Sách Tam đại
Căn cứ theo ghi chép trong sách sử thì Tam Đại gồm Hạ, Thương, Chu đều là vương triều phong kiến phân quyền, quân chủ và chư hầu chia nhau mà cai trị,[3] và triều Hạ là vương triều phong kiến thị tộc thế tập đầu tiên.[4] Trong các văn vật thời kỳ Hạ, có số lượng nhất định lễ khí làm bằng đồng thanh hoặc ngọc,[5][6] niên đại của chúng ước tính là vào cuối Thời đại đồ đá mới, đầu Thời đại đồ đồng.[7]
Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xià Cháo, khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4]) đây là giai đoạn huyền thoại được nhiều nhà nghiên cứu coi là tương đương với giai đoạn văn hoá Nhị Lý Đầu . Văn hóa Nhị Lý Đầu phát hiện được ở tây bộ Hà Nam và nam bộ Sơn Tây có các điều kiện cơ bản về niên đại và vị trí địa lý của nhà Hạ .
Căn cứ theo ghi chép trong sử sách, Vũ truyền vị cho con là Khải, cải biến thiện nhượng chế bộ lạc nguyên thủy, khởi đầu tiền lệ thế tập vương vị kéo dài 4000 năm trong lịch sử Trung Quốc.[9] Triều Hạ tổng cộng truyền được 14 đời với 17 vua,[note 1] kế tục trong khoảng 471 năm,[note 2] bị triều Thương tiêu diệt. Triều Hạ được xem là vương triều đầu tiên theo lịch sử truyền thống Trung Quốc, có địa vị lịch sử khá cao, người Hán đời sau thường tự xưng là "Hoa Hạ", trở thành danh từ đại diện cho Trung Quốc.[note 6]
Trong lịch sử, triều Hạ được gọi quen là "Hạ" (夏).[tham 10] Liên quan đến nguồn gốc tên gọi "Hạ", trong giới học giả chủ yếu có 10 loại thuyết,[note 7] trong đó quan điểm có độ khả tín cao nhất nhận định rằng "Hạ" là chữ tượng hình tượng trưng cho vật tổ của tộc Hạ.[note 8][tham 25] Tư Mã Thiên chép chữ "Hạ" (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc tổ thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị,[note 9] Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị,[note 10] Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị.[note 11] Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu.[tham 26]
Nhà Thương (chữ Hán: 商朝; bính âm: Shāng cháo; Hán Việt: Thương triều) hay nhà Ân (chữ Hán: 殷代; bính âm: Yīn dài; Hán Việt: Ân đại), Ân Thương (chữ Hán: 殷商, bính âm: Yīn shāng) là triều đại đầu tiên trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN . Theo ghi chép trong lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ (triều đại cần khảo chứng thêm) và trước nhà Chu. Triều đại này trước sau có 30 đời vua trị vì, bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng chế độ theo hình thức phong kiến phân quyền: các chư hầu đều có sự độc lập nhất định trong việc quản lý và cai trị vương quốc của mình, nhà vua sẽ có trách nhiệm trực tiếp đối với các chư hầu lớn, và các chư hầu lớn sẽ lại có trách nhiệm trực tiếp đối với các chư hầu nhỏ. Các chư hầu đều phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế, tiến cống và các nghĩa vụ của bậc quân thần theo quy định.
Nhà Chu (tiếng Trung: 周朝; Hán-Việt: Chu triều; bính âm: Zhōu Cháo; Wade–Giles: Chou Ch'ao [tʂóʊ tʂʰɑ̌ʊ]) là triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, triều đại này nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc.
Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. Đây là thời nở rộ các tư tưởng, thời tư duy văn hóa về "Trung Quốc" và "Tứ di" cũng được hình thành.
Tên gọi nước "Chu" (周)[a] có lẽ được vua Vũ Ất (trị. 1147 – 1112 TCN) của nhà Thương ban cho. Người nước Chu vốn thông thạo ngành nông nghiệp, nên chữ Chu trong Giáp cốt văn được viết thành chữ điền (田), có nghĩa là ruộng, bên trong được gieo hạt đầy đủ (周). Trong Kim văn, chữ Chu lại được viết theo kiểu thượng điền hạ khẩu (周), tức phía trên chữ điền, phía dưới chữ khẩu (口), có nghĩa là miệng. Do vậy Chu ban đầu được dùng để chỉ tới một vùng đất có nền nông nghiệp phát triển.[1]