Sách Hàn Phi Tử/Giải thích Lão Tử (Giải Lão)

1.

Đức là cái ở bên trong, còn cái người ta thu hoạch được là cái ở bên ngoài. Nói rằng “Bậc đức hạng trên không chăm chú vào đức” là ý nói cái tinh thần của ông ta không biểu lộ ra bên ngoài. Vì tinh thần của ông ta không biểu lộ ra bên ngoài cho nên thân ông ta toàn vẹn. Thân ông ta toàn vẹn, cho nên gọi là “thu hoạch được”. Thu hoạch được là được cái thân mình vậy.

Phàm cái đức là bắt đầu bằng “vô vi” và hoa thành bằng cái “vô dục”. Nó yên là nhờ chỗ không suy nghĩ. Nó vững chắc là nhờ chỗ không hoa động. Nếu làm và muốn thì cái đức không yên được Đức không yên được thì không hoàn mỹ. Nếu cứ dùng và suy nghĩ thì không vững chắc. Không vững chắc thì không có công. Không có công là do chỗ dùng đến đức. Tự cho mình có đức thì không có đức, không tự cho mình có đức lại là có đức. Cho nên nói: “Bậc đức hạng trên không cho mình có đức cho nên có đức” (Chương 38).

2.

Sở dĩ người ta quý cái vô vi, cái không suy nghĩ, là vì nó trống không, là vì cái ý của nó không bị cái gì khống chế. Phàm kẻ không có thuật cho nên mới cho cái vô vi, không suy nghĩ là trống không. Phàm cho cái vô vi, không suy nghĩ là cái trống không là vì bụng của mình vẫn không quện cái trống không cho nên mới bị cái trống không: khống chế. Gọi là trống không nghĩa là cái ý của mình không bị cái gì khống chế. Nay đã bị cái trống không khống chế như vậy không phải là trống không nữa. Cái vô vi của sự trống không là không xem cái vô vi là cái vĩnh viễn. Vì không xem cái vô vi là cái vĩnh viễn cho nên mới trống không. Vì trống không cho nên cái đức mới dồi dào. Cái đức dồi dào gọi là cái đức của bậc trên. Vì vậy nói: “Cái đức bậc trên vô vi nhưng không cái gì không làm” (Chương 38).

3.

Nhân là nói trong lòng hớn hở thương người, vui mừng khi người ta gặp phúc và khó chịu khi người ta gặp hoạ. Nó sinh ra trong lòng không thể cấm được, chứ không phải là cẩu mong báo đáp. Cho nên nói “Cái nhân bậc trên làm mà không cho là có làm” (Chương 38).

4.

Nghĩa là phận sự của vua với tôi, của người trên với người dưới, là sự phân biệt giữa cha với con, giữa người sang với người hèn, là sự tiếp xúc giữa người bạn bè quen biết, là sự phân biệt giữa người thân với kẻ sơ, giữa trong với ngoài.

Bầy tôi thờ vua là phải. Người dưới nghĩ đến người trên là phải. Con thờ cha là phải. Người hèn kính trọng kẻ sang là phải. Người thân ở trong và người sơ ở ngoài là phải. Nghĩa là cái phải làm vì phải làm cho nên làm. Cho nên nói: “Cải nghĩa bậc trên làm những có cái để làm” (Chương 38).

5.

Lễ là cái để bộc lộ tình cảm. Nó là cái tô vẽ bên ngoài của mọi điều nghĩa, là mối quan hệ giữa vua với tôi, giữa cha với con, là cái làm cho người sang khác kẻ hèn, người hiền khác kẻ kém. Trong lòng nghĩ đến nhưng không nói ra, cho nên rảo bước nhanh đến cúi lạy để biểu lộ. Trong lòng thực yêu, nhưng không biết cho nên dùng lời hay câu văn vẻ để cho người ta tin. “Lễ là để bộc lộ cái về bên ngoài của tình cảm” (Chương 38).

Nói chung, khi con người bị những sự vật bên ngoài cảm xúc thì không biết rằng cảm xúc như vậy là cái lễ của thân mình. Người thường làm lễ là để tôn trọng người khác, cho nên có khi hăng hái, có khi suy kém. Người quân tử làm lễ là vì mình, là VI thân mình cho nên thần kỳ, nó thành cái lễ bậc trên Cái lễ bậc trên thần kỳ nhưng người thường không hiểu cho nên không thể tương ứng với nhau được Cho nên nói: “Cái lễ bậc trên làm nhưng không ai hưởng ứng nó” (Chương 38).

Người thường tuy thay đổi nhưng bậc thánh nhân vẫn cung kính biểu lộ hết cái lễ của tay chân mà không suy giảm. Cho nên nói: “Đưa tay ra để làm” (Chương 38). Cái đạo có sự chứa đựng mà cái đức có công lao, cái đức là công lao của đạo. Cái công lao có cái thực và cái thực có ánh sáng, nhân là ánh sáng của đức, ánh sáng thì có vẻ hào nhoáng mà vẻ hào nhoáng thì có việc làm. Nghĩa là cái việc làm của nhân. Việc thì có lễ mà lễ thì có văn vẻ. Lễ là cái văn vẻ của nghĩa. Cho nên nói: “Bỏ mất cái đạo rồi sau độ mới mất đức, bỏ mất đức rồi sau đó mới mất nhân, bỏ mất nhân rồi sau đó mới mất nghĩa, bỏ mất nghĩa rồi sau đó mới mất lễ” (Chương 38)[23].

6.

Lễ là cái biểu lộ ra ngoài của tình cảm. Văn vẻ là cái trang sức của bản chất. Nói chung, người quân tử giữ lấy cái tình cảm mà bỏ cái biểu lộ bên ngoài, thích cái bản chất mà ghét cái trang sức. Nói chung, nếu dựa vào tỉnh cảm bên ngoài để bàn đến tình cảm, thì cái tình cảm xấu; lo trang sức để bàn về cái bàn chất thì cái bản chất kém. Lấy cái gì để chứng minh điều đó? Ngọc bích họ Hoà không lấy năm sắc để tô vẽ, hạt châu của Tuy Hầu không lấy vàng bạc để tô vẽ. Bản chất của nó tuyệt đẹp, không có vật gì đủ đồ trang sức cho nó.

