Thiếu lâm tự/Võ Thiếu Lâm/Ngũ cầm quyền
Giác Viễn và Bạch Ngọc Phong là hai nhân vật xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ 14, 15 hay 16, 17 gì đó (tức là vào khoảng từ triều nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912) trở đi).Giác Nguyên đã truyền lại bảy mươi hai thế quyền này cho Bạch Ngọc Phong, sau đó cũng là một tăng nhân của Thiếu Lâm tự.
Bạch Ngọc Phong đã dựa vào các thế quyền này kết hợp với các bài tập Ngũ Cầm Hí là những bài tập khí công của Y Sư Hoa Đà thời Tam Quốc, và Bát Đoạn Cẩm mà khai triển thành Ngũ Hình Quyền sơ khai gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà những đường quyền này đến nay cũng chẳng biết nguồn gốc ra sao nữa.
Ngũ cầm quyền
sửaLong hình Quyền
sửaLong Hình Quyền chú trọng vào trảo thủ (khống chế, khóa, vặn) và chưởng pháp, nổi tiếng với nhiều trảo thủ khác biệt như: Thần Long Triển Trảo; Kim Long Thí Trảo; Thần Long Nhập Hải. Mặc dù Trảo Thủ thường được sử dụng nhiều nhất trong Long Hình Quyền nhưng các đòn đánh bằng Quyền và Chưởng vẫn được lưu ý tới. Các thế Quyền đặc sắc trong Long Hình Quyền là: Long Bái Vĩ; Thanh Long Xuất Hải; Kim Long Vọng Nhật… Long hình quyền nằm trong hệ thống ngũ hình quyền cổ điển nhưng hệ thống ngũ hình quyền sau này không có sự hiện diện. Một phần bởi hình tượng con rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng nên động tác khó hình dung để mô phỏng, mặt khác về cơ bản thì con rồng Trung Hoa là dạng rắn do đó những động tác tinh túy đã được thể hiện trong xà hình quyền
Xà hình quyền
sửaXà hình quyền hay còn gọi là võ rắn nhất mạnh tới sự chính xác. Khởi thủy trong tự nhiên, do thiếu tay, chân, loài rắn phải cử động bằng cách vặn bẻ ngoằn ngoèo toàn thân. Để tạo hiệu năng chiến đấu, loài rắn phải san lấp nhược điểm thiếu chân của mình bằng một số điều, chẳng hạn như: có thể cuộn mình và vươn thẳng đứng, như giống rắn hổ thường làm. Từ thế cuốn khúc này, với sự chính xác và một tốc độ nhanh, nó phóng thẳng về phía con mồi. Chính từ ngay sự xung kích và cử động bẻ vặn thân mình, rắn đã đạt tới một uy lực và sức mạnh lớn.
Cốt lõi của Xà Hình Quyền là phát triển và tăng bồi Khí lực, tức là một tinh thể cho phép tập trung và thấu chuyển uy lực vào các đòn đánh (các đòn chọc). Các thế võ từ đầu ngón tay của Xà hình quyền: Thanh Xà Xuất Động; Thủy Xà Thượng Diện. Mặc dù có vẻ mềm mại, mọi động tác của người sử dụng Xà Hình Quyền đều mau lẹ và mạnh mẽ. Khi được sử dụng bởi một cao thủ, sức mạnh của khí lực nội tại sẽ tạo nên một uy lực có thể lớn nhiều lần sức mạnh bình thường của con người.
Hổ hình quyền
sửaHổ là biểu tượng cho võ thuật, đặc biệt là võ thuật cổ truyền Phương Đông. Khi ngắm hoạt động của loài hổ, các nhà sư Thiếu Lâm đã thấy được sức mạnh, sự dũng cảm và uy lực của chúng và đi tới kết luận đây là con vật có giá trị vô biên với tư cách một mẫu mực để noi theo rèn luyện võ thuật. Trong tự nhiên, hồ là con vật mau lẹ và quyết liệt, kết hợp giữa sức mạnh và sự uyển chuyển, mềm mại. Động tác tấn công của hổ là động tác ép tới giống như đang bị xô bởi một cỗ xe. Sức hổ là một loại ngoại lực cương mãnh hung bạo.
Hổ Hình Quyền có điểm chủ tạo là một thể cốt mạnh mẽ, chú trọng vào xương cốt. Kỹ thuật căn bản trong Hổ Hình Quyền là hổ trảo. Các thế đánh bằng trảo thủ nổi tiếng là: Mãnh Hổ Hồi Đầu, Ngạ Hổ Khiên Dương, đặc biệt là Lão Hổ Tiển Đầu; Mãnh Hổ Thôi Sơn. Khi thực hiện Hổ Hình Quyền, võ sĩ phải cảm và nghĩ như mình là một con hổ hoang vừa rời núi. Uy lực luôn luôn đến do lòng tự hào. Đây là lúc tinh thần của con cọp hoang hiển hiện để tăng thêm uy lực phi thường cho mọi cuộc chiến đấu.
