Kỳ Na giáo, Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教) hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng dựa vào hệ thống thánh điển Veda . Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới do Vardhamana Mahavira (540 TCN - 468 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn.

Đạo kỳ của Kì-na giáo
Đạo kỳ của Kì-na giáo
Biểu tượng của Kì-na giáo.
Biểu tượng của Kì-na giáo.

Vardhamana Mahavira

sửa

Mahavira (chữ Phạn: महावीर; chữ Kannada: ಮಹಾವೀರ; chữ Tamil: அருகன் ("Arugan")) có nghĩa là "Đại anh hùng" hay "Anh hùng vĩ đại", 599—527 TCN) còn được gọi là Vardhamana hoặc KevalaTirthankara thứ 24 của Kỳ Na giáo. Ông là người kế thừa tinh thần của Tirthankara Parshvanatha thứ 23.Trong lịch sử, Mahavira, người đã giảng đạo Kỳ Na giáo ở Ấn Độ cổ đại, là người cùng thời với Phật Gautama. Các học giả xác định niên đại của ông từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 5 TCN và nơi sinh của ông cũng là một điểm còn tranh cãi.

Ra đời

sửa

Mahavira sinh vào đầu thế kỷ 6 trước Công nguyên trong một gia đình hoàng gia Kshatriya Jain ở Bihar, Ấn Độ. Tên mẹ của ông là Trishala và tên của cha là Siddhartha. Họ là những tín đồ của Parshvanatha. Mahavira tên thật là Vardhamana, xuất thân là hoàng tử của bộ lạc Lichavi, vương quốc Kosala. Thuộc đẳng cấp Kshastriya.

Năm 19 tuổi, ông lập gia đình và có một con gái. Tới năm 30 tuổi, Vardhamana rời gia đình, từ bỏ vợ con, dấn thân vào cuộc sống khổ hạnh và khỏa thân. Mahavira từ bỏ mọi tài sản thế gian ở tuổi khoảng 30 và rời nhà để theo đuổi sự thức tỉnh tâm linh, trở thành một nhà khổ hạnh. Mahavira thực hành thiền định cường độ cao và khổ hạnh nghiêm khắc trong 12 năm rưỡi, sau đó ông đạt được Kevala Gyan (toàn giác). Con đường tầm đạo của ông kéo dài 12 năm trời mới thành đạo. Trong thời gian ấy, có thời ông hiệp đoàn với Gosaka, người về sau sáng lập Ajivikas, một hệ phái Ấn giáo phi chính thống khác.

Tới năm 42 tuổi, Vardhamana, thành tựu toàn tri — thuật ngữ Jaina giáo dùng để gọi sự thức ngộ, giác ngộ, vì thế được gọi là một Jina: người chinh phục. Các tín đồ của tôn giáo này được gọi là Jaina — thường viết tắt là Jain — nghĩa là những kẻ đi theo người chinh phục. Danh hiệu Mahavira có nghĩa là Đại Anh hùng, một biệt danh dùng để tôn vinh cá biệt vị tổ sư này.Ông đã thuyết giảng trong 30 năm và đạt được Moksha (sự cứu rỗi) vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, chi tiết cụ thể vào các năm khác nhau tùy theo giáo phái.

Qua đời

sửa

Kết thúc 30 năm rao giảng, xây dựng và phát triển Jaina giáo, Mahavira từ trần sau một cuộc tuyệt thực cho tới chết tại Para, nơi gần Patna ngày nay. Và nơi ấy từ đó trở thành thánh địa hành hương của mọi tín đồ Jaina giáo.

Cho tới thời điểm nhập diệt, Đức Mahavira có rất đông đảo đệ tử gồm hai dạng: thứ nhất nam nữ tu sĩ (nữ đông hơn nam); và thứ hai các tín đồ tại gia (cư sĩ), luôn luôn giúp đỡ mọi mặt, đặc biệt về vật chất, cho giới tu sĩ.

Trong Trung Bộ kinh, phẩm 56 Upaly Sutra của Phật giáo có kể lại cuộc tranh luận giữa Đức Phật Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) và Nigantha Dighatapassi (Trường Khổ Hạnh Giả), một cao đồ của Mahavira, cuối cùng Nigantha chịu thua và quy y theo đạo Phật. Sau đó, Phật Thích Ca còn thu phục được Gia chủ Upaly, một cao đồ cư sĩ của Mahavira. Kinh còn ghi lại cuộc tường thuật của hai cao đồ ấy cho Mahavira.


