Sách Hàn Phi Tử/Trung hiếu
- 1.
Thiên hạ đều cho rằng cái đạo hiếu dễ, trung thuận là phải, nhưng không ai biết xét cái đạo hiếu dễ, trung thuận cho kỹ mà thi hành. Vì vậy cho nên thiên hạ loạn. Mọi người đều cho rằng đạo của Nghiêu Thuấn là phải và lấy đó làm phép tắc. Vì vậy cho nên có kẻ giết vua, có kẻ lừa cha. Nghiêu, Thuấn. Thang. Vũ đều làm trái cái nghĩa giữa vua với tôi, làm cho việc giáo hoá đời sau bị rối loạn. Nghiêu làm vua mà lại dùng bầy tôi làm vua của mình[88]. Thuấn là bầy tôi mà lại bắt vua phải làm bầy tôi của mình. Thang và Vũ Vương là bầy tôi nhưng lại giết vua của mình, hành hình thi hài của vua. Thế mà thiên hạ lại khen họ. Chính vì vậy cho nên thiên hạ cho đến nay không trị yên.
Nói chung, kẻ được gọi là vị vua sáng là người biết chán dắt bầy tôi của mình; kẻ gọi là bầy tôi hiền là kẻ biết soi sáng pháp luật. Nay Nghiêu tự cho mình là sáng suốt nhưng không thể chăn dắt Thuấn; Thuấn tự cho mình là hiền nhưng không thể đề cao Nghiêu; Thành Thang, Vụ Vương tự cho mình làm việc nghĩa nhưng lại giết vua của mình. Điều đó chứng tỏ vị vua “sáng” vẫn thường cho, và bầy tôi “hiền” vẫn thường nhận. Cho nên cho đến nay có kẻ làm con lấy nhà của cha, làm tôi có kẻ lấy nước của vua. Làm cha mà nhường cho con, làm vua mà nhường cho bầy tôi, đó không phải là cái đạo để quy định ngôi thứ, thống nhất việc giáo hoá.
Thần nghe nói: “Tôi thờ vua, con thờ cha, vợ thờ chồng, ba việc đó thuận thì thiên hạ trị yên. Đó là cái đạo bất biến của thiên hạ. Vị vua sáng, bầy tôi hiền không thể thay đổi được nó”. Như vậy thì tuy vua có hư hỏng, bầy tôi cũng không dám xâm lấn. Nay việc chuộng người hiền, dùng người khôn ngoan không theo cái nguyên tắc bất biến, trái ngược với đạo, nhưng thiên hạ lại thường cho là trị yên. Vì thế cho nêu họ Điển cướp nước của họ Lữ ở nước Tề, họ Đái cướp ngôi của họ Từ ở nước Tống. Đó đều là những người hiền và khôn ngoan chứ đâu phải là những người ngu và kém? Như vậy, nếu bỏ cái đạo bất biến, chuộng người hiền thì sinh loạn, bỏ pháp luật để dùng người khôn thì nguy. Cho nên có câu: “Chuộng pháp luật chứ không chuộng người hiền”.
- 2.
Sách có chép (Mạnh tử thiên Vạn Chương): “Thuấn thấy Cổ Tẩu, mặt Thuấn có vẻ buồn. Khổng Tử nói: Lúc bấy giờ thực là nguy! Thiên hạ nguy ngập, kẻ có đạo đến cha cũng còn không thể xem là con, vua cố nhiên cũng không thể xem là bầy tôi”. Thần bảo: “Khổng Tử vẫn chưa biết cái đạo hiếu dễ, trung thuận. Như thế hoá ra kẻ có đạo tiến lên không thể làm chủ của bầy tôi mình, lui về không thể làm con của mình hay sao? Sở dĩ ông cha muốn có người con hiền là vì nếu nhà mình nghèo thì nó sẽ làm cho giàu, nếu cha khổ sở thì nó sẽ làm cho sung sướng. Sở dĩ ông vua muốn có bầy tôi hiền là vì nếu nước rối loạn thì bầy tôi có thể làm cho nước trị an, nếu ông vua bị thấp kém thì bầy tôi có thể làm cho địa vị ông ta được nâng cao lên. Nay có người con hiền mà lại không lo được cho cha, thì người ở nhà sẽ khổ, nếu, có bầy tôi hiền mà lại không cho cho nhà vua thì địa vị của nhà vua sẽ nguy. Nếu thế thì ông cha có đứa con hiền, ông vua có bầy tôi hiền chỉ làm cho mình nguy hại mà thôi chứ có lợi gì đâu? Đây có thể nói rằng bầy tôi trung không làm cho vua bị nguy, đứa con hiếu không làm cho cha mẹ bị chê bai?
