Nguyên lý sửa

 
Sơ đồ tim của người.

Tim người là một máy bơm điện cơ, giúp bơm máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, thì não, phổi và tim sẽ ngưng tiếp nhận khí oxi và các cơ quan này sẽ sụp đổ. Các sơ cứu viên có thể dùng một kĩ thuật gọi là ấn tim ngoài lồng ngực để bóp tim từ ngoài lồng ngực của nạn nhân, để giúp nó tiếp tục bơm máu. Trong kĩ thuật hồi sức tim - phổi, khi bạn dùng kĩ thuật ấn tim ngoài lồng ngực, thì bạn sẽ giúp chuyển động khí oxi mà bạn vừa thực hiện qua kĩ thuật hô hấp nhân tạo cho nạn nhân đến những chỗ cần thiết.

Ấn tim ngoài lồng ngực thường được bắt đầu trước khi có bất kì sự can thiệp nào xảy ra trong quá trình sơ cứu, vì ngay cả máu đã lưu thông qua cơ thể rồi sẽ vẫn còn một ít khí oxi dư để có thể sử dụng. Dùng kĩ thuật ấn tim ngoài lồng ngực để giúp tim bơm máu có thể giúp nạn nhân có thêm thời gian hơn. Đây cũng là lí do mà trong kĩ thuật hồi sức tim - phổi, có thể chỉ sử dụng một mình kĩ thuật này mà không cần sử dụng tới hô hấp nhân tạo. Một khi kĩ thuật ấn tim ngoài lồng ngực bắt đầu, thì nó nên kéo dài lâu nhất có thể.

Kĩ thuật ấn tim ngoài lồng ngực sửa

Mục đích của kĩ thuật này là để ấn vào vùng giữa ngực, bất kể bất kì tạng người nào của nạn nhân. Điều này có nghĩa là kĩ thuật này được thực hiện ở xương ức của nạn nhân, nằm thẳng hàng với nách hay núm vú của nạn nhân.

 
Ấn tim ngoài lồng ngực cho trẻ sơ sinh chỉ bằng hai ngón tay.
  • Cho người lớn (>8) - đặt cổ tay lên vùng giữa ngực, nằm ở thẳng hàng với hai núm vú (chỉ ở nam giới trưởng thành - với nữ giới, bạn cần phải ước lượng vị trí này vì điều này còn phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vú). Bạn cũng có thể nhận diện vùng giữa ngực này vì nó cũng thẳng hàng với phần cuối của nách. Đặt bàn tay còn lại của bạn ở phía trên bàn tay vừa rồi và đan các ngón tay lại. Chỉnh cho vai của bạn thẳng trên tay của bạn và duỗi thẳng cánh tay của bạn ra. Sau đó, hãy đẩy về phía cổ tay của bạn, ấn khoảng 5-6 cm (2-2.5 inches).
  • Cho trẻ em (1-8) - đặt cổ tay lên vùng ngực, khoảng thẳng hàng với núm vú. Chỉnh cho vai của bạn thẳng trên tay của bạn và duỗi thẳng cánh tay của bạn ra, và chỉ ấn khoảng 1/3 ngực với một tay.
  • Cho trẻ sơ sinh (<1 tuổi) - Chỉ dùng ngón trỏ và ngón giữa. Đặt ngón trỏ vào vùng giữa ngực, nằm giữa hai núm vú của trẻ và ngón giữa đặt dưới ngón trỏ của bạn. Ấn nhẹ về phía dưới dùng sức mạnh của cánh tay bạn và ấn ít nhất là 1/3 ngực. Dành cho những trẻ mới sinh và những đứa trẻ sơ sinh nhỏ, bạn có thể ẵm trẻ trên cánh tay còn lại (với đầu trẻ nằm ở bàn tay và chân trẻ nằm ở khuỷu tay) để cho việc thực hiện dễ dàng hơn.

Thực hiện 30 lần ấn tim ngoài lồng ngực, và hai lần hô hấp nhân tạo.