Nói chung, một vật đã nhờ cậy vào trang sức rối mới làm được thì cái bản chất của nó không đẹp. Cho nên giữa cha với con, lễ chất phác mà không sáng. Cho nên nói “Lễ mỏng” (Chương 38). Nói chung, vật không cùng nhau thịnh cả, âm với dương là như thế. Cái lý xâm đoạt nhau và giúp đỡ nhau, uy và đức là như vậy. Cái bản chất mà dày thì cái bôn ngoài sẽ mỏng, cái lẻ giữa cha với con là như vậy. Do đó mà xem thì khi cái lẻ phiền phức là cái thực tâm đã kém. Như vậy thì làm điều lễ là để thông suốt tấm lòng chất phác của con người. Người thường làm điều lỗ mà người ta hưởng ứng thì anh ta vui một cách khinh xuất, người ta không hưởng ứng thì anh ta oán trách. Nay làm điều lễ để thông suốt tấm lòng chất phác của con người mà lại dựa vào đấy để oán trách nhau, thì làm sao khỏi tranh giành? Có tranh giành thì sinh loạn. Cho nên nói: “Lễ là biểu hiện, mỏng mảnh của lòng trung tín, và là cái đầu mối của loạn chăng?”(Chương 38).

7.

Làm trước khi có việc xẩy ra, cử động trước khi có cái lý bộc lộ thì gọi là biết trước. Kẻ biết trước thì vô cớ mà có ý đoán định liều lĩnh.

Lấy gì chứng minh điều đó? Chiêm Hà ngồi học trò đứng hầu. Có con bò kêu ngoài cửa. Học trò nói: “Đó là con bò đen trán trắng”. Chiêm Hà nói: “Phải, đó là con bò đen nhưng cái sừng trắng”. Sai người xem, quả nhiên con bò có vải trắng quấn ở trên sừng. Lấy cái thuật của Chiêm tử làm cho bụng của người thường cảm xúc thì rực rỡ như hoa vậy. Cho nên nói: “Biết trước là cái hoa mỹ của đạo” (Chương 38). Ví thử thay thế cái tài xét đoán của Chiêm tử, mà sai một thằng bé cao năm thước đi xem, thì nó cũng biết đó là một con bò đen sừng quấn vải. Cho nên lấy cái tài xét đoán của Chiêm từ, khổ tâm nhọc tinh thần mà kết quả cái công cũng như đứa trẻ cao năm thước, cho nên nói: “Cái đầu mối của điều ngu”. Vì vậy có câu: “Biết trước là cái hoa mỹ của đạo, nhưng là cái đầu mối của điều ngu”.

8.

Kẻ gọi là bậc đại trượng phu là nói cái trí khôn của ông ta lớn. Nói “ở chỗ dày không mỏng” (Chương 38) là làm theo tình cảm thực mà bỏ cái biểu lộ bên ngoài của lễ. Gọi là “ở quả không ở hoa” (Chương 38), tức là phải theo cái lý mà không làm liều. Cái gọi là bỏ cái kia lấy cái này là bỏ cái vẻ biểu lộ bên ngoài, bỏ cái càn bậy để nắm lấy cái lý cái tình cảm thực và tốt đẹp. Cho nên nói: “Bỏ cái kia giữ cái này” (Chương 38).

9.

Người ta có hoạ thì trong lòng sợ hãi. Trong lòng sợ hãi thì làm việc ngay thẳng. Làm việc ngay thẳng thì suy nghĩ chín chắn và nắm được cái ly ức của sự việc. Làm việc ngay thẳng thì không bị hoạ, không bị hại. Không bị hoạ, không bị hại thì sống trọn tuổi trời. Nắm được cái lý của sự việc thì thế nào cũng thành công, sống trọn tuổi trời thì toàn vẹn và sống lâu. Thế nào cũng thành công thì giàu có và sang trọng, toàn vẹn và sống lâu. Toàn vẹn và sang trọng cái đó gọi là phúc. Nhưng cái phúc lại bắt rễ ở cái hoạ, cho nên nói: ” Hoạ là chỗ dựa của phúc” (Chương 58) là để làm nên cái công vậy.

10.

Con người có phúc thì cái giàu và cái sang đến. Cái giàu và cái sang đến thì ăn ngon mặc đẹp. Ăn ngon mặc đẹp thì cái bụng kiêu căng nẩy sinh. Cái bụng kiêu căng nẩy sinh thì làm việc xằng bậy và hành động trái lý lẽ. Làm việc xằng bậy thì thân chết yểu, hành động bỏ lý lẽ thì không thành công. Phàm bên trong có cái nạn chết yểu, bên ngoài không thành công danh là cái hoạ lớn. Nhưng cái hoạ lại bắt rễ ở cái phúc cho nên nói: “Phúc là chỗ nấp của hoạ ” (Chương 58).

11.

Phàm dựa theo đạo lý mà làm thì không việc nào là không thành. Không việc nào không thành thì lớn có thể thành cái thế cao quý của vị thiên tử, nhỏ dễ được hưởng cái lộc của vị khanh tướng, tướng quân.

Phàm bỏ đạo lý mà hành động bừa thì dù trê có được cái thế cao quý của thiên tử và chư hầu dưới có được cái giàu của Đào Chu, Bốc Chúc cũng mất dân và bỏ mất tài sản của mình. Người thường coi nhẹ việc bó đạo lý và coi thường việc hành động bừa mà không biết rằng cái hoạ và phúc lớn và sâu cái đạo rộng và xa như thế. Cho nên có câu khuyên người ta “Ai biết được chỗ cùng cực của nó?” (Chương 58).

Người ta không ai không muốn giàu sang sống toàn vẹn và thọ, nhưng chưa có ai thoát được cái hoạ nghèo hèn chết yểu. Lòng mình muốn giàu sang toàn vẹn và thọ nhưng nay phải nghèo hèn chết yểu. Như thế là không thể đạt đến cái chỗ mình muốn đến vậy. Nói chung, bỏ mất con đường mình muốn đi và đi liều lĩnh thì gọi là mê, mê thi không thể đi đến nơi mình muốn đến. Nay người thường không thể đến nơi họ muốn đến cho nên gọi là “mê”! Việc người thường không thể đến nơi họ muốn đến là điều đã có từ lúc trời đất tách ra cho đến ngày nay. Cho nên nói: “Con người ta mê, chuyện đó đã có từ lâu rồi”. (Chương 43).

