Sách Hàn Phi Tử/Hỏi họ Điền (Vấn Điền)

1.

Từ Cừ hỏi Điền Cưu: Tôi nghe nói kẻ sĩ khôn ngoan không phải từ dưới lên dần dần mới gặp được nhà vua, bậc thánh nhân không biểu lộ công lao rồi mới được nhà vua tiếp kiến”. Nay Dương Thành Nghĩa Cừ là viên tướng sáng suốt mà làm một chức quan nhỏ, Công Tôn Đàn Hổi là một tướng quốc thánh mình nhưng lại bắt đầu từ chức quan nhỏ ở địa phương là tại làm sao?”. Điều Cưu nói: “Sở dĩ như vậy không có việc gì khác, đó là vì nhà vua có phép tắc, bề trên có thuật cai trị đó thôi! Vả lại, túc hạ chẳng nghe nói nước Sở cho Tống cô làm tướng mà bỏ mất chính sự, nước Nguỵ cho Phùng Ly làm tướng quốc mà mất nước hay sao? Hai ông vua chạy theo lời nói suông, bị lời biện thuyết làm mê hoặc không lấy chức quan nhỏ để thử, không xem họ ở địa phương, cho nên có mối lo bỏ mất chính sự và mất nước. Do đó mà xem thì không thử ở chức quan nhỏ, không xem ở địa phương đâu phải là cách đề phòng của bậc vua sống?

2.

Đường Khuê Công hỏi Hàn Tử: “Tôi nghe nói theo lễ, lời nói nhún nhường đó là cái thuật để bảo toàn thân mình: trau giồi đức hạnh, bớt cái khôn ngoan, đó là cái đạo làm cho nổi danh”. Nay tiên sinh lập phép tắc và thuật trị nước, định quy củ, tôi trộm nghĩ là nguy đến thân và hại đến tính mạng. Lấy gì để chứng minh điều đó? Tôi nghe tiên sinh nói: nước Sở không dùng Ngô Khởi nên nước loạn, đất bị cắt, nước Tần dùng Thương Quân nên giàu mạnh. Lời nói của hai ông kia là đúng, thế nhưng Ngô Khởi bị xé xác, Thương Quân bị xe phanh thây. Đó là mối lo không gặp đời và không gặp chúa vậy. Việc gặp gỡ không thể chắc có nhưng mối lo và mối hoạ thì không thể tránh được. Nói chung, bỏ đạo an toàn để làm việc nguy hiểm tôi trộm cho tiên sinh không nên làm”.

Hàn Tử nói: “Tôi rất hiểu những lời nói của tiên sinh. Phàm nắm lấy quyền cai trị thiên hạ, dùng pháp độ để trị dân là điều không phải dễ. Nhưng sở dĩ tôi gạt bỏ lời dạy của tiên sinh mà làm theo điều riêng tôi cho là phải vì tôi trộm nghĩ rằng lập phép tắc và thuật cai trị, lập ra quy củ, đó là đạo để làm lợi cho dân và tiện cho thì dân. Cho nên tôi không sợ cái tai hoạ và mối lo bị chúa hôn ám vua loạn, mà nhất định nghĩ đến cái lợi của việc trị dân, hành động của kẻ có nhân và có trí. Sợ mối lo và cái hoạ do chúa loạn, vua hôn ám gây nên mà tránh cái hại bị chết bị giết, hiểu rõ cái lợi của mình mà không nhìn thấy cái lợi của dân hèn, là hành vi của kẻ tham lam bỉ ổi. Tôi không đành làm việc tham lam bỉ ổi, không dám làm hành vi có hại đến chữ nhân và chữ trí. Tiên sinh có bụng thương đến tôi, nhưng thực ra làm thương tổn đến tôi rất nhiều”.