Hướng dẫn mài gương cho kính thiên văn phản xạ/Mài phá

Thao tác mài cơ bản: Một số thuật ngữ thường dùng sẽ để nguyên gốc tiếng Anh để các bạn không bỡ ngỡ khi đọc TL tiếng Anh.

Stroke : thao tác đẩy và ấn gương (hay đĩa mài) trượt trên đĩa mài (gương) tới và lui

Normal stroke: thao tác mài cơ bản, chỉ có chuyển động tịnh tiến tới, lui.

W stroke : ngoài chuyển động tịnh tiến, còn có chuyển động ngang. Tâm gương( đĩa mài) nằm phía trên sẽ chuyển động theo hình W.

TOT : Tool On Top : tư thế đĩa mài nằm trên, sẽ làm cho gương bị bẹt ra, tiêu cự tăng lên

MOT : Mirror On Top : tư thế mài gương nằm trên, sẽ làm cho gương sâu hơn, tiêu cự giảm đi.

Để điều chỉnh tiêu cự gương, chỉ cần chọn tư thế mài và biên độ mài phù hơp. Khi đã đạt tiêu cự mong muốn, luân phiên đổi vị trí gương và đĩa mài TOT, MOT.TOT.. sau mỗi 15 phút mài, gương sẽ giữ nguyên tiêu cự và có dạng cầu chuẩn.

Xoay gương và đĩa mài: Sau khoảng 10- 15 lần stroke ta xoay bàn xoay một góc khoảng 10-20o và đĩa mài một góc tương tự về phía ngược lại.

Biên độ mài theo các hướng dẫn dưới đây chỉ là giá trị trung bình, nghĩa là không cần và cũng không nên tuyệt đối chính xác .Chính yếu tố ngẫu nhiên về góc xoay bàn và biên độ mài, gương sẽ được mài đều theo mọi hướng (không có hướng ưu tiên) và sẽ có dạng cầu.

Trước khi tiến hành mài gương các bạn chú ý:

  • Đừng để gương khô nước, bụi thủy tinh và bột mài không có lợi cho sức khỏe nếu hít phải.
  • Bùn mài, nếu không “tái chế” để lấy bột mịn hơn, không nên đổ xuống cống, dễ gây tắc cống, rất khó thông.
  • Chỗ làm việc tránh gió mạnh, luôn sạch, chỉ để duy nhất 1 loại bột đang mài. Vệ sinh thật kỹ gương, đĩa mài, bàn xoay và toàn bộ chỗ làm việc trước khi chuyển sang bột mịn hơn để tránh nhiễm bụi bẩn gây xước gương.
  • Bo cạnh gương : Cạnh gương phải được mài vát 45o sâu vào khoảng 2-3mm để tránh mẻ cạnh gây xước vùng biên gương.

Dùng thanh đá mài dao, bắt đầu bằng mặt đá thô mài dọc theo cạnh gương cho đến khi đạt độ sâu 2-3mm. Dùng mặt đá mịn, mài lại cho hết nhám. nếu lỡ tay làm mẻ cạnh gương “lem nhem” cũng không sao, bạn chỉ việc bo tiếp cho đến khi không còn nguy cơ mẻ tiếp nữa.Mẻ trong khi bo cạnh còn hơn xước gương trong khi mài.! Trong quá trình mài, mặt gương bị hạ thấp xuống, bạn phải bo lại cạnh nếu cần.

Mài phá theo đường kính sửa

 

Rắc một ít bột mài thô vào giữa gương, xịt một ít nước lên, dùng đĩa mài xoa đều bột lên vùng giữa gương và bắt đầu mài.Đây là công đoạn gây tiếng ồn khá lớn.. Khi bạn nghe tiếng ồn êm hơn là lúc cần phải rắc thêm bột mới và xịt nước vào gương . Một lần như thế được gọi là một lần “làm ướt” (Wet)

Hạt mài phá vỡ thuỷ tinh và cũng vỡ vụn ra dưới tác động của đĩa mài. Sau khoảng 5-10 lần làm ướt, bùn mài tích luỹ khá nhiều trên gương làm giảm hiệu quả mài, bạn nên rửa sạch gương và đĩa. Thời gian mài sẽ tỉ lệ với thể tích vùng thủy tinh cần phá đi trên gương, tốc độ, lực mài và chất lượng bột mài. Gương sẽ bị phá lõm vùng giữa khá nhanh trong khi vùng biên hầu như không bị tác động.Với gương 100mm f 1000mm có thể đạt độ sâu 0.5mm sau 1h mài, gương lớn, độ sâu lớn như gương 250mm, F5 có thể mất khoảng 6h mài.

Kiểm tra bằng thước đo độ sâu để kịp dừng khi đạt đến khoảng 90% độ sâu mong muốn. Độ dư còn lại ta sẽ mài bằng đĩa gạch.

Mài theo dây cung sửa

Sau công đoạn 1 tuỳ theo đường kính đĩa mài, độ sâu vùng 1/4D sẽ khác nhau.

 

Độ sâu lý thuyết gần đúng là X1/4 = (0.85xD)2/8R = 2.25mm

Bạn kiểm tra độ sâu thực tế, nếu gần bằng hoặc lớn hơn 90% độ sâu cần đạt thì bỏ qua công đoạn này.

 

Sau khi mài phá lõm gương đã có dạng gần cầu và đạt được độ sâu khoảng 90% độ sâu cần thiết. Bài sau chúng ta sẽ chuyển sang bước kế tiếp - Đúc Đĩa Mài