Khi tiến hành sơ cứu, có thể sơ cứu viên sẽ nghi ngờ người đang chăm sóc đã bị lạm dụng bởi ai đó. 'Lạm dụng' là khi sức khỏe của một người bị kẻ khác chủ tâm, cố ý đe dọa. Có bốn dạng lạm dụng:

Đừng làm điều này!
Không bao giờ được đối đầu với kẻ mà bạn nghi có hành vi lạm dụng.
Không bao giờ được xem nhẹ phàn nàn từ bất kì ai, luôn luôn xem xét chúng một cách nghiêm túc.
Lạm dụng thể chất
gồm các hành vi nhằm gây đau đớn, chấn thương hoặc các thưong tổn thể xác khác cho người khác.
Lạm dụng tâm lý
một người dùng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần của người khác, trong một khoảng thời gian dài. Lạm dụng tâm lý xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, chia làm ba thể loại (theo CTS)
  • Gây hấn bằng miệng (ví dụ nói điều gì đấy làm buồn ai hoặc chọc tức ai đấy)
  • Các hành vi chiếm hữu (ví dụ ngăn không cho ai tiếp xúc với gia đình)
  • Các hành vi ghen tuông (ví dụ cáo buộc ai có quan hệ ngoài luồng)
Lạm dụng tình dục
gồm các hành vi tình dục đối với người khác mà người đó không chấp nhận.
Sự bỏ bê
một dạng thụ động của lạm dụng, là khi một người không có khả năng tự chăm sóc cho mình, phải nhờ người khác chăm sóc nhưng người này lại bỏ bê, không quan tâm đến người đó.

Ở một số vùng tư pháp, nếu sơ cứu viên là một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thì buộc phải báo cáo những trường hợp lạm dụng mà sơ cứu viên thấy. Đặc biệt, nếu có mối quan hệ pháp lý với một đứa trẻ thì nhiều khả năng sơ cứu viên buộc phải báo cáo nếu nghi ngờ có xảy ra tình trạng lạm dụng trẻ em.

Nếu không bị ràng buộc bởi một trách nhiệm chăm sóc y tế chuyên nghiệp, sơ cứu viên được khuyên nên báo cáo mọi trường hợp khả nghi. Khi báo cáo, hãy bám vào các sự kiện và để cho nhà chức trách xác định xem có lạm dụng hay không. Không bao giờ được đối đầu với kẻ mà sơ cứu viên nghi ngờ có hành vi lạm dụng - hãy nghĩ đến sự an toàn của chính bản thân.

Trẻ em và người già là hai nhóm dễ bị lạm dụng nhất, nhưng nên nhớ các nhóm khác cũng có khả năng bị lạm dụng (như lạm dụng từ vợ/chồng).

Vài dạng lạm dụng có thể dễ dàng nhận ra như lạm dụng thể xác, tuy nhiên những dạng khác có thể bị giấu đi tùy thuộc vào nạn nhân. Nếu thấy những vết hằn, bỏng, bầm không rõ nguồn gốc, vết tát, cắn... thì đó có thể là một trường hợp bị lạm dụng.

Nếu như mạng sống của nạn nhân đang bị đe dọa, sơ cứu viên nên liên lạc với dịch vụ cấp cứu y tế. Với vai trò là một sơ cứu viên, sơ cứu viên có thể làm việc đó mà không bị nghi ngờ - nếu được hỏi, nên nói rằng sơ cứu viên tin nạn nhân cần được chữa trị thêm. Nếu có thể, sơ cứu viên nên gọi cảnh sát, nhưng đừng gọi khi có sự hiện diện của kẻ mà sơ cứu viên nghi ngờ có hành vi lạm dụng. Để giải quyết điều này, một vài dịch vụ cấp cứu y tế có hệ thống safeword (thường là cho nhân viên của họ) giúp đánh dấu một trường hợp khả nghi khi có cuộc gọi đến. Những hệ thống này không được công bố rộng rãi (để bảo vệ sự hữu dụng của nó), nhưng nếu sơ cứu viên làm việc cho một tổ chức được công nhận, họ có thể sẵn lòng chia sẻ cách dùng hệ thống này cho sơ cứu viên hoặc nhóm của sơ cứu viên.

Nếu như mạng sống của nạn nhân không bị đe dọa, sơ cứu viên nên liên lạc với văn phòng chính phủ ở địa phương chuyên giải quyết các cáo buộc lạm dụng. Các văn phòng này có thể ở những vị trí khác nhau tùy thuộc vào trạng thái của người bị lạm dụng (trẻ em, người già, mắc chứng khó học.v.v...). Nếu không chắc, hãy liên lạc với sở cảnh sát địa phương, họ sẽ chuyển tới dịch vụ thích hợp nhất.