Sách Tam đại/Nhà Thương/Lịch sử hình thành Nhà Thương
Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang sau khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay.
Nhà Thương
sửaKinh đô của nhà Thương lúc đầu đóng ở đất Bạc nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Do việc trị thuỷ thời đó còn hạn chế, lũ lụt, thiên tai thường xuyên xảy ra, vì vậy phải thiên đô nhiều lần. Tới đời vua Bàn Canh (1401 - 1374 TCN), khoảng năm 1384 TCN nhà Thương đã chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân.
Thành thị nhà Thương còn khá nhỏ. An Dương, kinh thành lớn nhất đời nhà Thương, tức kinh đô cuối cùng, chu vi chỉ có 800 m. Cung điện của nhà vua hướng về phía Nam, gồm ba điện (minh đường), điện nào cũng cất bằng gỗ, nóc có hai mái. Một điện ở giữa là chỗ họp triều, phía Đông điện đó là nhà thái miếu, thờ tổ tiên nhà vua; phía Tây là nơi thờ thần Xã Tắc. Ở phía Bắc cung điện, dựng một cái chợ; phía Nam dành cho các triều thần, và một số thợ thủ công chế tạo vũ khí, chiến xa, các đồ tự khí bằng đồng... Đồ đồng thời nhà Thương đã đạt độ tinh xảo hạng nhất thế giới khi đó.
Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau.
Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó.
Diệt vong
sửaVua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương hoang dâm vô đạo, bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu.
Bộ tộc Chu ở sông Vị có lãnh chúa là Tây Bá Cơ Xương tài đức vẹn toàn, ngoài ra còn có tiềm lực về quân sự và kinh tế hùng mạnh nhất trong các chư hầu. Trụ Vương nhiều lần đã phái quân tướng triều đình tây chinh để trừ hậu họa nhưng không thành. Tây Bá Cơ Xương dù biết Trụ Vương vô đạo nhưng vẫn một mực giữ lòng trung, không khởi binh tướng xâm phạm. Cơ Xương mất truyền ngôi cho con trưởng, sau đó ngôi Vương được truyền lại cho người em Cơ Phát. Sau nhiều lần dẹp tan quân xâm lược, Cơ Phát đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương, cứu muôn dân khỏi cảnh lầm than.
Sau khi lấy được 5 ải biên thùy của nhà Thương, vào khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở trận Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương co cụm về hoàng cung, sau đó một mình lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong.
Các vua Nhà Thương
sửaThụy hiệu | ||||
Thứ tự | Thời gian trị vì | Tên Hán | Tên Việt | Lưu ý |
---|---|---|---|---|
01 | 29 | 天乙 | Thiên Ất | Tên là Thang (湯), Thành Thang (成 唐), Vũ Thang, Đường hay Đại Ất. Vua hiền; lật đổ vua Kiệt (桀) bạo ngược của nhà Hạ (夏) |
02 | 2 | 外丙 | Ngoại Bính | Con của Thiên Ất |
03 | 4 | 仲壬 | Trọng Nhâm | Em của Ngoại Bính, con của Thiên Ất |
04 | 33 | 太甲 | Thái Giáp | Cũng gọi là Tổ Giáp. Con của Thái Đinh - anh Trọng Nhâm và Ngoại Bính |