12.

Cái gọi là đúng đắn là bên trong và bên ngoài tương ứng với nhau, lời nói và việc làm phù hợp với nhau. Cái gọi là liêm là nhất định sống chết theo mệnh, coi khinh tiền tài. Cái gọi là thằng là lòng nghĩa ngay thẳng, lòng công không thiên không bè đảng. Cái gọi là sáng là quan tước tôn quý áo cầu tráng lệ.

Nay những kẻ sĩ có đạo tuy trong và ngoài đều tin và thuận, nhưng vẫn không lấy điều đó để chê bai bài bác kẻ khốn cùng. Tuy mình chết theo khí tiết, coi khinh tiền tài, nhưng vẫn không vì đó mà làm nhục kẻ tham lam xấu hổ. Tuy cái nghĩa của mình chính đáng không bè đảng nhưng vẫn không vì thế mà trừ khử kẻ gian tà, làm tội kẻ riêng tư. Tuy cái thế của mình cao quý quần áo đẹp đẽ, nhưng vẫn không vì thế mà khoe khoang với kẻ hèn, khinh bỉ kẻ nghèo. Tại sao lại thế? Đó là để cho người lạc đường chịu nghe người thông thạo, chịu hỏi người biết, kết quả không trở thành mê nữa.

Nay những người thường sở dĩ mình muốn nên công mà trái lại vẫn bị thất bại là vì họ không biết đạo lý mà lại không chịu hỏi người biết, không chịu nghe người giỏi, mà thánh nhân lấy tai hoạ và thất bại để ép họ thì họ oán. Người thường thì đông mà thánh nhân thì ít. Sô ít không thể thắng được số nhiều, đó là lẽ tự nhiên. Nay hành động mà khiến cho tất cả thiên hạ đều thành kẻ thù của mình thì đó không phải là con đường bảo toàn thân mình, và sống lâu, do đó đưa cái đường lối ngay thẳng để sửa đổi họ. Cho nên nói: “Đúng đắn mà không cắt, liêm mà không làm hại, thẳng mà không phóng túng, sáng mà không chói loà (Chương 58).

13.

Thông minh trí tuệ là do trời cho. Động tĩnh suy nghĩ Tà do người làm. Con người dựa vào cái sáng suốt của trời mà nhìn, nhờ vào cái thông minh của trời mà nghe, nhờ vào cái khôn của trời mà suy nghĩ. Cho nên rán mắt mà nhìn thì mắt không sáng, nghe quá thì tai không tỏ, suy nghĩ quá độ thì trí óc loạn.

Mắt không sáng thì không thể phân biệt màu đen hay màu trắng. Tai không tỏ thì không thể phân biệt tiếng trong hay tiếng đục. Trí óc loạn thì không thể phân biệt được chỗ được chỗ mất. Mất không phân biệt được màu đen hay màu trắng thì gọi là mù. Tai không phân biệt được tiếng trong hay tiếng, đục thì gọi là điếc. Cái tâm không phân biệt được chỗ được hay chỗ mất thì gọi là điên. Mù thì không thể tránh được cái nguy hiểm lúc giữa ban ngày. Điếc thì không thể biết được cái hại của sấm sét. Điên thì không khỏi được cái hoạ pháp lệnh của nhân gian. Sách sở dĩ nói trị người là phải thích hợp với cái mức độ của động và tĩnh, phải giảm bớt cái hao phí của việc suy nghĩ. Cái gọi là thờ trời là nói không làm kiệt hết cái sức của sự thông minh, không dùng hết cái khả năng của trí óc. Nếu như làm hết kiệt thì phí tổn nhiều về tinh thần, phí tổn nhiều về tinh thần thì cái hoạ mù, điếc, điên cuồng, sẽ đến. Cho nên phải tiết kiệm nó, phải yêu cái tinh, thần của mình, phải tiết kiệm cái trí óc của mình. Cho nên nói: “Trị người, thờ trời không bằng tiết kiệm” (Chương 49).

14,

Người thường dùng đến tinh thần thì nôn nóng. Nôn nóng cho nên xài phí nhiều. Xài phí nhiều gọi là xa xỉ. Bậc thánh nhân dùng tinh thần thì bình tĩnh. Bình tĩnh cho nên xài phí ít, xài phí ít gọi là tiết kiệm. Cái thuật tiết kiệm là ở đạo lý mà sinh ra. Phàm có thế tiết kiệm được là theo cái đạo mà vâng theo cái lý. Người thường mắc vào mối lo, bị hãm vào cái hoạ mà còn chưa biết rút lui, vẫn cứ không phục tùng đạo lý. Bậc thánh nhân tuy chưa thấy cái bộc lộ của họ và lo lắng đã lo hư tĩnh vô vi để phục tùng đạo lý, lấy đó làm việc phục tùng đầu tiên. Cho nên nói: “Tiết kiệm cho nên phục tùng sớm” (Chương 59).

15.

Kẻ biết trị người thi suy nghĩ bình tĩnh, kẻ biết thờ trời thì giác quan trống rỗng. Suy nghĩ bình tĩnh, cho nên cái đức không rời bỏ. Giác quan trống rỗng cho nên hoà khí ngày một vào. Cho nên nói: “chứa được nhiều đức” (Chương 59).

Phàm người có thể khiến cho cái đức cũ không rời bỏ mà hoà khí mốt ngày một đến là người sớm phục tùng. Cho nên nói: “Sớm phục tùng gọi là chất chứa đức” (Chương 59). Có chất chứa đức thì sau đó tinh thần mới bình tĩnh Tinh thần có bình tĩnh thì sau đó hoà khí nhiều. Hoà khí nhiều thì sau đó cái kế mới hay. Có kế hay thì sau đó mới có thể chế ngự muốn vật được. Có chế ngự muốn vật được thì bàn luận sẽ bao trùm cả đời. Bàn luận nhất định bao trùm cả đời cho nên nói: “Không có cái gì không khắc phục được” (Chương 59). Tình trạng không có cái gì không khắc phục được là bắt rễ ở “chứa được nhiều đức”. Cho nên nói: “Chứa được nhiều đức thì không có cái gì là không khắc phục được”.

