tiếp xúc bằng chất kháng sinh
  10. Băng bó và giữ vết cắn sạch