Một nhánh nhỏ trong Hổ hình quyền là Bạch Hổ Quyền được sáng tạo bởi sự phụ Lâm Đạo Thai chuyên tấn công vào hạ bộ. Đây là môn võ với đặc trưng là tấn công vào chỗ hiểm của con người, nhất là vùng bộ hạ (cơ quan sinh dục). Tương truyền, một hôm Lâm Đạo Thai đang đi du ngoạn trên ngọn núi thì trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột lớn đang giao đấu. Con cọp trắng con thất thế trước một địch thủ quá to lớn. Cuối cùng con khỉ đột chụp được con cọp và sửa soạn xé ra làm hai mảnh, thì bất đồ cọp trắng vùng dậy tát mạnh vào hạ bộ của khỉ đột. Con khỉ rú lên rồi ngã xuống chết tươi. Chứng kiến cảnh đó, Lâm Đạo Thai đã sáng tạo ra môn võ Bạch Hổ Quyền.
Báo hình quyền
sửaBài chi tiết: Báo hình quyền
Là môn võ được hình thành do mô phỏng động tác của loài báo, chú trọng vào sự nhanh nhẹn, tốc độ, khéo léo nhưng không kém phần cương mãnh như Hổ hình quyền. Trong hệ thống Ngũ hình quyền cổ điển, Báo hình quyền góp mặt nhưng trong hệ thống Ngũ hình quyền cách tân thì không góp mặt, một phần do cơ bản những động tác của loài báo có phần giống với loài hổ do đó để tránh trùng lắp, người ta đã chọn Hổ hình quyền.
Hạc hình quyền
sửaHạc hay chính xác hơn là sếu là một loài chim nổi tiếng về tuổi thọ và một dục tính dị thường. Do dục tính dị thường biểu thị một nguồn năng lực sung mãn và do tính biểu thị cho sự trường thọ. Luyện Hạc Hình Quyền là cách giúp cho võ sinh kiên thủ nội năng và tăng cường lần sức mạnh về cả hai mặt nội lực và ngoại lực hướng tới sự cân bằng, tĩnh tại và biểu hiện là sự thăng bằng trong các động tác. Tác dụng của việc luyện tập là phát triển khí lực nội tại đồng thời làm cứng chắc xương, và cơ bắp.
Hạc có bản chất trầm lặng tương tự như rắn và cũng như rắn, mọi động tác của hạc để triệt hạ hoặc chế ngự đối thủ đều chỉ dùng một lực tối thiểu. Toàn bộ kỹ thuật Hạc Hình Quyền là những động tác xoay vòng. Tất cả đều nhu nhuyễn và được thư giãn. Tuy nhiên, những động tác này sẽ bật ra một uy lực bất thần, chớp nhoáng ngay khi chạm vào mục tiêu. Nổi tiếng trong Hạc Hình Quyền là những đòn mở rộng tương tự như cánh hạc xòe ra gọi là Hạc Dực. Triết lý này tương tự như Thái cực quyền của Võ Đang.
Hầu quyền
sửaHầu quyền hay võ khỉ là một nhánh trong hệ thống Ngũ hình quyền cách tân, những động tác của môn võ này mô phỏng động tác của những con khỉ khi nhảy nhót, nhào lộn. Môn võ này chú trọng vào sự nhanh nhẹn và tinh quái. hầu quyền chú trọng các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của thủ pháp, cước pháp và thân pháp linh động nhẹ nhàng. Các động tác của hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt
Đường lang quyền
sửaĐường lang quyền hay còn gọi là võ bọ ngựa là một nhánh trong hệ thống Ngũ hình quyền cách tân. Đường lang quyền hình thành do những nhà võ thuật quan sát động tác của con bọ ngựa mà sáng tạo thành. Đường lang quyền Bắc phái là Vương Lang sáng tạo, Nam phái là do Châu Nam sáng lập tại Giang Tây. Cả hai đều nhân khi tình cờ chứng kiến cuộc tranh hùng giữa con bọ ngựa và một con dế, kết quả con dế bị mổ bụng chết. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ đã sáng chế ra một phương thức công thủ, rập theo thủ pháp của bọ ngựa, kết hợp cùng những đòn thế của mười tám võ phái gia truyền biến chế thành một võ phái mới. Đường Lang Quyền gồm các bài quyền: Thất Tinh Đường Lang (còn gọi là La Hán Đường Lang), Lục Hợp Đường Lang (còn gọi là Mã Hầu (khỉ ngựa) Đường Lang tức Thái Cực Đường Lang).