Chiến đấu để thắng quân địch dễ dàng thì thâu tóm cả thiên hạ. Bàn luận thế nào cũng bao trùm cả đời thì nhân dân theo. Tiến lên thâu tóm thiên hạ mà rút lui theo nhân dân. Cái thuật này xa như thế cho nên những người thường không ai thấy được đầu mối và ngành ngọn của nó. Không ai thấy đầu mối và ngành ngọn của nó cho nên không ai biết được cái cùng cực của nó. Vì vậy nói: “Cái khắc phục được mọi cái thì không ai biết cái cùng cực của nó” (Chương 59).

16.

Nói chung, con người có nước rồi sau mất nước, con người có thân rồi sau thân chết non không thể gọi là người có thể có được nước, có thể giữ được thân mình. Phàm những người có được nước thì thế nào cũng có thể làm cho xã tắc của mình được yên, người có thể giữ được thân mình, thế nào cũng có thể sống trọn tuổi trời, rồi sau đó mới có thể gọi là con người có nước, con người biết giữ thân mình.

Nói chung, những người có thể có được nước, giữ được thân mình thì thế nào cũng phải đi theo đạo. Đi theo đạo thì trí khôn sâu. Trí khôn sâu thì hiểu xa. Hiểu xa thì những người thường không thể nào thấy được cái chỗ cùng cực của mình. Chỉ có cách là khiến cho người ta không thấy cái cùng cực của việc mình làm. Người ta không thấy được cái cùng cực của việc, mình làm thì có thể giữ được thân mình, có được nước mình. Cho nên nói: “Không ai biết cái cùng cực của mình. Không ai biết được cái cùng cực của mình thì có thể có được nước” (Chương 59). Trong câu “mẹ của nước” thì chữ mẹ dây là đạo. Đạo sinh ra ở cái thuật khiến cho người ta có được nước. Nó sinh ra ở cái thuật có được nước cho nên gọi là “mẹ của nước”. Nói chung, cái đạo là cùng xoay chuyển với đời, nó khiến cho việc duy trì sự sống được dài, việc giữ lộc được lâu, cho nên nói: “Có mẹ của đạo thì có thể trường cửu”.

Cái cây trồng có rễ mọc lan ra, có rễ mọc thẳng. Rễ là cái trong sách gọi là gốc. Gốc là cái làm cho cái cây sống được. Rễ lan ra là làm cho cái cây giữ được sự sống. Đức là cái làm cho người ta xây dựng được sự sống. Lộc là cái làm cho người ta duy trì sự sống được dài. Cho nên nói: “làm cho rễ sâu”. Theo đạo thì ngày sống được dài, cho nên nói: “làm cho gốc vững”. Gốc vững thì sự sống dài, cho nên nói: “Làm cho cái rễ sâu, làm cho cái gốc vững, đó là cái đạo sống lâu, nhìn thấy mãi” (Chương 59).

17.

Người thợ nhiều lần thay đổi cái nghề của mình thì bỏ mất cái công. Người làm nhiều lần lay chuyển, thay đổi chỗ mình làm thì bỏ mất cái công của mình. Công việc làm của một người nếu một ngày bỏ mất nửa ngày thì mười ngày sẽ bỏ mất cái công của năm người. Một vạn người mà mỗi ngày bỏ mất nửa ngày thì trong mười ngày sẽ bỏ mất cái công của năm vạn người. Như vậy là đổi nghề càng nhiều lần, số người càng đông thì sự mất mát càng lắm. Nói chung, pháp lệnh mà thay đổi thì việc lợi và hại cũng khác đi. Việc lợi và hại khác đi thì việc làm của dân thay đổi. Việc làm của dân thay đổi gọi là thay đổi nghề. Cho nên cứ lấy lý mà xét thì nếu việc lớn và nhiều mà hay thay đổi thì ít thành công.

Giữ cái vật lớn mà hay dời chỗ nó thì sứt mẻ nhiều. Nấu con cá nhỏ mà hay lật đi lật lại thì làm cho nó mất vẻ đẹp. Cai trị một nước lớn mà hay thay đổi pháp luật thì dân khó về việc đó. Do đó ông vua có đạo quý sự yên tĩnh, không ham thay đổi pháp luật. Cho nên nói: “Trị nước lớn giống như là nấu con cá nhỏ (Chương 60).

18.

Người ta đau ốm thì quý thầy thuốc, có hoạ thì sợ quỷ. Bậc thánh nhân ở trên thì dân ít ham muốn, ít ham muốn thì huyết khí yên ổn. Lại cử động hợp lý thì ít bị hoạ, ít bị hại.

Nói chung, nếu bên trong không bị cái hại mụn nhọt, ung thư, trĩ, và bên ngoài không bị cái hoạ hình phạt, không bị pháp luật trừng trị, thì rất khinh thường quỷ. Cho nên nói: “Lấy đạo mà cai trị thiên hạ thì quỷ không thiêng”. Người dân ở đời trị an cùng với quỷ thần không hại nhau. Cho nên nói: “Không phải là quỷ không thiêng, mà là cái thiêng của nó không làm thiệt hại đến người ta”.

Quỷ làm cho người ta bị bệnh thì gọi là quỷ hại người. Người ta đuổi quý đi thì gọi là người ta hại quỷ. Dân mà phạm đến pháp lệnh thì gọi là dân hại người trên. Người trên dùng hình phạt trị dân thì gọi là người trên làm hại dân. Dân không phạm pháp thì người trên cũng không thi hành hình phạt. Người trên không thi hành hình phạt thì gọi là người trên không hại dân. Cho nên nói: “Thánh nhân cũng không hại người”. Người trên kẻ dưới không làm hại lẫn nhau và người với quỷ không làm hại nhau, cho nên nói: “Hai bên không làm hại nhau”.

Dân không phạm pháp thì người trên bên trong không dùng hình phạt, mà bên ngoài không lo làm lợi cho sản nghiệp của mình. Người trên bên trong không dùng hình phạt và bên ngoài không làm lợi cho sản nghiệp của mình thì dân đông và dồi dào, dân đông và dồi dào thì tích trữ lắm, dân đông, dồi dào và tích trữ lắm thì gọi là có đức.

Nói chung, con người bị quỷ ám thì hồn phách đi mất mà tinh thần loạn. Tinh thần loạn thì không có đức. Quỷ không ám người thì hồn phách không đi mất. Hồn phách không đi mất thì tinh thần không loạn. Tinh thần không loạn thì gọi là đức. Người trên khuyến khích dân tích trữ mà quỷ thần không làm loạn tinh thần của dân thì cái đức là ở dân vậy.