Nay Thuấn lấy cái hiền của mình để lấy nước của nhà vua: Thang, Vũ lấy chữ nghĩa để đuổi và giết vua của mình. Đó đều là những người mượn Choi hiền để làm nguy đến chủ, thế nhưng thiên hạ vẫn cứ cho họ là hiền. Các liệt sĩ ngày xưa[89], khi tiến thì không làm tôi của nhà vua, khi thoái thì không lo việc nhà mình. Như vậy thì khi tiến sẽ chê bai vua mình, khi thoái sẽ chê bai cha mẹ mình.
Vả lại, khi tiến không lo việc nhà vua, khi thoái không lo việc nhà, đó là con đường làm cho đời loạn, dòng dõi tuyệt tự. Cho nên khen Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, và khen bọn liệt sĩ đó là cái biện pháp làm cho thiên hạ rối loạn, Cổ Tẩu là cha của Thuấn mà Thuấn đuổi đi, Tượng là em của Thuấn mà Thuấn giết chết. Đuổi cha, giết em không thể gọi là nhân, lấy hai người con gái của nhà vua để lấy thiên hạ không thể gọi là nghĩa. Nhân và nghĩa đều không có, không thể gọi là sáng suốt. Kinh thi nói: “Suốt dưới gầm trời, không đâu không phải là đất của vua; trên tất cả đất đai cho đến ba biển không ai không phải là tôi của nhà vua” (Tiểu nhã: thiên Bắc Sơn). Nếu như lời nói này là đúng, thì Thuấn khi ra làm quan bắt vua làm tôi của mình, khi về nhà bắt cha mình làm tôi của mình, bắt mẹ mình làm thiếp của mình, lấy con gái của chủ làm vợ. Cho nên bọn liệt sĩ ở trong không lo việc nhà, làm cho đời loạn, tuyệt tự; còn ở ngoài thì ép nhà vua. Dẫu cho xương mục thịt nát, phơi bày trên đất hay chạy vào sống vào hang, họ cũng không sợ nhảy vào nơi nước lửa, khiến cho thiên hạ đua nhau bắt chước mình. Như vậy thiên hạ chết ngổn ngang vui lòng làm ma, đó đều là những kẻ bỏ đời mà không theo cái chính đạo vậy.
Những kẻ đời nay gọi là liệt sĩ, thoát ly mọi người làm theo riêng của mình, muốn khác mọi người, theo cái học “điềm đạm”, dùng lời nói “thấp thoáng”[90]. Thần cho rằng cái học “điềm đạm” là cái học vô dụng, lời nói “thấp thoáng” là lời nói không theo pháp luật. Nói những lời không theo pháp luật, dạy cái học vô dụng, nhưng thiên hạ lại gọi là sâu sắc.
Đã thờ vua, nuôi cha mẹ thì không thể điềm đạm. Đã cai trị người ta thì phải bàn đến chuyện trung tín, pháp luật và thuật trị nước, đã nói chuyện trung tín, pháp luật và thuật trị nước thì không thể nói thấp thoáng được. Cái lời thấp thoáng, cái học điềm đạm, đó là cái thuật mê hoặc thiên hạ. Đứa con hiếu thờ cha, không bao giờ tranh nhau lấy cái nước của vua. Làm con người ta mà lại khen cha mẹ người khác nói: “Cha mẹ anh Mỗ thức khuya dậy sớm, dốc sức làm ăn để có tài sản nuôi con chúa, tôi tớ, những người thiếp”, như vậy là phỉ báng cha mẹ mình. Làm bầy tôi của người ta mà cứ luôn luôn ca ngợi cái đức của các tiên vương dồi dào và hâm mộ nó là phỉ báng ông vua của mình vậy.
Kẻ chê bai cha mẹ mình thiên hạ đều biết là kẻ bất hiếu, nhưng kẻ chê bai ông vua của mình thì thiên hạ lại cho là hiền. Vì vậy cho nên sinh loạn. Cho nên những kẻ làm tôi không được khen Nghiêu Thuấn là hiền, không được khen sự đánh dẹp của Thang, Vũ, không được nói cái cao quý của bọn liệt sĩ, mà phải ra sức giữ pháp luật, những kẻ một lòng thờ vua là kẻ tôi trung.
- 3.