Sau đó thực hiện lại chu kì ấn tim ngoài lồng ngực

Để thực hiện kĩ thuật hiệu quả sửa

Bạn PHẢI chờ một lúc để cho các xương sườn được trở về vị trí cũ, kèm theo đó là một khoảng dừng. Điều này sẽ giúp cho các ngăn của tim được nạp. Các nhịp ấn quá gần nhau sẽ không có hiệu quả.

Bạn đang hướng đến một tỉ lệ khoảng 100 lần ấn một phút, điều này cũng bao gồm các lần hô hấp nhân tạo. Trong thực tế, bạn sẽ chỉ làm quá 2 lần chu kì ấn tim và hô hấp nhân tạo.

Hầu hết mọi người ấn tim quá nhanh - Thực nghiệm cho thấy rằng ngay cả những sơ cứu viên được huấn luyện bài bản cũng có thể thực hiện kĩ thuật này quá nhanh. Tốc độ của bạn chỉ nên là quá một lần ấn một giây. Những sơ cứu viên được trang bị tốt nhất thường mang theo một loại máy đánh nhịp (máy Metronome) với tiếng "bíp" để bạn có thể tuân theo để ấn tim. Nhiều máy khử rung tim tự động có bao gồm nó trong gói. Nếu không có, thì bạn cũng có thể đếm số lần ấn kèm theo tiếng "và" giữa những lần ấn. Khi bạn ấn ngực, hãy đếm những lần ấn, và nói chữ và trong lúc ngực nâng lên. Theo cách này, bạn sẽ đếm "một và hai và ba..."

Nạn nhân nên nằm trên một bề mặt cứng - Nếu nạn nhân đang nằm trên giường hay những bề mặt có đệm tương tự, thì hãy di chuyển họ xuống nền nhà để chắc chắn rằng bạn đang ấn ngực của họ, chứ không phải là đệm. Nếu bạn không di chuyển họ được, thì hãy dùng một miếng ván cứng và phẳng đặt dưới nạn nhân để dễ dàng thực hiện kĩ thuật.

Giữ cánh của bạn thẳng - Nhiều chương trình tivi và phim ảnh cho thấy rằng sơ cứu viên khi thực hiện kĩ thuật thường khuỳnh khuỷu tay lại. Điều này làm cho kĩ thuật kém hiệu quả - bạn hãy luôn duỗi tay thật thẳng, sao cho khuỷu tay và bàn tay nằm trên cùng đường thẳng.

Hãy đếm to những lần ấn - Bạn cần phải ấn 30 lần cho mỗi chu kì, và đếm to hay nhẩm thầm các lần đếm sẽ giúp cho bạn. Nếu bạn đang trong tình huống căng thẳng mà bạn không thể đếm to, thì hãy nhẩm trong miệng hay đếm thầm trong đầu, những hãy tiếp tục đếm.

Nếu như bạn quên đếm lần, thì hãy tiếp tục và ước lượng - Điều quan trọng là một khi đã bắt đầu, thì bạn bắt buộc phải tiếp tục tiến hành nó, vì vậy nếu bạn quên mất các lần đếm, thì đừng hoảng, và hãy tự ước lượng 30 lần ấn, và sau đó làm 2 lần hô hấp nhân tạo, và bắt đầu lại. Tránh bất kì sự cắt ngang nào khi thực hiện kĩ thuật hồi sức tim-phổi.

Bạn cảm thấy như xương sườn nạn nhân đang vỡ - Khi thực hiện kĩ thuật này, đặc biệt là ở người già, bạn sẽ thấy như xương sườn họ gần vỡ. Cảm giác này gần giống với khi bạn búng ngón tay mình vào lòng bàn tay kia. Tuy nhiên, điều này là bình thường trong kĩ thuật hồi sức tim - phổi, và bạn nên tiếp tục thực hiện kĩ thuật này. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy bạn đang thực những lần ấn mạnh, sâu. Đôi khi, bạn còn nghe thấy những tiếng 'rắc' nữa, thì đó chỉ là tiếng của sụn xương sường và xương ức. Nếu những người xung quanh tỏ ra lo lắng cho những dấu hiệu này của nạn nhân, thì hãy nhắc họ về nguyên tắc Sống trên Xương, và kĩ thuật bạn đang thưc hiện rất quan trọng, và các dấu hiệu trên là bình thường.