Cho nên nói: “Hai bên không làm hại nhau, thì đức đều quy về một nơi” (Chương 60). Đây là nói cái đức ở trên và dưới đều dồi dào và quy về dân vậy

19.

Ông vua có đạo bên ngoài không có oán thù với các nước láng giềng đối địch mà bên trong thì có ơn đức đối với nhân dân. Phàm hôn ngoài không có oán thù với các nước láng giềng đối địch thì việc đối xử với chư hầu có lễ nghĩa. Bên trong có ơn đức với nhân dân, trong việc cai trị nhân sự thì lo cái gốc. Nếu đối xử với chư hầu có lễ nghĩa thì ít xẩy ra chiến tranh. Trị dân lo cái gốc thì sự dâm dật, xa xỉ chấm dứt.

Nói chung, sở dĩ người ta ham dùng ngựa là vì bên ngoài cung cấp cho giáp binh, và bên trong phục vụ việc xa hoa dâm dật. Nay ông vua có đạo, bốn ngoài ít dùng giáp binh, mà bên trong cấm xa xỉ nên người trên không dùng ngựa trong việc chiến đấu mà thả nó về. Dân chúng không dùng ngựa vào việc đưa những vật xa xỉ từ nơi xa đến. Ngựa chỉ dồn sức vào việc ruộng đồng.

Đã dốc sức vào việc ruộng đồng thì thế nào cũng phải chở phân mang nước tưới. Cho nên nói: “Thiên hạ có đạo thì ngựa cưỡi dùng để chở phân” (Chương 46).

20.

Nhà vua không có đạo thì bên trong bạo ngược đối với bầy tôi, và bên ngoài lo xâm lấn, khinh thường nước láng giềng. Bên trong bạo ngược thì việc sản xuất của dân bị cắt đứt. Bên ngoài xâm lấn và khinh thường thì binh đao hay xẩy ra. Sản xuất của nhân dân bị kiệt thì súc tích ít. Binh đao xẩy ra luôn thì sĩ tốt hết. Súc vật ít thì ngựa chiến thiếu. Sĩ tốt hết thì quân đội nguy. Ngựa chiến thiếu thì ngựa cái phải ra trận. Quân đội nguy thì cận thần của vua phải ra đánh giặc. Ngựa là vật quân đội dùng nhiều, ngoại ô là nơi gần kinh đô. Nay phải đem ngựa cái và cận thần trao cho quân đội cho nên nói: “Thiên hạ không có đạo thì ngựa chiến đẻ con ở ngoại ô” (Chương 46).

21.

Con người có lòng ham muốn thì việc tính toán sẽ rối loạn. Việc tính toán rối loạn mà lòng ham muốn lại quá nhiều. Lòng ham muốn quá nhiều thì cái lòng gian tà thắng. Lòng gian tà thắng thì công việc đi đến chỗ hỏng. Công việc đi đến chỗ hỏng thì tai hoạ và hoạn nạn nẩy sinh. Do đó mà xem thì tai hoạ và hoạn nạn là do lòng gian tà mà sinh ra.

Lòng gian tà sinh ra do chỗ vâng theo lòng ham muốn. Bọn ham muốn này nếu tiến lên thì dạy dân lành làm điều gian, nếu thối lui thì khiến người lành bị tai hoạ. Bọn gian tà nổi lên thì ở trên xâm lấn ông vua yếu, cái hoạ đến thì dân nhiều người bị hại. Như vậy là bọn ham muốn ở trên thì xâm lấn nhà vua yếu đuối mà ở dưới thì làm hại đến nhân dân. Phàm bọn ở trên xâm lấn ông vua yếu đuối và ở dưới làm hại nhân dân là tội nồng. Cho nên nói: ” Hoạ không gì lớn bằng theo lòng ham muốn “.

Cho nền bậc thánh nhân không bị năm sắc thu hút, không đam mê âm nhạc. Bậc vua sáng coi khinh những đồ chơi mà gạt bỏ cái đẹp dâm dật. Con người không có lông mao lông vũ, nếu không có áo thì không thể chịu được rét. Trên không thuộc những vật ở trên trời, dưới không phải là cỏ cây ở dưới đất, lấy ruột và dạ dày làm cái gốc, không ăn thì không thể sống được. Vì vậy cho nên họ không thể tránh khỏi cái bụng ham lợi. Cái bụng ham lợi không trừ đi, đó là cái mối lo của thân mình.

Cho nên bậc thánh nhân mặc đủ để chống rét ăn đủ để no bụng thì không lo nữa. Những người thường thì không thế. Lớn thì làm chư hầu, nhỏ thì có cái vốn trên ngàn vàng. Cái lo muốn có của họ không trừ bỏ được. Những người bị tội còn có thể được tha, người bị tội chết còn có khi sống. Nay cái lo không biết tri túc (vừa lòng với hoàn cảnh của mình) suốt đời vẫn không thể gỡ ra được. Cho nên nói: “Không cái hoạ nào lớn bằng không biết tri túc”.

Vì vậy cho nên muốn lợi nhiều quá thì đâm lo. Lo thì bệnh tật đến. Bệnh tật đến thì trí tuệ suy giảm. Trí tuệ suy giảm thì bỏ mất đức độ. Bỏ mất đức độ thì hành động bừa bãi. Hành động bừa bãi thì tai hoạ và hoạn nạn sinh ra. Tai hoạ và hoạn nạn sinh ra mà bệnh tật trong người càng nặng. Bệnh tật trong người thêm nặng thì đau đớn. Tai hoạ ở bèn ngoài thì khổ. Bên trong khổ, ngoài đau đớn thì ruột và dạ dày đau đớn. Ruột và dạ dày đau đớn thì con người bị thương xấu hổ. Xấu hổ thì rút lui và tự trách mình. Việc thối lui và tự trách mình là do ham cái lợi mà ra. Cho nên nói: “Không cái lỗi nào lớn bằng ham lợi” (Chương 46).

22.

