Sách Tam đại/Nhà Hạ/Thể chế chính trị
Thời Hạ, về mặt xã hội đã xuất hiện một số cơ cấu và chế độ quốc gia mang tính đại biểu. Cơ cấu quốc gia của triều Hạ bắt nguồn trực tiếp từ cơ cấu liên minh bộ lạc, có đặc trưng là[tham 64]:
Phạm vi quốc gia trực tiếp quản lý chỉ giới hạn trong nội bộ của thị tộc. Vượt ra ngoài bộ lạc Hạ tộc, các thủ lĩnh bộ lạc khác có được quyền quản lý và quyền thống trị tương đối độc lập trên lãnh địa của mình; đối với Hạ hậu, họ sử dụng phương thức thần phục và nạp cống để biểu thị quan hệ tương hỗ. Trên phương diện hình thức chính quyền và chế độ quản lý, có hai bản chất lớn là chuyên chế và dân chủ, thể hiện rõ chế độ quốc gia bắt đầu quá độ từ chính thể thị tộc dân chủ hướng đến chính thể quân chủ. Đương thời, tồn tại liên minh phương quốc bộ lạc theo phương pháp lấy vương triều Hạ của Hạ hậu thị làm trung tâm, các phương quốc bộ lạc này đều hình thành dưới chế độ thị tộc phong kiến của Hạ hậu thị, và sau đó duy trì quan hệ không thay đổi với Hạ hậu, đồng thời nhận được sự bảo hộ của Hạ hậu. "Thi Kinh" trong phần giảng thuật về thời kỳ chiến tranh giữa Thang và Kiệt có nói "Vi, Cố ký phạt, Côn Ngô, Hạ Kiệt"[tham 72] cho thấy Thỉ Vi thị[note 95] và Cố thị[note 96] hiệp đồng với Côn Ngô thị[note 97], Hạ hậu thị tham dự chiến tranh. Tuy nhiên Hậu Nghệ thuộc Hữu Cùng thị Đông Di có thể "dựa vào dân Hạ để kế thừa Hạ chính"[tham 63], qua đó cũng có thể thấy quan hệ thân cận giữa Hữu Cùng thị và Hạ hậu thị. Trong các ghi chép trong văn hiến, nguyên nhân Thái Khang thất quốc và Thiếu Khang phục quốc được quy kết là do Thái Khang, Tướng, Hàn Trác ra ngoài săn bắn thường nhật, không quan tâm đến dân sự. Tuy nhiên vào tiền kỳ Hạ triều, nông nghiệp chưa phát triển, nhiệm vụ săn bắn đều do các cường đinh tráng nam trong nội bộ bộ lạc đảm nhiệm, việc quân chủ săn bắn bên ngoài do vậy là hoạt động sản xuất bình thường, không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất quyền mất nước. Vào sơ kỳ Hạ triều tồn tại cảnh tượng tạp cư đan xen giữa Hạ tộc và ngoại tộc, giữa các bầy người xảy ra đấu tranh liên miên. Uy hiếp lớn nhất của Hạ tộc đến từ Di tộc phía đông, hai tộc triển khai chiến tranh hơn 100 năm, đến thời Trữ, Hòe thì mới hạ màn. Thời kỳ "vô vương" kéo dài bốn mươi năm từ khi Thái Khang thất quốc đến Thiếu Khang phục quốc chứng minh rằng Đông Di tộc khi ấy có thế lực cường thịnh, cũng phản ánh cơ sở của chính quyền Hạ hậu không chắc chắn. Nghệ thuộc Di tộc song lại được Hạ dân tán thành, thông qua hình thức xua đuổi Thái Khang mà đoạt được quyền vị Hạ hậu, cho thấy vẫn còn tồn tại đặc trưng dân chủ thiện nhượng của xã hội nguyên thủy "đức suy thì thay thế".[tham 31]
Sau khi Thái Khang thất quốc, Thiếu Khang từng chạy đến chỗ Hữu Ngu thị. Thủ lĩnh Hữu Ngu thị là Ngu Tư[note 69] gả hai con gái cho Thiếu Khang, lại ban điền ấp cho Thiếu Khang, Thiếu Khang đang lúc khốn nan nay có được một địa vị nhất định. Tuy nhiên, Hữu Ngu thị và Hạ hậu thị không có quan hệ huyết thống trực tiếp, song thủ lĩnh Hữu Ngu thị có vẻ như đại lực ủng hộ Hạ hậu thị, thể hiện rõ rằng bộ lạc thần thuộc Hạ hậu thị bắt đầu chấp thuận sự thống trị "gia thiên hạ" của Hạ hậu thị, thừa nhận rằng sự thống trị của Hạ hậu thị mới là chính thống.[tham 64]
Quốc gia mà chính quyền Hạ hậu kiến lập là một quốc gia phôi thai nguyên thủy, do vậy sức sản xuất ở mức thấp, cơ cấu chính trị không hoàn thiện, hệ thống giao thông lạc hậu, do vậy thế lực của Hạ hậu giới hạn trong khu vực vương kỳ rộng chừng 100 lý. Khu vực ngoài cương giới của Hạ, Hạ hậu chỉ có thể thông qua phương thức kết minh hòa hiếu để duy trì ảnh hưởng của mình. Kiểu cục thế này là đặc trưng quốc gia chung của Tam Đại thượng cổ là Hạ, Thương và Tây Chu.[tham 3]