Đời xưa dân “đầu đen” đần độn, ngu xuẩn, cho nên có thể lấy cái hư danh để sử dụng họ. Dân ngày nay khôn ngoan, ranh mãnh, muốn làm theo ý mình mà không nghe bề trên. Bề trên thế nào cũng phải dùng khen thưởng để khuyến khích họ, sau đó họ mới có thể tiến lên. Lại phải dùng cách đe doạ họ bằng hình phạt thì sau đó họ mới không dám rút lui.
Thế nhưng người đời đều nói: “Hứa Do nhường thiên hạ, sự khen thưởng không đủ để khuyến khích ông ta; Đạo Chích phạm hình phạt xông vào tai nạn, hình phạt không đủ để ngăn cấm ông ta”. Thần nói: “Kẻ chưa có thiên hạ mà không coi thiên hạ ra gì đó là Hứa Do[91]; kẻ đã có thiên hạ nhưng không coi thiên hạ ra gì, đó là Nghiêu và Thuấn. Bỏ chữ liêm, tìm của cải, phạm hình phạt, chạy theo lợi, đó là Đạo Chích. Hai người này (Hứa Do, Đạo Chích) đều là những người nguy hiểm.
Đạo trị nước dùng dân không căn cứ vào hai người này. Trị nước là trị những người bình thường. Những người nguy hiểm, những lời nói vi diệu là cái hại của việc trị nước. Những kẻ sĩ tột bực trong thiên hạ không thưởng mà khuyến khích, những kẻ sĩ kém nhất trong thiên hạ không thể lấy hình phạt để ngầm cấm. Thế nhưng mượn cớ những kẻ sĩ tột bậc mà không đặt khen thưởng, mượn cớ những kẻ sĩ kém nhất mà không đặt hình phạt thì cái đạo trị nước dùng dân sẽ hỏng.
Kết quả là những người ở đời phần lớn không nói đến phép nước mà nói đến kế hợp tung và liên hoành. Những kẻ chủ trương hợp tung nói: “Nếu hợp tung được thì thành bá”. Còn những kẻ chủ trương liên hoành nói: “Nếu liên hoành thành công thì lập nên nghiệp vương”. Những người ở phía đông núi nói chuyện hợp tung và liên hoành không ngày nào dứt, thế nhưng công danh vẫn không thành, cơ nghiệp bá vương vẫn không lập được; những lời nói suông không phải là cái làm cho nước được trị yên. Bậc vương giả một mình làm thì gọi là vương, cho nên Tam vương không chủ trương phân ly hay liên hợp mà làm đúng, ngũ bá không chờ đợi hợp tung hay liên hoành mà sáng suốt. Họ chỉ lo trị bên trong để chống chế bên ngoài mà thôi.
- 1.
Sở dĩ bậc vua chúa thân nguy, nước mất là vì quan đại thần quá sang, những người chung quanh quá oai. Gọi là sang, bởi vì không có pháp luật mà tự tiện hành động, nắm lấy cái quyền lực một nước mà làm lợi cho việc riêng của mình. Gọi là oai, bởi vì nắm lấy quyền thế mà quyết định sự nặng nhẹ Hai hạng người này không thể không xem xét kỹ.
Nói chung, con ngựa sở dĩ có thể chở nặng, kéo xe đi xa là vì sức gân của nó mạnh. Bậc vua có vạn cỗ xe, bậc vua có ngàn cỗ xe sở dĩ khống chế được thiên hạ, chinh phục được chư hầu là nhờ uy thế của mình. Uy thế là cái sức gân của vị vua chúa. Nay quan đại thần có được cái oai, những người chung quanh có được cái thế, thì nhà vua mất sức mạnh. Bậc vua chúa đã mất sức mạnh mà còn giữ được nước trong ngàn người không có lấy một người. Hổ báo sở dĩ thắng được người và bắt được trăm loài thú là vì nó có nanh vuốt. Nếu như hổ báo bỏ mất nanh vuốt thì người ta thế nào cũng khống chế được nó. Nay cái thế lớn đó là nhanh vuốt của nhà vua. Nhà vua bỏ mất nanh vuốt của mình thì cũng như hổ báo bỏ mất nanh vuốt vậy. Vua nước Tống trao nanh vuốt cho Tử Hãn, Tề Giản Công trao nanh vuốt cho Điền Thường, mà không sớm cướp lại, cho nên thân bị chết, nước bị mất. Nay các ông vua không có thuật trị nước đều hiểu rõ cái sai của vua Tống, của Giản Công nhưng vẫn không thấy rõ sự lầm lẫn của mình là vì họ không xét kỹ những sự việc cùng loại với nhau.
- 2.