Đạo là cái làm cho muốn vật thành ra như nó tồn tại hiện nay, là cái chỗ dựa của muốn lý lẽ. Lý là cái văn vẻ làm thành vạn vật, đạo là cái khiến cho vạn vật thành ra như thế. Cho nên nói: “Đạo là cái lý của vạn vật”. Vật có cái lý không thể, bức bách nhau, vật có cái lý không thể bức bách nhau cho nên không thể không biến hoá. Vì không thể không biến hoá cho nên không có cái quy tắc bất biến. Không có quy tắc bất biến cho nên việc sống và chết là do bẩm sinh của khí chất. Muốn cái khôn đều châm chước. Muốn việc đều phế hưng.

Trời có được nó cho nên cao. Đất có được nó cho nên có sự chứa đựng. Sao bắc đẩu có được nó cho nên thành cái uy của nó. Mặt trời mặt trăng có được nó cho nên ánh sáng của nó vĩnh viễn. Ngũ hành có được nó nên có địa vị bất biến. Các ngôi sao có được nó nên đường đi của chúng đúng đắn. Bốn mùa có được nó nên chế ngự được sự biến đổi của thời tiết, Hiên Viên có được nó nên cai trị bốn phương, Xích Tùng Tử có được nó nên sống cùng trời đất. Bậc thánh nhân có được nó mà thành văn chương. Đạo cùng khôn với Nghiêu, Thuấn, cùng điên với Tiệp Dư, cùng diệt với Kiệt, Trụ, cùng phồn thịnh với Thang, Vũ. Lấy nó làm gần chăng? Nó đi chơi ở bốn cõi. Lấy nó làm xa chăng? Nó luôn luôn ở cạnh ta. Cho nó là tối chăng? Nó sáng chói lọi. Cho nó là sáng chăng? Hình của nó mịt mờ, nhưng công làm nên trời đất, sự hoà hợp của nó hoá thành sấm sét. Mọi vật trong vũ trụ đều dựa vào nó mà nên.

Nói chung, cái thực chất của đạo, không bị hình thức hạn chế, mềm yếu theo thời, cùng tương ứng với lý. Muốn vật được nó mà chết, được nó mà sống. Muốn vật được nó mà hại, được nó mà thành.

Đạo cũng giống như nước, kẻ chết đuối uống nó nhiều quá mà chết, người khát uống nó sống ngay. Nó giống như thanh kiếm, mũi giáo, người ngu làm việc phẫn nộ mà cái hoạ sinh ra. Bậc thánh nhân dùng nó để trừng trị kẻ bạo ngược mà cái phúc được thực hiện. Cho nên được nó mà chết, được nó mà sống, được nó mà bại, được nó mà nên.

23.

Con người ta ít khi thấy con voi sống nhưng nếu có được xương của con voi chết thì dựa vào hình dáng của xương mà tưởng tượng ra được con voi sống. Cho nên những điều người ta dùng cái ý của mình để tưởng tượng ra thì gọi là tưởng tượng (tượng có nghĩa là voi và là hình tượng).

Nay cái đạo tuy không thể nghe không thể thấy được nhưng bậc thánh nhân đưa vào cái công lao mà đoán biết cái hình dáng của nó, cho nên nói: “Cái hình trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật” (Chương 14).

24.

Nói chung, lý là cái phân biệt vuông với tròn, ngắn với dài, thô với tinh, cứng với mềm. Cho nên cái lý có xác định được thì rồi sau đó mới có được đạo. Cho nên vật có cái lý xác định hoặc còn hoặc mất, hoặc chết hoặc sống, hoặc thịnh hoặc suy.

Nói chung, vật lúc còn lúc mất, chợt chết chợt sống, lúc đầu thịnh rồi sau suy không thể gọi là vĩnh viễn. Chỉ có cái gì cùng sanh ra cùng với lúc trời đất chia tách nhau, cho đến khi trời đất tiêu tán cũng không chết, không suy giảm, thì mới gọi là vĩnh viễn. Nhưng cái vĩnh viễn thì không thay đổi. Không có cái lý nhất định, không có cái lý xác định không phải là ở chỗ vĩnh viễn, cho nên không thể gọi được.

Bậc thánh nhân nhìn cái trống không huyền diệu của nó, sử dụng sự vận hành luân chuyển của nó nên gọi ép là đạo, rồi mới có thể bàn đến nó được. Cho nên nói: “Cái đạo mà có thể gọi lên được không phải là cái đạo vĩnh viễn” (Chương 1).

25.

Người ta bắt đầu bằng sự ra đời và chấm dứt bằng cái chết. Bắt đầu thì gọi là ra, chết thì gọi là vào. Cho nên nói: “Ra sinh vào tử. Thân thể con người ta có ba trăm sáu mươi đốt xương, tứ chi, cửu khiếu, là những dụng cụ lớn của con người. Tứ chi và cửu khiếu làm thành mười ba cái. Sự động hay tĩnh của mười ba cái đều thuộc vào sự sống. Thuộc về sự sống cho nên gọi là đầy tớ. Cho nên nói “Đầy tớ của cái sống có mười ba!”. Đến khi chết thì mười ba công cụ đều thuộc về cái chết. Đầy tớ của cái chết cũng mười ba. Cho nên nói: “Đầy tớ của cái sống có mười ba; đầy tớ của cái chết có mười ba”.

Nói chung, dân sống một đời sống vất vả cho nên phải hoạt động. Hoạt động mãi thì hao tổn, mà cứ hoạt động không ngừng thì sự hao tổn sẽ không ngừng. Hao tổn không ngừng thì cái sống hết. Sự sống hết thì gọi là chết. Như vậy thì mười ba dụng cụ đều là đường đưa đến cái chết. Cho nên nói: “Dân sinh ra, sinh ra thì hoạt động. Động thì đều đến nơi chết, cũng có mười ba”. Cho nên thánh nhân yêu tinh thần mà quý sự bình tĩnh. Cái đó còn lớn hơn cái hại của tê ngưu và của hổ.

Nói chung, con tê ngưu và con hổ có đất sống, động tĩnh có lúc. Nếu ta tránh chỗ ở của nó, tránh lúc nó hoạt động thì không bị tê ngưu và hổ làm hại. Dân chúng chỉ biết hổ và tê ngưu có vuốt có sừng mà không biết rằng muốn vật đều có sừng có vuốt cả, nên không thoát khỏi cái hại của muốn vật.