Lịch sử hình thành và phát triển kỳ na giáo

sửa

Từ cuối thế kỷ thứ sáu trước CN, người Kỳ Na giáo tuyên bố rằng truyền thống của họ đã có một lịch sử rất lâu đời, kéo dài liên tục qua 24 thế hệ tổ sư được gọi là các Tirthankara, có nghỉa là những người lội qua chỗ cạn, hay người mở đường . Sở dĩ có danh xưng ấy vì họ đã giúp cho các đệ tử, những người đi theo họ, băng ngang sông suối thế gian để đạt toàn tri (giác ngộ) — tới bờ bến an toàn và cứu rỗi. Trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong Kinh Yagur-Veda (Vệ đà - Tế tự minh luận) của Ấn giáo. Vị tổ thứ 24, Mahavira , người sáng lập ra Kỳ na giáo , người sống cùng thời đại với Đức Phật vào cuối thế kỷ 6 tới đầu thế kỷ 5 trước CN.

Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ 6 trước CN, xuất hiện một số lượng đáng kể các lối tiếp cận có tính triết học và tôn giáo, thách đố niềm tin vào bốn cơ sở vừa kể của Ấn giáo, cách riêng tại miền bắc nước Ấn. Thí dụ triết học Lokoyata, còn được gọi theo danh xưng của triết gia chủ xướng có tên truyền thuyết là Carvaka. Triết thuyết này cho rằng toàn bộ tri thức đặt cơ sở tối hậu trên các giác quan, do đó, chỉ những gì con người có thể tri giác theo cách ấy mới được xem là thật . Vì thế, Carvaka quả quyết rằng không thể nào có linh hồn và cũng chẳng có cái gì còn sống sau khi ta chết. Từ lập trường ấy, truyền thống Lokoyata rút ra kết luận thuận lý rằng cuộc theo đuổi duy nhất có giá trị là mưu tìm hạnh phúc trần thế ngay trong cuộc đời này, và như thế, Carvaka đưa ra một lập trường mang tính chủ nghĩa khoái lạc đơn thuần và chủ nghĩa duy vật phi luân lý.

Thế nhưng có một số người khác lại đi tới một cực đoan hoàn toàn trái ngược với Lokoyata. Vẫn nhấn mạnh bản tính hằng cửu của linh hồn, nhưng họ thách đố thẩm quyền của các lễ tế Bà la môn, và họ dấn mình vào lối tu tập khổ hạnh như một phương thế nhằm sở đắc giải thoát (moksa). Họ được gọi là Shramana: các đạo sư lang thang và những tu sĩ khổ hạnh tự do. Hoàn toàn không thuộc một triết hệ Ấn giáo chính thống nào, họ sống lưu động rày đây mai đó, thu thập tín đồ từ Ấn giáo cải đạo hoặc của các môn phái phi chính thống khác và họ hoạt động bên ngoài kiểu thức chính thống của các nghi lễ Ấn giáo cùng hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn.

Vào thế kỷ thứ 6, từ bên trong các nhóm Shramana ấy phát sinh hai triết thuyết và trở thành hai tôn giáo: Kỳ Na giáoPhật giáo.

Tổ sư 23 - Parsva

sửa
 

Trong ‘Nghi Quỹ Kinh’ còn gọi là ‘Kiếp Ba Kinh’ của Kỳ Na giáo, có ghi chép về vị tổ sư thứ 23, sống vào khoảng thế kỷ 9 trước CN, trước Mahavira khoảng 250 năm. Danh xưng của ông là Parsva và cũng quả thật là một nhân vật lịch sử. Thân phụ của Parsva là quốc vương xứ Benares. Thuở trẻ, Parsva từng là dũng sĩ, tham gia nhiều chiến trận. Sau ba chục năm sống tại gia, ông trở thành tu sĩ khổ hạnh lang thang suốt bảy chục năm. Ông hệ thống hoá lý thuyết trước đó của Kỳ Na giáo và đề ra năm điều cấm. Đó là không sát sinh, không lừa đảo, không trộm cướp, không tà dâm và không chiếm làm của riêng . Vị tổ đời thứ 23 này dùng màu xanh lam làm sắc hiệu, với biểu tượng là bảy con rắn quấn quanh đầu và ông ngồi trên mình rắn. Sách thánh của Kỳ Na giáo mô tả Parsva là ‘Vị Đệ nhất’, ‘Đấng Giác ngộ’, ‘Đấng Toàn tri’, đồng thời quả quyết rằng trong các cuộc hành cước của ông từ Bihar tới Tay Bengal, có rất đông đảo tín đồ đi theo. Đặc biệt, nơi Parsva nhập Niết Bàn và tịch tại núi Sammeta, trở thành thánh địa hành hương của giáo chúng xưa nay.