Thể hệ quan chức
sửa"Lễ ký-Tế nghĩa" viết rằng "thời xưa, Hữu Ngu thị quý đức và thượng xỉ, Hạ hậu thị quý tước và thượng xỉ", phản ánh người Hạ xem trọng quan vị, cũng qua đây có thể nói chức quan đời Hạ có phân biệt đẳng cấp cao thấp rõ ràng.[tham 113] Trong văn hiến hậu kỳ có chép rằng thời Hạ đã lập chuỗi quan chức lớn nhỏ. Trong "Thượng thư-Cam thệ" có ghi "đại chiến ở Cam, bèn triệu lục khanh, Vương nói: Ôi![note 142], lục sự chi nhân, ta thệ cáo ngươi"; còn trong "Mặc tử-Minh quỷ" có viết "tả hữu lục nhân"; lục khanh, lục sự chi nhân, lục nhân có khả năng giống như giống như lục khanh thời Chu, sáu vị đại quan giúp đỡ Hạ hậu quản lý sự vụ quốc gia.[tham 114] "Lễ ký-Minh đường vị" có nói đến "Hạ hậu thị quan bách" chỉ là quan viên hạ cấp của lục sự chi nhân.[tham 115] Từ "bách" trong "quan bách" chỉ số nhiều, cũng không phải là số tròn chục, có rất ít ghi chép về chức vị của quan bách.[tham 53] Thời Hạ, có nhiều chức quan gọi là "chính", có "mục chính" quản lý việc chăn thả gia súc, bào chính quản lý việc nấu ăn nhà bếp, xa chính chuyên quản lý việc chế tạo xe. Bên dưới quan "chính" còn tồn tại tiểu lại gọi là "công". "Hạ thư" viết "tù nhân dĩ mộc đạc[note 143] tuẫn vu lộ".[tham 116]", quan viên mà Hạ hậu cho đi tứ xứ tuần chinh thi ca và ý kiến gọi là "tù nhân". "Hạ thư" có viết "Thần bất tập ư phòng[note 145][note 146], mậu[note 147] tấu cổ, sắc phu trì, thứ nhân tẩu[tham 117]", tự thuật về một khoảng thời gian xảy ra nhật thực, có "mậu" quan đánh trống lớn để báo cho mọi người, mỗi quan lại và thứ dân tự chạy vội vàng báo cho nhau. "Tù nhân", "mậu", "sắc phu" đều thuộc tiểu lại cấp "công"[tham 53] Hạ hậu có khả năng còn có "quan chiêm"[note 148][note 149] chuyên lo việc bói toán bằng mai rùa và cỏ thi (tức bốc thệ). "Mặc Tử-Canh trú" chép rằng Hạ hậu Khải đúc đỉnh ở Côn Ngô, từng thông qua bốc quan dưới quyền là Ông Nan Ất để cầu vấn thiên thần[note 150][tham 92] Ngũ phục cống phú từ Cửu châu là nguồn kinh tế chủ yếu của Hạ hậu thị, trong số các "quan bách" của Hạ hậu thị có nhiều người chuyên lo việc trưng thu phú dịch.[tham 3] Trong "Thượng thư-Hạ thư", liên quan đến quá trình thiết quan phân chức về đại lược, có viết "phú nạp dĩ ngôn, minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung.[note 151][tham 120]
Chế độ phú nạp
sửaChế độ thị tộc phong kiến thời Hạ cũng có sự thể hiện về mặt kinh tế. Thượng thư viết "Tứ hải hội đồng, lục phủ khổng tu. Thứ thổ giao chính, để thận tài phú, hàm tắc tam nhưỡng thành phú, trung bang tích thổ, tính, chi đài đức tiên, bất cự trẫm hành"[tham 91], tức nói thị tộc bộ lạc trong tứ hải đều quy phụ Hạ hậu, sáu loại vật chất kim mộc thủy hỏa thổ cốc đều chịu trị lý, phân biệt rõ ràng ruột đất tốt xấu các xứ, đem phân vào ba hạng để quyết định số lượng phú nạp, khiến cho việc phú nạp được hợp lý mà không thiên lệch, việc ban đất, ban họ căn cứ vào quan hệ giữa phương quốc bộ lạc và Hạ hậu mật thiết hay xa cách để định ra thứ tự phong kiến trước sau. Thiên "Vũ cống" cũng liệt ra tình hình cụ thể về vật phẩm mà Cửu châu phú nạp, đem số lượng vật phẩm phân thánh 9 hạng: thượng thượng, trung thượng, hạ thượng, thượng trung, trung trung, hạ tủng, thượng hạ, trung hạ, hạ hạ.[note 110] Ngoài ra, còn căn cứ vào cự ly địa lý xa gần so với đô ấp của Hạ hậu thị mà phân ra "Ngũ phục" điện, hầu, tuy, yêu, hoang[note 152].
