Tin học 10: Python/Bài 6
Biểu thức logic
sửaTrong Python, biểu thức logic là biểu thức chỉ nhận giá trị True (đúng) hoặc False (sai). Biểu thức logic đơn giản nhất là các biểu thức so sánh số hoặc xâu kí tự.
Các phép so sánh các giá trị số trong Python:
< | nhỏ hơn | > | lớn hơn | == | bằng nhau |
<= | nhỏ hơn hoặc bằng | >= | lớn hơn hoặc bằng | != | khác nhau |
Chú ý: Với xâu kí tự cũng có đầy đủ các phép so sánh.
Các phép toán trên kiểu dữ liệu logic bao gồm phép and (và), or (hoặc) và not (phủ định).
Lệnh if
sửaĐể xử lí các tình huống rẽ nhánh, giống như các ngôn ngữ lập trình khác, Python cũng có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh:
Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
if <điều kiện>: #Sau điều kiện cần có dấu hai chấm ":".
<khối lệnh>
Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện>. Nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh>, ngược lại thì bỏ qua chuyển sang lệnh tiếp theo sau lệnh if.
Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:
if <điều kiện>:
<khối lệnh 1>
else:
<khối lệnh 2>
Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện>. Nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh 1>, ngược lại thì thực hiện <khối lệnh 2>.
Ví dụ, nếu a, b là hai số đã được tạo thì lệnh sau sẽ in ra giá trị tuyệt đối của hiệu hai số:
if a > b:
print(a - b)
else:
print(b - a)
Chú ý: Các khối lệnh trong Python đều cần viết sau dấu ":" và lùi vào, thẳng hàng. Đây là điểm khác biệt của Python với các ngôn ngữ lập trình khác.
Nguồn tham khảo
sửa- Tin học 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.