Lịch sử văn minh nhân loại/Tam giáo/Phật giáo
Phật giáo (chữ Hán: 佛教 - chữ Phạn: बुद्ध धर्म) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có thật là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) cùng với các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời của Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Bụt hay Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Theo kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học khảo cổ chứng minh rằng, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc bán đảo Ấn Độ xưa (nay thuộc Ấn Độ, Nepal, Bhutan) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Phật giáo
sửaHình thành
sửaKhoảng 3000 năm TCN, người Dravidian bản địa xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn và sông Hằng. Sau đó, người Aryan du mục đã dần mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Ấn Độ và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm TCN. Nền văn hóa triết học chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ-đà (Vedas). Văn hoá Vệ-đà nghiêng về sùng bái nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí, tâm linh về thế giới, vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến văn hóa Vệ-đà thành Đạo Bà-la-môn (Đạo Brāhmaṇa) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà-la-môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà-la-môn (hay sớm hơn từ văn hóa Vệ-đà). Đạo Bà-la-môn còn cho rằng tồn tại một bản chất chung của vạn vật, đó là Đại ngã (Brahman).
- Phật giáo hình thành . Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ .
- Phật giáo suy sụp . Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ vào thế kỉ thứ 14 do sự đàn áp của các chính quyền Hồi giáo.
- Phật giáo chấn hưng . Mãi cho đến thế kỉ thứ 21 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.
Sau khi Đức Phật qua đời thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội và Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt .
Giáo phái
sửa- Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật . Phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar).
- Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển . phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) cùng các Tông phái nhỏ hơn bao gồm Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông.
- Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa, phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan.
Quan niệm Phật giáo
sửa- Đạo Phật không công nhận một đấng thần linh tối thượng
- Trong Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là Giác ngộ có khả năng Giải thoát ra khỏi bể Khổ nghiệp luân hồi của kiếp sống mọi sinh vật
- Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát ra khỏi luân hồi,
- Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng
- Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng của bất kỳ ai.
- Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ tôn kín
- Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ngài nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới.
- Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt.
- Đạo Phật thì cho rằng trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới có những đặc điểm khác nhau
- Trong Đạo Phật, loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều là sinh vật chịu theo quy Luật Nhân quả Có nhân thì có quả . Quả nào cũng có nguyên nhân tạo ra no . Thí dụ như làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác
- Không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp
Giáo quy
sửaGia nhập Phật giáo cần phải tuân theo các quy định sau
- Ăn chay , Cạo trọc , Tu niệm , Thờ cúng .
- Không được vi phạm 5 giới cấm sau 1.Không sát sanh , 2. Không trộm cướp , 3. Không tà dâm , 4. Không gian dối , 5. Không uống rượu .
- Phải chịu trừng trị khi vi phạm giới cấm như sau Phạt nộp tiền , Giam , Đày , Chém , Giết
Giáo chức
sửa- Tổ, Tôn, Tử - Phật , Pháp, Tăng - Sư , Ni , Tục
Lễ hội Phật giáo
sửa- Phật Đản (chữ Nho 佛誕 - nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
- Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch),
- Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu-lan).[1]
- Cúng mộ tổ tiên . Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Xem thêm Lễ hội Phật giáo
Giáo lý cốt lõi
sửaCon người
sửaLề lối cư xử hành xử của con người trong cuộc sống hằng ngày
Ngoài ra, sức khỏe con người cũng rất quan trọng để có thể sống lâu. Vì vậy con người cần phải chăm sóc , đều dưởng , tập luyện để có sức khỏe lành mạnh không bệnh tật
Vũ trụ
sửaĐức Phật giải thích cho rằng Vũ trụ là vĩnh hằng bất biến không cần phải biết lý do tại sao . Thay vì vậy, Đức phật luận thuộc tánh , biến hóa (Dịch), vận hành (Vận) của vũ trụ theo như