05 | 29 | 沃丁 | Ốc Đinh | Con của Thái Giáp |
06 | 25 | 太庚 | Thái Canh | Em của Ốc Đinh, con của Thái Giáp |
07 | 36 | 小甲 | Tiểu Giáp | Con của Thái Canh (Ân bản kỷ) hoặc em Thái Canh (Tam Đại thế biểu) |
08 | 12 | 雍己 | Ung Kỷ | Em của Tiểu Giáp, con của Thái Canh |
09 | 75 | 太戊 | Thái Mậu | Em của Ung Kỷ, con của Thái Canh |
10 | 11 | 仲丁 | Trọng Đinh | Con của Thái Mậu |
11 | 15 | 外壬 | Ngoại Nhâm | Em của Trọng Đinh, con của Thái Mậu |
12 | 9 | 河亶甲 | Hà Đản Giáp | Em của Ngoại Nhâm, con của Thái Mậu |
13 | 19 | 祖乙 | Tổ Ất | Con của Hà Đản Giáp |
14 | 16 | 祖辛 | Tổ Tân | Con của Tổ Ất |
15 | 25 | 沃甲 | Ốc Giáp | Em của Tổ Tân, con của Tổ Ất |
16 | 32 | 祖丁 | Tổ Đinh | Con của Tổ Tân, cháu họ Ốc Giáp |
17 | 25 | 南庚 | Nam Canh | Con của Ốc Giáp, em họ Tổ Đinh |
18 | 7 | 陽甲 | Dương Giáp | Con của Tổ Đinh, cháu họ Nam Canh |
19 | 28 | 盤庚 | Bàn Canh | Em của Dương Giáp, con của Tổ Đinh. Nhà Thương chuyển về đất Ân (殷). Thời kỳ từ vua Bàn Canh còn gọi là nhà Ân, là thời kỳ vàng son của nhà Thương. Các chữ viết trên giáp cốt phiến (xương mai rùa) được coi là có niên đại ít nhất là từ thời Bàn Canh. |
20 | 21 | 小辛 | Tiểu Tân | Em của Bàn Canh, con của Tổ Đinh |
21 | 28 | 小乙 | Tiểu Ất | Em của Tiểu Tân, con của Tổ Đinh |
22 | 59 | 武丁 | Vũ Đinh | Con của Tiểu Ất. Vợ là Phụ Hảo, được biết đến như là một nữ chiến binh. |
23 | 7 | 祖庚 | Tổ Canh | Con của Vũ Đinh |
24 | 33 | 祖甲 | Tổ Giáp | Em của Tổ Canh, con của Vũ Đinh |
25 | 6 | 廩辛 | Lẫm Tân | Con của Tổ Giáp |
26 | 21 | 庚丁 | Canh Đinh | hay Khang Đinh (康丁). Em của Lẫm Tân, con của Tổ Giáp |
27 | 4 | 武乙 | Vũ Ất | Con của Khang Đinh |
28 | 3 | 太丁 | Thái Đinh | hay Văn Đinh (文丁). Con của Vũ Ất |
29 | 37 | 帝乙 | Đế Ất | Con của Thái Đinh |
30 | 32 | 帝辛 | Đế Tân | Trụ (紂), Trụ Tân (紂辛) hay Trụ Vương (紂王). Cũng có thể thêm "Thương" (商) ở trước các tên gọi này. Con của Đế Ất |
Lưu ý: |
Hậu duệ
sửaCơ Phát lên ngôi vua (Chu Vũ Vương), phong cho con Trụ Vương là Vũ Canh ở đất Ân để giữ hương hỏa nhà Thương. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương lên thay còn nhỏ. Vũ Canh thuyết phục được 3 người em Vũ Vương là Quản Thúc, Hoắc Thúc, Sái Thúc nổi loạn chống nhà Chu.
Phụ chính nhà Chu là Chu Công Đán mang quân dẹp loạn, giết Vũ Canh và lập người tông thất khác nhà Thương là Vi Tử Khải làm vua nước Tống. Tống trở thành một chư hầu của nhà Chu, tồn tại đến thời Chiến Quốc, truyền nối được 34 vua thì bị nước Tề diệt (286 TCN).
Một nhánh khác từ nước Tống dời sang nước Lỗ vào đầu thời Xuân Thu đổi làm họ Khổng, cháu 5 đời chính là đức Khổng Phu Tử thủy tổ của Nho giáo. Khổng Phu Tử truyền nối đến ngày nay trực hệ đã đến hơn 80 đời qua 2500 năm có lẻ, con cháu ở rải rác khắp trên thế giới từ Âu sang Á từ Mĩ sang Phi.