- Điện phục gồm các phương quốc bộ lạc có cự ly dưới 500 lý tính từ đô thành của Hạ, là khu vực cung ứng lương thực chủ yếu của đô thành Hạ. Trong 100 lý phú nạp bó lúa, trong 100-200 lý thì phú nạp bông lúa, trong 200-300 lý thì phú nạp hạt lúa nguyên trấu, trong 300-400 lý thì phú nạp gạo thô, trong 400-500 lý thì phú nạp gạo tinh.
- Hầu phục gồm các phương quốc bộ lạc có cự lý từ 500-1000 lý tính từ đô thành của Hạ, là phong địa của thị tộc chư hầu của Hạ hậu thị. Từ 500-600 lý là thải địa[note 153] (tức phong địa của khanh đại phu), từ 600-700 lý là tiểu quốc của nam tước, từ 700-1000 lý là đại quốc của hầu bá.
- Tuy phục là khu vực có cự ly 1000-1500 lý tính từ đô thành Hạ, là khu vực ven nằm trong phạm vi thế lực của Hạ hậu. Trong ba trăm lý đầu thi hành quản lý văn hóa giáo dục, trong hai trăm lý còn lại tiến hành phát huy vũ lực để phòng vệ.
- Yêu phục là khu vực có cự ly 1500-2000 lý tính từ đô thành Hạ, là khu vực mà Hạ hậu phải thông qua phương pháp kết minh giao thiệp để gia tăng ảnh hưởng. Trong ba trăm lý đầu thì thông qua đồng minh sống chung hòa bình, hai trăm lý còn lại là nơi lưu đày dân Hạ.
- Hoang phục là khu vực có cự ly 2000-2500 lý tính từ đô thành Hạ, là cương vực của dị tộc, chỉ có liên hệ gián tiếp với Hạ hậu thị. Trong ba trăm lý đầu là các dân tộc thiểu số, hai trăm lý ngoài là nơi lưu đày[tham 121].