Kĩ thuật ấn tim ngoài lồng ngực làm cho bạn mệt mỏi - Điều này đặc biệt đúng khi bạn thực hiện hai kĩ thuật hô hấp nhân tạo và ấn tim ngoài lồng ngực một mình. Nghiên cứu đã cho thấy rằng sự hiệu quả của kĩ thuật hồi sức tim - phổi sẽ giảm dần nếu chỉ có một người thực hiện trong một thời gian dài. Vì thế trong những ca cấp cứu của bệnh viện thường phải chuyển ca giữa nhiều người. Vậy nên hãy đổi phiên thực hiện hai kĩ thuật này với một người thành thục sơ cấp cứu.

Nên dừng khi: sửa

  • Nạn nhân bắt đầu thở bình thường - Ở đây, khái niệm thở bình thường không bao gồm việc thở hổn hển, còn được gọi là thở hấp hối. Trong lúc bạn thực hiện kĩ thuật, có thể nạn nhân sẽ phát ra những tiếng thở dài, hoặc rên rỉ - đây là âm thanh do không khí thoát ra khỏi phổi gây nên, và bạn vẫn phải tiếp tục thực hiện kĩ thuật khi nghe những tiếng này.
  • Khi nạn nhân ói - Đây là dấu hiệu cho thấy nạn nhân bắt đầu hoạt động lại, và ói mửa một cách tích cực. Không nên nhầm lẫn điều này với việc trào ngược, khi những thứ ở dạ dày di chuyển thụ động lên miệng. Nếu nạn nhân ói, hãy nghiêng họ qua một bên, tách khí quản của họ ra (nếu bị tắc) sau khi họ ói và tiếp tục thực hiện các kĩ thuật. Tất nhiên ói mửa là một điều không trông đợi ở vị trí của sơ cứu viên. Hãy cố gắng làm sạch miệng nạn nhân bằng ngón tay (tốt nhất là với những thiết bị rào cản), và tiếp tục sơ cứu. Nếu bạn không có các thiết bị và cảm thấy ngại, thì hãy làm kĩ thuật ấn tim thôi, và bỏ qua phần hô hấp nhân tạo.
  • Khi những sự trợ giúp chuyên môn tới và lo phần còn lại. Có thể sự trợ giúp là một máy khử rung tim, một đội cứu hộ hoặc một bác sĩ chuyên môn. ĐỪNG DỪNG LẠI cho tới khi được bảo. Họ có thể cần thời gian để chuẩn bị các dụng cụ và đánh giá nạn nhân (như bạn đã làm ở bước đầu tiên), vì thế bạn tiếp tục sơ cứu cho tới khi được bảo dừng lại. Bởi tiếp tục thực hiện sơ cứu, bạn đã giúp đội ngũ cứu hộ một phần việc sơ cứu.
  • Bạn không có khả năng tiếp tục - Kĩ thuật hồi sức thường rất đòi hỏi về thể lực, và tiếp tục trong một quãng thời gian có thể rất mệt mỏi. Hãy cố gắng thay phiên với một người thành thạo sơ cứu để giảm nguy cơ kiệt sức.
  • Bạn đặt chính bản thân vào nguy hiểm - Những mối nguy hiểm có thể thay đổi, và nếu bạn bị đe dọa bởi những nguy hiểm ấy, thì bạn nên ngừng việc sơ cứu. Nếu có thể, hãy đưa nạn nhân ra khỏi mối nguy hiểm luôn, nhưng đừng gây hại cho sức khỏe, hay nghiêm trọng hơn - tính mạng của bạn