Sơ cứu/Máy khử rung tim bên ngoài tự động
Khử rung tim
sửaKhử rung tim là một phần quan trọng của kĩ thuật hồi sức. Cơ hội sống của một nạn nhân rung tim (rung tâm thất hay nhịp nhanh thất) chiếm 90% nếu khử rung tim kịp thời, và giảm 10% mỗi phút không khử. Nếu nạn nhân ngưng tim và phải khử rung tim, hãy triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức.
Khử rung tim bắt đầu bằng phơi trần ngực, và loại bỏ các vật kim loại (trang sức, khuyên ngực,...). Trước khi đặt tấm lót máy khử rung tim, hãy cạo lông ngực nếu cần, để tăng tiếp xúc đến ngực và giảm nguy cơ bỏng. Tuy nhiên, chỉ cạo khi dao cạo có sẵn và không nên trì hoãn khử rung tim quá 20 giây. Sơ cứu viên cũng phải loại bỏ các miếng dán (băng y tế, miếng dán nicotine) trong khi đeo găng tay để đảm bảo những lần giật không phải truyền qua những miếng dán, và nếu không tháo miếng dán nicotine thì sẽ chắc chắn gây hỏa hoạn.
Máy khử rung tim tự động (AED)
sửaBây giờ, hãy mở AED lên, nếu nó không được tự động mở. Hầu hết AED sẽ có hướng dẫn bằng giọng nói, nên hãy làm theo hướng dẫn này. Khi ngực đã phơi trần, hãy cắm các điện cực: một cái về bên trái, dưới cánh tay, một cái bên phải, ngang ngực. Vị trí của miếng lót sẽ được miêu tả đầy đủ, và phải để chính xác. Một khi đã hoạt động, máy sẽ đo hoạt động điện từ tim để quyết định cú giật hợp lý. Một số máy sẽ yêu cầu người dùng ấn nút phân tích. Trong lúc phân tích, máy sẽ nói chuyện rõ về quá trình cho sơ cứu viên.
CPR phải dừng lại trong giai đoạn phân tích. Trong mọi trương hợp, khử rung tim sẽ quan trọng hơn CPR. Đừng tiếp xúc với nạn nhân hay AED, vì nếu vậy, giai đoạn phân tích sẽ bị ngừng.
Nếu AED yêu cầu giật, người dùng sẽ nói: "I'm Clear, you're clear, we're all clear" (Tôi tránh ra, bạn đã tránh ra, chúng ta đều tránh ra) trong lúc đảm bảo rằng người dùng không tiếp xúc với nạn nhân hay AED, để nạn nhân chỗ ướt, hay bất kì tình huống mà nạn nhân có thể truyền điện sang sơ cứu viên. Người dùng AED cũng phải đảm bảo rằng tất cả mọi người xung quanh đều phải tránh xa. Phần "We're all clear" (Chúng ta đều tránh ra) là lần cuối để đảm bảo mọi người tránh ra. Nếu đang thực hiện quản lý oxi cho nạn nhân, lập tức tháo thiết bị ra. AED sẽ bắt đầu thực hiện giật tim, người dùng có thể được yêu cầu ấn nút "gây giật". Tiếp xúc với nạn nhân là gây tử vong khi đang thực hiện giật tim. Sau khi gây giật tim, nạn nhân sẽ an toàn và có thể tiếp xúc vì không mang điện, máy sẽ nói những điều cần làm, thông thường là tiếp tục thực hiện CPR.
Máy khử rung tim cũng có thể dùng để theo dõi và ghi lại tình trạng tim, một bộ điện cực khác có thể có để đo điện tim đồ (ECG), dù hầu hết máy đều có ECG ở trên miếng lót. Vì đo điện tim đồ là một kỹ năng nâng cao, nên nó sẽ không được nói đến ở phần này. Nếu rung tim xảy ra trong lúc đo điện tim đồ, AED sẽ yêu cầu người dùng đổi miếng lót, dù thông thường, máy sẽ tự động phân tích tình hình thông qua hai miếng lót mỗi 2 phút, hoặc khi người dùng ấn nút phân tích.
Lưu ý: AED thường thường được phác họa khá nhiều trên phim và TV. Trên thực tế, khử rung tim sẽ làm co thắt cơ bắp của nạn nhân, nhưng không có trường hợp nào khiến nạn nhân giật bắn mình. Khi sơ cứu, trong AED thường sẽ có hai đồ kẹp được bôi trơn sẵn, giúp sơ cứu viên dễ dàng kẹp vào da nạn nhân, để hạn chế miếng lót văng ra trong quá trình khử rung tim.