Miêu tả về Cửu đẳng và Ngũ phục là theo cách nhìn của người thời Chu đối với kinh tế phú nạp của triều Hạ, không nhất định là thực tế vào thời Hạ. Như thép, thép cứng không có nhiều khả năng là vật phẩm thời Hạ, tước vị chư hầu thời kỳ Hạ cũng không có cách nào khảo chứng. Tuy nhiên, trong đó phản ảnh một số quan điểm, như Hạ hậu căn cứ đường đi xa gần và tình hình sản xuất các nơi để định ra các sản vật phải nộp khác nhau, có thể đúng là thực tế vào thời Hạ.[tham 3]
Luận thuật về chế độ phú nạp của triều Hạ, "Mạnh Tử" viết "Hạ hậu thị năm mươi[note 154] mà cống, người Ân bảy mươi[note 154] mà trợ, người Chu trăm mẫu mà triệt, kỳ thực đều đánh thuế thập phân"[tham 35], ý là chế độ "cống" thời Hạ, "trợ" thời Ân và "triệt" thời Chu thực tế đều buộc dân hộ nộp một phần mười vật phẩm làm ra mỗi năm, và chế độ điền phú Tam Đại Hạ-Thương-Chu một mạch nối tiếp nhau, Cố Viêm Vũ dựa vào đó mà nhận định "chế độ điền phú từ thời cổ đến nay, thực tế bắt đầu từ Vũ".[tham 122] Chế độ thập phân của triều Chu lấy tổng thu hoạch bình quân trong vài năm của một dân hộ, sau đó thu một số trung dung không đổi làm số lượng thuế phải nộp.[note 155], với sức sản xuất và sức bức xạ của chính quyền thời Hạ thì vẫn chưa đủ khả năng thi hành chế độ địa tô thực vật như vậy. Mạnh Tử viết chữ "cống", mang nghĩa thể hiện là giữa dân chúng và quý tộc không có yếu tố cưỡng chế quá lớn, mà có khả năng tồn tại tính tự nguyện ở một mức độ nhất định. Chế độ phú cống mang tính chất dân chúng tự chủ này phù hợp với thời Hạ, vốn có sức sản xuất thấp kém và chính quyền của Hạ hậu thị có cơ cấu không hoàn chỉnh, cũng gần gũi với trật tự kinh tế dân chủ của thị tộc bộ lạc nguyên thủy. Vào mạt kỳ triều Hạ, quan hệ giữa Hạ hậu thị và phương quốc bộ lạc xấu đi, Hạ hậu Kiệt thảo phạt tứ xứ, ông tăng số điền phú quy định để sung cho quân phí, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân, kích thích tâm lý bất mãn, khiến họ phản lại Hạ hậu mà chạy sang với Thương Thang. Trong lúc chinh Hạ, Thang từng thề trước mọi người "tội Hạ như thế nào? Hạ vương làm hại đến sức của mọi người, chia cắt Hạ ấp, có dân chúng mệt mà chẳng giúp" để trách tội trạng chủ yếu của Kiệt. Ngoài việc cống thập phân, Kiệt còn bắt dân binh chinh dịch, sau đó dân chúng bất mãn nên chọn thái độ bất hợp tác. Nhìn sang chế độ "trợ" thời Ân-Thương, bình dân bách tính ngoài nghĩa vụ sản xuất nông nghiệp còn có trách nhiệm lao dịch với binh dịch là chính, kết quả là Thương tộc có thể động viên binh lực lớn hơn so với Hạ hậu.[tham 3]
Chế độ hình pháp
sửaVăn hiến cổ chép rằng vào thời kỳ Hạ đã có chế độ hình pháp khá hoàn thiện. "Thượng thư-Lã hình" có viết "Mục vương theo Thục hình thời Hạ mà chế ra Lã hình", tức là chỉ việc Chu Mục vương lấy Thục hình của triều Hạ để chế định chế độ hình pháp của Chu quốc, là tham khảo trọng yếu của "Lã hình". "Thục hình" được viết trong văn bản có nhiều khả năng là một loại[tham 123][tham 124] với "Vũ hình"[note 156] trong Tả truyện "Hạ hữu loạn chính, nhi tác Vũ hình"[note 157] Nhưng Thục hình[note 158], Vũ hình có phải là hình pháp vào thời Hạ hay không, nội dung cụ thể ra sao, đến nay vẫn chưa khảo được. Trong Tả truyện có dẫn thuật từ "Hạ thư" về hình pháp thời Hạ "hôn[note 159], mặc[note 160], tặc[note 161], sát"[tham 126], nghĩa là người phạm vào ba loại tội hôn, mặc, tặc này thì sẽ bị phán tử hình. Thúc Hướng nước Tấn gọi loại hình pháp này là "Cao Dao chi hình".[tham 127] Tuy quan niệm tử hình đã sản sinh từ thời đại đồ đá mới, song lý quan của Vũ là Cao Dao có khả năng là nhân vật đầu tiên pháp luật hóa tử hình.[tham 53] "Hoàn thổ[note 162]"[note 163] của Hạ hậu Hòe, nơi Thương Thang bị Hạ kiệt giam giữ là "Hạ đài" chính là nhà giam thời Hạ[note 164], nhà giam được ghi chép sớm nhất trong sách sử Trung Quốc.[tham 26][note 165] Hoàn thổ là một loại nhà giam nguyên thủy, có hình tròn được đào bên dưới lòng đất, trên mặt đất dựng bờ rào vây quanh thổ lao.[tham 53] "Đại Vũ mô" viết "giới chi dụng hưu, đổng chi dụng uy, khuyến chi dĩ "Cửu ca", tỉ vật hoại"[tham 130], đánh giá rằng việc Hạ hậu lập ra hình pháp là một loại thủ đoạn trong việc tiến hành trị lý dân chúng.[tham 3]