Hóa học đại cương/Liên kết hóa học
Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể của một chất hóa học
Thí dụ
sửaNước muối
Liên kết hóa học cơ bản
sửaLiên kết ion là liên kết hoá học được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Lối hoạt động
sửaDo tính chất cho hay nhận nguyên tử điện âm để trở thành ion . Các ion là các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện tích. Bình thường, nguyên tử có số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện. Trong phản ứng hóa học, nếu nguyên tử mất bớt hoặc thu thêm electron, nó sẽ trở thành phần tử ion mang điện dương hoặc âm. Hai ion khác nhau sẻ hút nhau tạo thành một Phân tử trung hòa về điện
Các Nguyên Tố thuộc nhóm Kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, Các kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion Dương . Các Nguyên Tố thuộc nhóm Phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, Các chất phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm. Vậy các Kim loại và Phi Kim dể Liên Kết với nhau để tạo một Phân Tử
Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa kim loại và phi để tạo thành Phân Tử kim điển hình hoặc có hiệu số độ âm điện lớn hơn hoặc bằng 1,7.
Trong phản ứng hóa học, nếu nguyên tử mất bớt hoặc thu thêm điện tử, nó sẽ trở thành phần tử ion mang điện dương hoặc âm. Hai ion khác loại sẻ hút nhau tạo thành một Phân tử trung hòa về điện . Kim loại và Phi Kim dể Liên Kết với nhau để tạo một Phân Tử
Các Nguyên Tố thuộc nhóm Kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng. Các Nguyên Tố thuộc nhóm Phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. Vì vậy
- Các kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion Dương .
- Các chất phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm.
Tính chất hợp chất có liên kết ion
sửa- điểm nóng chảy cao do liên kết ion tương đối bền
- dẫn điện ở trạng thái nóng chảy và trong dung dịch
- cứng và dễ vỡ
- hình thành tinh thể, có dạng rắn
- tinh thể ion thường không màu
Thực nghiệm cho thấy, các Kim loại để ngoài trời dể bị rỉ sét do có liên kết giửa Oxygen(O) trong không khí và Kim loại tạo ra kim loại rỉ sét
Thí dụ
sửa- Sắt rỉ sét .
- Cu rỉ sét .
Ôxy hóa
sửaÔxy khử
sửaLiên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử có một hay nhiều cặp điện tử (electron) chung. Mỗi cặp điện tử chung tạo nên một liên kết cộng hóa trị.
Các kiểu cộng hóa trị
sửa- Cộng hóa trị không cực
- các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
- Cộng hóa trị phân cực
- các cặp e chung bị lệch về phía một nguyên tử.
- Liên kết cho nhận
- cặp e chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
Tính chất
sửaTính chất của liên kết cộng hóa trị là: các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể là chất rắn như đường, lưu huỳnh, sắt,..., có thể là chất lỏng như : nước, ancol,...., hoặc chất khí như cacbonic, clo, hiđro,...
Các chất có cực như ancol ethylic, đường,... tan nhiều trong dung môi có cực như nước. Phần lớn các chất không cực như iot và các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen, cacbon tetraclorua...
Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
- Liên kết cộng hóa trị phối hợp
- Liên kết hiđrô