Toán ( phần 2 ) - 4 phép tính cơ bản nhất và lịch sử của chúng ( của ĐàoMHà và Toi ten la hai )/Phép cộng và trừ

Người Hy Lạp cổ đại và người Ấn Độ cổ đại đều coi việc viết hai số liền nhau là phép cộng, ví dụ có nghĩa là 3 cộng 1/4, và viết hai số xa nhau là phép trừ, ví dụ có nghĩa là 6 trừ 1/5.

Nhà toán học Lý Thiện Lan người Trung Hoa đã dùng kí hiệu và T để chỉ phép cộng và phép trừ.

L.Pasoli (cuối thế kỉ 15), người Italia, đã dùng kí hiệu chữ Latin p (từ chữ plus) thay cho phép cộng, ví dụ 5p3 nghĩa là 5 cộng 3, và chữ m (từ chữ minus) thay cho phép trừ, ví dụ 7m5 nghĩa là 7 trừ 5.

Cuối thời trung cổ, thương nghiệp ở châu Âu khá phát đạt, một số nhà buôn thường vạch dấu + và dấu - lên thùng hàng để đánh dấu trọng lượng hơi thừa hoặc hơi thiếu. Thời phục hưng (thế kỉ 15-16), Leonardo de Vinci, người Italia, bậc thầy của nghệ thuật nhưng rất mê toán, đã dùng kí hiệu + và - trong một số tác phẩm của mình.

Năm 1489, Johnn Widman, người Đức đã dùng dấu + và - để chỉ phần dư và phần khuyết. Cũng năm này, trong một cuốn sách số học của J.W. Eges người Đức, xuất hiện dấu + và - để chỉ phép cộng và phép trừ. Sau đó năm 1514, nhà toán học Van der Hoeker người Hà Lan, năm 1524 Christoffel Rudolff và năm 1544 Michael Stifel người Đức đã dùng lại dấu + và -.

Về sau, nhờ đóng góp tích cực của nhà toán học Vi-et (Francois Viete, 1540-1603) người Pháp thì dấu + và - mới được phổ cập và đến tận năm 1630 mới được mọi người công nhận. Do vậy Vi-et được coi là ông tổ của kí hiệu toán học.