Tổ sư 24 - Vardhamana

sửa

Là một tu sĩ khổ hạnh khỏa thân, Vardhamana Mahavira, vị tổ sư Kỳ Na giáo thứ 24, sống và giảng dạy tại một khu vực của Ấn, ngày nay là Bihar và Uttar Pradesh. Ông chào đời có lẽ trước Đức Phật khoảng vài chục năm. Các tín đồ Kỳ Na giáo đưa ra thời điểm của Mahavira là từ năn 599 tới 527 trước CN, dù thực tế, có thể ông sống trong khoảng thời gian sau đó, từ năm 540 tới năm 468 trước CN; so với thời điểm của Đức Phật là khoảng năm 566 tới 486 trước CN.

Người tập đại thành cho Kỳ Na giáoVardhamana, vị tổ sư thứ 24 . Xuất thân từ một dòng họ nổi tiếng, thuộc đẳng cấp chiến sĩ, ở vùng hạ lưu sông Hằng, ông lập gia đình và có một con gái. Tới năm 30 tuổi, Vardhamana rời gia đình, từ bỏ vợ con, dấn thân vào cuộc sống khổ hạnh và khỏa thân. Con đường tầm đạo của ông kéo dài 12 năm trời mới thành đạo. Trong thời gian ấy, có thời ông hiệp đoàn với Gosaka, người về sau sáng lập Ajivikas, một hệ phái Ấn giáo phi chính thống khác.

Tới năm 42 tuổi, Vardhamana, thành tựu toàn tri — thuật ngữ Kỳ Na giáo dùng để gọi sự thức ngộ, giác ngộ, vì thế được gọi là một Jina: người chinh phục. Các tín đồ của tôn giáo này được gọi là Jaina — thường viết tắt là Jain — nghĩa là những kẻ đi theo người chinh phục. Danh hiệu Mahavira có nghĩa là Đại Anh hùng, một biệt danh dùng để tôn vinh cá biệt vị tổ sư này.

Kết thúc 30 năm rao giảng, xây dựng và phát triển Kỳ Na giáo, Mahavira từ trần sau một cuộc tuyệt thực cho tới chết tại Para, nơi gần Patna ngày nay. Và nơi ấy từ đó trở thành linh địa hành hương của mọi tín đồ Kỳ Na giáo. Cho tới thời điểm nhập diệt, Đức Mahavira có rất đông đảo đệ tử gồm hai dạng: thứ nhất nam nữ tu sĩ (nữ đông hơn nam); và thứ hai các tín đồ tại gia (cư sĩ), luôn luôn giúp đỡ mọi mặt, đặc biệt về vật chất, cho giới tu sĩ.

Xét theo khía cạnh triết học, lý thuyết của Kỳ Na giáo bao gồm ít nhất bốn lãnh vực căn bản: vũ trụ luận, tri thức luận, luận lý học và đạo đức học . Tuy các lời giảng của Mahavira được chính ông và các tín đồ quả quyết có giá trị vĩnh cửu, ta cũng nên đặt chúng vào bối cảnh đương thời vốn đối nghịch với chúng để có thể đánh giá chúng một cách xứng đáng.

Từ cuối thế kỷ thứ sáu trước CN, người Kỳ Na giáo tuyên bố rằng truyền thống của họ đã có một lịch sử rất lâu đời, kéo dài liên tục qua 24 thế hệ tổ sư được gọi là các Tirthankara, có nghỉa là những người lội qua chỗ cạn, hay người mở đường . Sở dĩ có danh xưng ấy vì họ đã giúp cho các đệ tử, những người đi theo họ, băng ngang sông suối thế gian để đạt toàn tri (giác ngộ) — tới bờ bến an toàn và cứu rỗi. Trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong Kinh Yagur-Veda (Vệ đà - Tế tự minh luận) của Ấn giáo. Vị tổ thứ 24, Mahavira , người sáng lập ra Kỳ na giáo , người sống cùng thời đại với Đức Phật vào cuối thế kỷ 6 tới đầu thế kỷ 5 trước CN.

