Lịch sử văn minh nhân loại/Tam giáo/Phật giáo/Thế giới quan

Vũ trụ

sửa

Nhiều tôn giáo khác cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, là nơi được Thượng đế ưu ái nhất. Nhưng Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau, thế giới mà chúng ta đang sống chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ. Phật Thích Ca nói rằng: ông chỉ là vị Phật truyền đạo trong cõi Ta Bà (tên gọi Trái Đất trong Phật giáo) mà thôi, chứ thực ra còn có vô số các cõi thế giới khác nữa. Cũng tương ứng như vậy, ngoài Phật Thích Ca thì còn có vô số các vị Phật khác đã, đang hoặc sẽ xuất hiện và truyền đạo ở các cõi thế giới khác nhau (tiêu biểu như Phật Nhiên Đăng, Phật Padumuttara, Phật Tỳ Bà Thi... từng xuất hiện cách đây rất lâu ở những cõi thế giới khác, khi cõi Ta Bà (tức Trái Đất hiện nay) còn chưa hình thành).


Phật giáo có khái niệm Tiểu thiên thế giới (1 ngàn hành tinh), Trung thiên thế giới (1 triệu hành tinh), đại thiên thế giới (1 tỷ hành tinh), Tam thiên đại thiên thế giới (3 nghìn tỷ hành tinh). Đức Phật nói vũ trụ này lại có "vô số Tam thiên đại thiên thế giới", tức là số lượng các thế giới khác nhau gần như là vô hạn. Phật Thích Ca từng nói: "Trên vũ trụ này còn vô số những thế giới khác, trong một ly nước cũng có vô số những con trùng trong đó". Đối chiếu theo quan điểm khoa học hiện đại, thì "Tam thiên đại thiên thế giới" chính là tương ứng với một thiên hà, còn những con trùng trong bát nước chính là vi khuẩn, và quả thực là trong vũ trụ có vô số thiên hà, cũng như trong 1 ly nước có vô số vi khuẩn.

Con người

sửa

Một vài tôn giáo khác coi loài người là sinh vật tối thượng. Còn Phật giáo quan niệm "chúng sinh là bình đẳng", loài người (nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống như các loài sinh vật khác (súc sinh giới, a-tu-la giới, thiên giới), loài người cũng không phải là tối thượng (loài người kém hơn các "chư Thiên" về sức mạnh và trí tuệ). Song dù là loài người, "chư Thiên" hay súc sinh thì cũng đều là sinh vật, phải chịu quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác), không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp (ví dụ: một người mà làm nhiều điều thiện thì kiếp sau có thể luân hồi thành 1 vị "chư Thiên", nhưng nếu mà làm nhiều điều ác thì kiếp sau lại trở thành súc sinh).


Phật giáo cũng nói về thần thánh và gọi đó là các "chư Thiên", nhưng Đức Phật nói rằng các vị thần đó cũng chỉ là một dạng sinh vật sống trong 1 thế giới khác. Họ có sức mạnh và trí tuệ vượt trội con người, nhưng bản thân họ cũng có những giới hạn: họ không thoát khỏi được luật Nhân - Quả, không thoát khỏi được sinh tử luân hồi), cũng không phải là bất tử (dù tuổi thọ của họ rất dài lâu, nhưng rồi cũng phải đến lúc họ chết đi). Như vậy, Phật giáo coi các "chư Thiên" không phải là đấng tối cao toàn năng, mà chỉ là một dạng sống văn minh hơn loài người mà thôi. Đối chiếu theo quan điểm khoa học hiện đại, có thể coi các "chư Thiên" mà Phật giáo nói tới chính là những nền văn minh ngoài Trái Đất có trình độ cao hơn hẳn so với loài người.