Sách tam giáo/Đạo giáo
Đạo giáo thờ "Đạo" và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái Thượng Lão Quân", coi ông là hóa thân của "Đạo" giáng sinh xuống cõi trần. Nếu mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu. Đạo giáo có hai phái . Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh . Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử.
Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh; ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, Đạo tạng còn bao gồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, coi đất, thơ văn, bút ký… tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển.
Hình thành Đạo giáo
sửaTrong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ thứ 2), tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành Đạo giáo. Chủ trương vô vi cùng với thái độ phản ứng của Lão – Trang đối với chính sách áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị khiến cho Đạo giáo rất thích hợp để dùng vũ khí tinh thần tập hợp nông dân khởi nghĩa.
Đạo giáo đầu tiên xuất hiện trong thế kỉ thứ hai sau CN, khi Trương Đạo Lăng) khởi xướng phong trào Thiên sư đạo tại tỉnh Tứ Xuyên năm 142. Có lẽ Trương Đạo Lăng đã bắt chước theo Phật giáo và thâu nhiếp các thành phần của Toả-la-á-tư-đức giáo (zh. en. Zoroastrianism).
Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi Tào Tháo chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn giáo.Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo và sự sùng bái trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này. Tất cả các trường phái Đạo giáo đều nỗ lực tu tập để trở về nguồn.
Trường phái
sửaĐạo giáo có hai phái . Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh . Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Đạo giáo thần tiên hướng tới việc tu luyện thành thần tiên trường sinh bất tử.
- Tiên học (còn gọi là Đơn Đạo) khác với Đạo học, là phương pháp tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh, từ hữu vi đến vô vi; có mục tiêu tu hành phản lão hoàn đồng, trường sinh bất lão tức là chủ trương tu tạo nên một xác thân tráng kiện, dần dần tiến đến thân tâm an lạc và cuối cùng mở được tuệ giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng Trời Đất. Phái Tiên Học cũng thờ Lão Tử nhưng có 3 vị đứng đầu là Đông Hoa Đế Quân Lý Thiết Quải (sống vào thời nhà Hán) tu ở núi Côn Lôn; Chung Ly Quyền (cuối thời Đông Hán), đứng đầu Bát Tiên; Lữ Động Tân là đồ đệ của Hán Chung Ly.
- Tu tiên có hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh, gọi là kim đan (hay linh đan, thu được trong lò bằng cách luyện từ một số khoáng chất như thần sa, hùng hoàng, từ thạch, vàng). Nội tu là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công… lấy thân mình làm lò luyện, luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, luyện thần trở về hư vô (Đạo). Con người cũng như vạn vật là từ "Đạo" mà sinh ra; cho nên tu luyện là trở về với "Đạo".
- Đạo giáo nhân gian hay Đạo giáo phù thủy do Trương Đạo Lăng, người nước Bái đến núi Tứ Xuyên tu luyện, là cháu 8 đời của Trương Lương thời Tam Quốc (đời Hán – 206 trước CN và 220 sau CN) sáng lập "Đạo 5 đấu gạo" (Ngũ đấu mễ đạo: ai muốn vào Đạo thì phải nộp 5 đấu gạo), thờ Lão Tử tôn xưng là Thái Thượng Lão Quân dùng kinh kệ, bùa chú, phương thuật, tế lễ… để thu hút tín đồ, được hậu thế phong là Trương Thiên Sư.
Tông phái
sửa- Nam Tông
- gồm có Lưu Thao được Chung Ly Quyền truyền Đạo năm 911; Trương Bá Đoan (đời Tống) sáng lập ra Nam Tông.
- Bắc Tông
- còn gọi là Toàn Chân Phái, giáo chủ là Vương Trùng Dương, người Hàm Dương, có 7 đệ tử: Khưu Xứ Cơ, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Hách Đại Thông, Vương Xứ Nhất, Tôn Bất Nhị. Doãn Chân Nhân, người giảng Hoàng Cực hợp Tích Chứng Đạo Tiên Kinh và Liêu Dương Điện Vấn Đáp sau tập hợp thành Tính Mệnh Khuê Chỉ là học trò của Khưu Xứ Cơ
- Đông phái
- do Lục Tiềm Hư (Lục Tây Tinh) sáng lập năm 1567 đời Minh Mục Tông.
- Tây phái
- Trung phái
- do Lý Đạo Thuần sáng lập đời Nguyên, đề cao chữ Trung.
- Trương Tam Phong phái
- (cuối nhà Nguyên, đầu triều Minh).
Như vậy, Đạo giáo cũng giống như Nho giáo và Phật giáo, ngày càng đi xa chân truyền của vị Giáo Tổ khai sáng. Ngày nay tại Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, Đạo giáo vẫn còn rất thịnh hành. Riêng Đài Loan, có tất cả 86 giáo phái hoặc tổ chức Đạo giáo được chính quyền hỗ trợ, nhưng có 6 môn phái nổi bật:
- thuộc Long Hổ Sơn.
- Phái Mao Sơn với hai loại pháp môn
- nội công luyện theo kinh Huỳnh Đình và võ công theo Kỳ Môn Độn giáp để trừ tà ma.
- với pháp môn tu luyện theo truyền thống Trương Tam Phong và pháp môn võ thuật.
- theo đường lối của Vương Trùng Dương.
- chuyên về biểu diễn bán thuốc hoặc kiếm tiền.
- thiên về bí thuật.