Tại sao lại nói như thế? Lúc mưa trút xuống, cánh đồng ruộng vắng tanh yên tĩnh nhưng lúc sáng sớm vào núi hay xuống sòng thì vuốt móng của gió sương làm hại. Thờ người trên không trung, khinh suất phạm lệnh cấm thì bị nanh vuốt của hình phạt làm hại, ở trong làng không có mức độ, yêu và ghét không có chừng mực thì bị vuốt và sừng của sự đánh nhau làm hại. Thị dục không có giới hạn, động tĩnh không có mức độ, thì cái vuốt và sừng của mụn nhọt làm hại. Thích dùng cái trí khôn riêng và bỏ đạo lý thì cái vuốt sừng của lưới làm hại. Tê ngưu và hổ có nơi ở và muốn vật đều có nguồn gốc. Tránh cái nơi ở của chúng, tắt cái nguồn gốc của chúng thì tránh khỏi mọi điều hại. Nói chung, binh khí và đa thuộc là để chống đỡ sự hãi. Người coi trọng sự sống tuy bước vào quân đội vẫn không có bụng giận dữ và tranh giành. Không có bụng hại người như thế thì không có người hại. Không có người hại thì không phòng bị người khác.

Điều đó không phải chỉ dùng để nói đến quân đội ở nơi đồng nội. Bậc thánh nhân đi chơi ở ngoài đời không có cái bụng hại người. Không có cái bụng hại người thì không bị người ta hại. Không có ai hại thì không phòng bị người. Cho nên mới nói: “Đi trên bộ không gặp tê ngưu, hổ”.

Vào đời, không cậy vào sự phòng bị để cứu điều hại, cho nên nói: “Vào quân đội không mang võ khí, áo giáp. Tránh xa mọi cái hại cho nên nói: “Con tê ngưu không có nơi nào để đâm cái sừng của nó, con hổ không có nơi nào để trổ cái vuốt của nó, binh khí không có nơi nào để thọc cái mũi nhọn của nó”.

Không phòng bị mà chắc chắn là vô hại, đó là cái đạo lý của trời đất vậy. Theo cái đạo của trời đít cho nên nói “không có chỗ chết”. Hành động ở nơi không có chỗ chết nên gọi là “khéo nhiếp sinh” vậy (Chương 50).

26.

Người yêu con thì từ đối với con, người trọng sự sống thì từ đối với cái thân của mình, người quý công lao thì từ đối với công việc. Bà mẹ từ đối với đứa con nhỏ của mình thì lo làm cho nó được phúc. Lo làm cho nó được phúc thì tìm cách trù những điều hoạ của nó. Lo trừ những điều hoạ của nó thì suy nghĩ chín. Suy nghĩ chín thì nắm được lý lẽ của sự vật. Nắm được lý lẽ của sự vật thì thế nào cũng thành công. Thế nào cũng thành công thì làm không ngần ngại. Làm không ngần ngại thì gọi là dũng cảm.

Trong muốn việc thánh nhân đều như bà mẹ từ lo cho đứa con nhỏ, cho nên thấy được cái đạo thế nào cũng phải làm. Thấy được cái đạo thế nào cũng phải làm cho nên sáng suốt, khi làm việc cũng không nghi ngại. Không nghi ngại thi gọi là dũng cảm. Không nghi ngại là do từ mà sinh ra cho nên nói: “Vì từ cho nên có thể dũng cấm” (Chương 67).

27.

Chu Công nói: “Mùa đông mà băng giá không chắc thì cây cỏ dài mùa xuân mùa hạ không tươi tốt”. Trời đất không thể thường hoang phí xa xỉ huống nữa là con người? Bật vậy cho nên muốn vật thế nào cũng có thịnh có suy, muốn vật thế nào cũng có lợi có thiệt, nước nhà thế nào cũng có văn có vũ, cai trị thế nào cũng phải có thưởng có phạt.

Vì vậy cho nên kẻ sĩ khôn ngoan biết tiết kiệm việc tiêu dùng thì nhà giàu. Bậc thánh nhân yêu quý cái tinh thần của mình thì tinh thần thịnh. Kẻ làm vua coi trọng việc chiến đấu thì dân đông. Dân đông thì nước rộng. Cho nên mới nêu lên nói: “Kiệm cho nên rộng” (Chương 67).

28.

Nói chung, vật đã có hình thì dễ bị cắt, dễ bị xén. Lấy điều gì để chứng minh điều đó? Đã có hình dáng thì có dài, có ngắn, đã có dài có ngắn thì có nhỏ có lớn. Đã có nhỏ có lớn thì có tròn có vuông. Đã có tròn có vuông thì có cứng có mềm. Đã có cứng có mềm thì có nặng có nhẹ. Đã có nặng có nhẹ thì có trắng có đen. Ngắn dài, lớn nhỏ, vuông tròn, cứng mềm, nhẹ nặng, trắng đen gọi là cái lý. Cái lý đã xác định thì vật dễ bị cắt.

Cho nên bàn bạc ở triều đình rồi sau đó mới phát ngôn thì lời nói được xác lập, những kẻ sĩ biết quyền biến biết nên làm gì. Cho nên muốn làm hình tròn hình vuông mà theo cái quy cái củ thì cái công của muốn việc đều nên vậy. Muốn việc đều có quy củ, những kẻ sĩ bàn luận nói năng phải dựa theo quy củ. Bậc thánh nhân hoàn toàn vâng theo cái quy củ của muốn vật. Cho nên nói: “Không dám làm trước thiên hạ”. Không dám làm trước thiên hạ không việc nào là không xong, công lao không có cái nào không có kết quả, mà nghị luận thì thế nào cũng bao trùm cả đời. Muốn không có chức quan to cũng làm sao được? Ở chức quan to gọi là làm người cầm đầu. Cho nên nói: “Không dám làm trước thiên hạ chớ nên làm người cầm đầu” (Chương 67).

29.