Quan niệm Kỳ na giáo

sửa
  • Kì-na giáo mang tính Vô thần chủ nghĩa , không công nhận thần linh
  • Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
  • Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.
  • Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóạ
  • Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương bất hại, hoà bình . Kỳ Na giáo là một triết học và là một tôn giáo, lấy nguyên tắc Không sát sanh (ahimsa) làm tâm điểm tuyệt đối trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của Chính mình (Chính bản thân mình) “ahimsa paramo dharmah” . Chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại Khổ như ham muốn và dục vọng . Suy tưởng để phát triển các phương thức giúp cho con người khắc phục khổ não vốn cố hữu trong cuộc sống nhân sinh . Kỳ Na giáo tìm cách thành tựu công cuộc cứu độ ấy bằng việc chinh phục các giới hạn trần tục, và Jina — từ ngữ xuất phát của Kỳ Na giáo — có nghĩa là ‘người chinh phục’, hiểu theo khía cạnh tâm linh là ‘người chiến thắng’, thế nên Kỳ Na giáo còn được hiểu là ‘tôn giáo của những người chiến thắng’.
  • Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Ðại ngã Brahman hằng cửụ . Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậụ
  • Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn . Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả.
  • Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu và tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm đạt đến thành tựu hoàn thiện nhứt . Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảọ . Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.

Giáo lý Kỳ na giáo

sửa

4 nguyên lý đưa đến tuệ giác:

  1. Công đức của tôn giáo (dharma) - Thực hành việc công đức
  2. Thịnh vượng (artha) - Phát triển cực thịnh
  3. An lạc (kāma) - An bình trong bản thân
  4. Giải thoát (moksha) - Thoát khỏi khổ luân hồi

3 nguyên tắc đạo đức

  1. Niềm tin không thay đổi.
  2. Tri thức phải hiểu biết sâu sắc.
  3. Ðức hạnh phải rạng ngời.

7 phép tu luyện

  1. Mạng
  2. phi mạng (linh hồn và phi linh hồn)
  3. Lậu nhập (nghiệp vào linh hồn của con người)
  4. Lậu hoặc (trói buộc ngăn không cho con người giải thoát)
  5. Chế ngự.
  6. Tĩnh tâm
  7. giải thoát

Kinh sách Kỳ na giáo

sửa

Mahavira dạy rằng việc tuân thủ các lời thề ahimsa (bất bạo động), satya (chân lý), asteya (không trộm cắp), brahmacharya (trinh tiết), và aparigraha (không dính mắc) là cần thiết để giải thoát tâm linh. Ngài dạy các nguyên tắc của Anekantavada (thực tại nhiều mặt): syadvadanayavada.

Ba điểm căn bản trong các lời giảng của Đức Đại Anh hùng là:

  • Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, ông tái thông giải khái niệm về nghiệp báo mà truyền thống Ấn giáo chính thống ưu tiên áp dụng nó như là hậu quả tuôn trào từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.
  • Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu, ông tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm thành tựu sự toàn mãn.
  • Biến giới luật bất tổn sinh (bất bạo động - ahimsa) thành tâm điểm tuyệt đối của triết họcđạo đức học thực hành của mình.


Tuy thế, những lời giảng của Mahavira không được ghi thành văn cho tới thế kỷ thứ 2 sau CN. Mãi tới thế kỷ thứ 5, cũng vẫn chưa có bản san định tổng thể các sách thánh chính của Jaina giáo. Để am hiểu triết học của mình, mọi hệ phái Jaina giáo đều chấp nhận thẩm quyền và đặt cơ sở xiển dương trên cuốn kinh Tattvartha Sutra (Kinh về những phạm trù nhận thức) do tu sĩ triết gia Umasvarti ghi lại vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 sau CN.

Giáo lý của Mahavira được Indrabhuti Gautama (đệ tử chính của ông) biên soạn thành Jain Agamas. Các kinh sách này, được các nhà sư Jaina truyền miệng, được cho là đã bị thất lạc phần lớn vào khoảng thế kỷ 1 CN (khi phần còn lại được viết ra lần đầu tiên theo truyền thống Svetambara). Các phiên bản còn sót lại của Agamas do Mahavira giảng dạy là một số văn bản nền tảng của nhánh Svetambara của Kỳ Na giáo, nhưng tính xác thực của chúng bị tranh chấp với Kỳ Na giáo Digambara.

Gặp trường hợp có những hệ phái khác nhau của một tôn giáo, các học giả khó có thể thẩm định trong những lời tuyên bố không hoàn toàn giống nhau và đang ganh đua nhau ấy cái nào là tiếng nói xác thực của người sáng lập. Nhưng đối với Jaina giáo không có vấn đề đó, vì cả hai hệ phái chính — SvetambaraDigambara — chỉ bất đồng về vài điểm thực hành, đặc biệt ở chỗ tu sĩ nên khỏa thân hay mặc quần áo, chứ không có những thông giải triết học khác nhau về tôn giáo của mình. Do đó, chúng ta có thể khá tự tin khi cho rằng các khái niệm hiện lưu hành trong Jaina giáo thật sự phản ánh trung thực lời giảng dạy nguyên thủy của Mahavira 25 thế kỷ trước.