Vả lại, những kẻ sĩ cổ thuật trị nước với những bầy tôi cầm quyền là không thể dung nạp được nhau. Lấy cái gì để chứng minh điều đó? Nhà vua có được kẻ sĩ có thuật trị nước thì quan đại thần sẽ không được phép nắm quyền quyết định, những người chung quanh không dám ra uy. Quyền thế của quan đại thần và của những kẻ chung quanh nhà vua bị dẹp, thì đạo của nhà vua được sáng. Ngày nay thì không thế. Những bầy tôi đương cầm quyền được thế chuyên quyền để hoàn thành việc riêng của mình, những người chung quanh nhà vua bè đảng với nhau để khống chế những người sơ và xa. Như thế thì những kẻ sĩ có thuật trị nước đến đời nào mới được tiến cử và được dùng, vị vua chúa đến lúc nào mới có thể bàn và quyết định? Cho nên những kẻ sĩ có thuật trị nước đã không chắc chắn được dùng lại ở vào cái thế không thể cùng tồn tại với các quan cầm quyền làm sao khỏi nguy?
Cho nên bậc làm vua người ta trừ phi là những người có thể gạt bỏ những lời bàn của các quan đại thần, chống lại những lời tán tụng của những người chung quanh mình, mà chỉ theo những lời đúng với đạo, thì các kẻ sĩ có cái thuật trị nước làm sao có thể chịu cái nguy bị chết mà dâng lời nói của mình? Do đó dời không thể trị yên.
Vị vua sáng căn cứ vào công lao mà ban tước lộc, cân nhắc tài năng mà trao nhiệm vụ, những người dùng là những người có tài, những người được đề bạt là những người giỏi. Những kẻ sĩ tài giỏi được tiến cử thì chuyện cầu xin ở cửa riêng chấm dứt: Khi những người có công được lộc hậu, những người có năng lực ở chức quan to thì những kẻ SI cầm thanh kiếm riêng làm sao khỏi từ bỏ sự dũng cảm riêng của mình để hăng hái chống lại quân địch? Bọn du thuyết muốn làm quan làm sao khỏi từ bỏ việc chạy chọt ở cửa riêng để lo thân mình cho trong sạch? Chính đó là cách tập hợp được những kẻ sĩ tài giỏi và giải tán được các bè lũ ở các cửa riêng vậy.
Nay những kẻ ở gần nhà vua không nhất thiết đều khôn ngoan. Nhà vua đối với người ta có khi vì quen biết mà nghe theo, cho họ vào thì vì họ gần gũi mà nhà vua xét lời của họ, nghe theo những người gần gũi mình mà không xét đến cái khôn của họ. Như vậy là cùng với những người ngu mà bàn về người khôn vậy. Những người cầm quyền không nhất thiết là những người hiền. Nhà vua đối với người ta có khi vì có người khen họ là hiền mà kính trọng họ, nhà vua cùng những người cầm quyền bàn về việc làm của họ, nghe theo lời nói của họ mà không dùng người hiền, như vậy là cùng những người hư hỏng bàn về những người hiền vậy. Cho nên kẻ khôn bị những người ngu quyết định sách lược, người hiền bị bọn hư hỏng xét việc làm của mình. Như vậy thì kẻ sĩ hiền và khôn làm sao còn được dùng, và cái sáng của nhà vua bị tắc vậy.
- 2.
Ngày xưa Quan Long Bàng thuyết phục Kiệt mà tay chân bị chặt; Vương Tử Tỷ Can can gián Trụ mà quả tim bị mổ: Tử Tư trung thực với Phù Sai mà bị giết bằng thanh kiếm Chúc Lâu. Ba người này làm tôi không phải không trung; lời nói của họ không phải không đúng. Thế nhưng họ đều không tránh được mối lo bị chết. Đó là vì cái mối lo của nhà vua không xét những lời nói hiền và khôn, mà bị bọn ngu và hư hỏng che lấp. Các vị vua ngày nay nếu như không phải là những người dám dùng những kẻ sĩ có thuật trị nước, mà lại nghe những người ngu và hư hỏng thì những kẻ sĩ hiền và khôn ngoan ai dám chịu cái nguy của ba người nói trên mà dâng cái khôn và cái tài của mình? Chính vì thế cho nên đời cứ loạn lạc mãi.
Chú thích
sửa[88] Nghiêu làm vua được 72 năm rồi nhường ngôi cho Thuấn. Nghiêu còn sống 28 năm nữa mới chết
[89] Chỉ các ẩn sĩ
[90] Những chữ “thấp thoáng”, “điềm đạm” là của Đạo đức kinh.
[91] Trang Tử nói đến chuyên Nghiêu nhường thiên hạ cho Hứa Do nhưng Hứa Do không nhận.