Tổng quan về các dân tộc Việt Nam
Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Sống trên mảnh đất Đông Dương, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
- Nhóm Việt—Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ
- Nhóm Tày—Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái
- Nhóm Môn—Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ Ro, Co, Cơ , Cơ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng
- Nhóm Mông—Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn
- Nhóm Ka—đai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
Danh sách các dân tộc ở Việt Nam
sửa