Sách Tam đại/Nhà Thương/Xã hội Nhà Thương

Hai nét căn bản của xã hội đời Thương là:

  • Mới đầu theo chế độ mẫu hệ cho nên vua chết thì truyền ngôi cho em cùng mẹ, rồi tới cuối theo chế độ phụ hệ, truyền ngôi cho con.
  • Tôn giáo đa thần: thần sông, núi, mưa, gió, sấm... nhất là thần sinh sản (fécondité). Cao hơn hết là Thượng đế, hình người, tạo ra người và vạn vật; rồi tới thần Đất, hình một người đàn bà, sinh ra và nuôi vạn vật.

Cúng tế

sửa

Để cho đất sản xuất được nhiều, mùa màng trúng, người ta tế lễ và giết người, súc vật trong mỗi buổi tế. Các công trình khai quật ở An Dương từ 1950 chứng tỏ rằng số người bị hy sinh rất lớn, nhất là khi chôn cất nhà vua. Có một ngôi mộ, người ta khai quật được ở chung quanh trên 300 bộ xương người, có bộ được toàn vẹn, có bộ bị chặt đầu. Những bộ xương đó có thể là của hoàng hậu, cung phi, các hầu cận vua, vệ binh, đánh xe, một số quan tướng nữa... Tục đó duy trì rất lâu, mãi đến thời nhà Hán mới gần hết; và người ta thay tuẫn táng người bằng những hình nộm đan bằng tre, hay những tượng lớn như người thật, bằng đá, gỗ hay đất nung; sau cùng bằng những hình nhỏ bằng đất nung và những đồ vàng giấy (đồ vàng mã) đốt trong đám táng. Tục đốt hàng mã đó, ngày nay ở các nước Đông Á vẫn còn.

Giải trí

sửa

Lúc này bên cạnh các vua nhà Thương có nhiều lãnh chúa và quý tộc. Một trò giải trí thường ngày của họ là tổ chức các cuộc đi săn. Vua và quý tộc ở tại những ngôi nhà lộng lẫy với tường bằng đất nện hay gạch bằng đất nung trong khi những người dân thường tiếp tục sống trong những ngôi nhà hầm như hồi sơ khai. Vị vua nhà Thương là vị chủ tế cao nhất, và ông ta có một bộ máy hành chính quan lại, gồm các vị quan, các vị chủ tế cấp thấp hơn và những người coi việc bói. Cũng giống như những nền văn minh dựa trên chiến tranh khác, họ cũng bắt nô lệ, những người nô lệ phải lao động và trồng cấy. Phụ nữ trong nền văn minh nhà Thương phụ thuộc vào đàn ông, những người phụ nữ quý tộc có nhiều tự do và bình đẳng hơn so với phụ nữ thường dân.

Buôn bán

sửa

Trong triều đại nhà Thương, nền văn minh dọc sông Hoàng Hà đã đào những con ngòi dẫn nước tưới mùa màng. Các cộng đồng đã có rãnh thoát nước ra ngoài thành phố. Họ biết sản xuất bia từ . Họ mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Các thương gia đời Thương buôn bán muối, sắt, đồng, thiếc, chìantimon, một số thứ trong số chúng được nhập khẩu từ các nước xa xôi. Tới đầu năm 1300 TCN một nền công nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu ÂuTây Á nhưng lại phát triển nhất trên thế giới.

Quân sự

sửa

Những lăng mộ vuaa nhà Thương được khai quật cho thấy họ có thể đưa ra trận từ ba đến năm nghìn binh lính. Các đồ vật chôn theo vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân và những cái giáo mũi đồng và những phần còn lại của những cái cung và mũi tên. Ngựa và xe ngựa cũng được chôn cùng với vua để chở lính ra trận. Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười người - những người bị chặt đầu trong lễ bái bằng rìu đồng cũng bị chôn cùng với vua.

Khoảng giữa đời Thương, người Trung Hoa bắt đầu nuôi ngựa. Có ngựa rồi thì có chiến xa, chiến thuật đánh trận thay đổi hẳn. Chiến xa của Trung Hoa có nhiều liên quan với chiến xa của các nước Tây Á, có thể là từ các dân tộc Ấn-Âu cổ đại truyền sang.Bản mẫu:Sfnp Không rõ chiến xa cuối đời Thương ra sao, nhưng chắc cũng không khác mấy so với chiếc xe đời Chu: Xe có hai bánh, một thùng xe hẹp, ngắn, bịt ở phía trước, mở ở phía sau. Phía trước có một cái gọng. Mỗi xa có bốn con ngựa, người đánh xe ngồi ở giữa cầm cương, bên trái là một chiến sĩ cầm cung, bên phải là một chiến sĩ cầm thương. Ngựa và ba người trên chiến xa đều mặc áo giáp bằng da thú. Có ba chiếc mộc bằng gỗ nhẹ đặt ở phía trước xe che chở cho ba người trên xe. Mỗi người còn đeo thêm một chiếc mộc. Thêm một vài khí giới nữa đặt ở tầm tay người cầm thương: vũ khí cán dài có mác, đinh ba bằng kim thuộc để móc, đâm quân địch. Người đánh xe và chiến sĩ đều ở giai cấp thượng lưu. Lính là thường dân, đi bộ, để chiến sĩ sai bảo: đào đất, bắc cầu, chăn ngựa, đốn cây, kiếm củi... Họ không dự chiến, chỉ đứng ở xa hỗ trợ.