Kẻ từ đối với con thì không dám cắt đứt áo cơm của nó. Kẻ từ đối với thân mình thi không dám rời khỏi pháp độ. Kẻ từ với hình vuông hình tròn thì không dám bỏ quy củ. Cho nên cầm quân mà từ với sĩ tốt thì chiến thắng quân địch. Từ với khí giới thì thành trì kiên cố. Cho nên nói: “Lấy từ để chiến đấu thì thắng, để giữ thì vững chắc”. Nói chung, kẻ biết tư bảo toàn và hoàn toàn theo cái lý của muốn vật thì thế nào cũng có cái sống của trời. Trời sinh ra là sinh ra cái tâm vậy. Cho nên cái đạo của thiến hạ là hoàn toàn ở chỗ lo cho sự sống. Nếu lấy từ để bảo vệ nó thì sự việc thế nào cũng vạn toàn, và hành động không lúc nào không thích đáng. Như thế gọi là quý báu. Cho nên nói: “Ta có ba cái quý báu mà ta giữ và cho là quý báu” (Chương 67).

30.

Cái mà sách gọi là cái đạo lớn là cái chính đạo. Cái gọi là cái giả dối đó là cái tà đạo. Cái gọi là thiên lệch lớn đó là sự hoa mỹ. Sự hoa mỹ là một phần của tà đạo. Cung thất đẹp đẽ thì việc ngục tụng nhiều. Việc ngục tụng nhiều thì ruộng hoang. Ruộng hoang thì kho lúa trống rỗng. Kho lúa trống rỗng thì nước nghèo. Nước nghèo thì phong tục dân dâm dật xa xỉ. Phong tục dân dâm dật xa xỉ thì nghề kiếm ăn kiếm mặc bị đứt. Nghề kiếm ăn kiếm mặc bị đứt thì dân không thể không tô vẽ cho sự dối trá. Tô vẽ cho sự dối trá thì biết gấm vóc. Biết gấm vóc gọi là mặc gấm vóc. Ngục tụng nhiều, kho lúa trống rỗng, mà lại có cái phong tục dâm dật xa xỉ thì nước bị thương tổn như là lấy gươm đâm vào. Cho nên nói: “Mang kiếm sắc”. Tô vẽ sự khôn khéo cho nên đến nỗi nước bị thương tổn, và nhà riêng thế nào cũng giàu. Nhà riêng thế nào cũng giàu cho nên nói: “Của cải có thừa”. Nước có những chuyện như thế thì dân ngu không thể không có cái thuật để bắt chước. Bắt chước theo thì trộm nhỏ sinh. Do thế mà xem kẻ gian lớn làm thì kẻ trộm nhỏ theo. Kẻ gian lớn xướng thì trộm nhỏ hoạ. Ống vu là cái làm chủ của năm thanh. Cho nên ống vu thổi trước thì chông và đàn sắt đều theo. Ông vu xướng thì các nhạc khí đều hoạ. Nay kẻ gian lớn làm thì dân thường hoạ theo, dân thường xướng thi kẻ trộm nhỏ thế nào cũng hoạ theo. Cho nên mặc gấm vóc, đeo kiếm sắc, ăn uống chê chán mà của cải có thừa, cái đó gọi là ống vu của bọn ăn trộm (Chương 53).

31.

Con người không kể người ngu kẻ khôn, không ai không lấy và bỏ. Khi điềm đạm bình yên thì không ai không biết hoạ và phúc là từ đâu mà đến. Nó có được do sự yêu ghét bị lôi cuốn do những vật xa hoa, và sau đó thành biến loạn.

Sở dĩ thế là vì người ta bị ngoại vật lôi cuốn, bị những đồ chơi làm loạn. Người điềm đạm biết cái nghĩa của việc bỏ và lấy. Người bình an biết cái kế của hoạ và phúc nhưng nay việc ham thích biến đổi họ, ngoại vật lôi cuốn họ, lôi đi mà đi hẳn. Cho nên nói: “nhô lên”.

Con người chí thánh không thế, một khi đã xác lập cái mình lấy và cái mình bỏ rồi thì dù có thấy những vật mình thích cũng không cho nó lôi cuốn mình. Không thể lôi cuốn thì gọi là không nhỏ. Một khi nắm chắc cái bản chất rồi thì dù có loại có thể làm cho mình muốn; tinh thần của mình cũng vẫn không bị lay động. Tinh thần của mình không bị lay động thì gọi là “không rút ra được”. Kẻ làm con cháu theo cái đạo này thì giữ tông miếu không bị huỷ diệt, cái đó gọi là tế tự không dứt.

Thân mình lấy việc tích luỹ tinh thần làm đức. Nhà lấy tài sản làm đức. Làng nước, thiên hạ đều lấy dân làm đức. Nay làm chủ thân mình mà ngoại vật không thể làm loạn tinh thần của mình, cho nên nói: “Lấy nó mà trau giồi thân mình thì cái đức có thừa. Người cai trị cái làng thi hành điều đó thì nhà có thừa mà còn thêm nhiều. Cho nên nói: “Lấy nó mà sửa làng thì cái đức sẽ dài!”. Người cai trị nước làm điều đó thì làng có đức càng nhiều. Cho nên nói: “Lấy nó để sửa nước cái đức sẽ dồi dào”. Người cai trị thiên hạ thi hành điều đó thì cái sống của dân không ai không chịu ơn. Cho nên nói: “Sửa nó ở thiên hạ, cái đức của nó sẽ khắp”. Người trau giồi thân mình nhờ vậy mà phân biệt người quân tử với kẻ tiểu nhân. Người trị làng, trị nước, trị thiên hạ đều căn cứ vào đó mà xét việc lời và lỗ thì trong vạn điều không bỏ sót một điều. Cho nên nói: “Lấy thân mà xét thân, lấy nhà mà xét nhà, lấy làng mà xét làng, lấy nước mà xét nước, lấy thiên hạ mà xét thiên hạ. Ta biết thiên hạ là như thế là nhờ cái đó” (Chương 54).

Chú thích

sửa

[22] Hàn Phi dành hai quyền để thuyết minh Lão Tử theo quan điểm của Pháp gia. Đó là quyền VI Giải Lão và quyền VII Du Lão. Điều này chứng tỏ liên hệ rõ rệt giữa Pháp gia với Đạo gia. Cố nhiên trong cách giải thích, thuyết minh của Hàn Phi có những điểm không thực đúng với tinh thần của Đạo đức kinh, và có những lời dẫn không đúng nguyên văn của Đạo đức kinh. Các phần trong ngoặc đơn chỉ văn bản Đạo đức kinh.

[23] Chữ “mất” so với nguyên văn Đạo đức kinh là thừa ra. Trong Dạo đức kinh phải đổi các chữ mất thành có, lúc đó hợp lý hơn.