Tôn giáo/Quan niệm tôn giáo
Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion; chữ Hán: 宗 教) có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin , các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh
Tín ngưỡng tôn giáo
sửaTôn giáo là những hệ thống triết học về các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ và đời sống con người .
Niềm tin vào sự tồn tại hay không tồn tại và bản chất của Thượng đế , Thần thánh , thiên sứ cách liên lạc với thần thánh, vật linh thiêng, những người khác, loài vật, thế giới tự nhiên xung quanh ta và với chúng ta . Những tín ngưỡng về những trạng thái tồn tại khác như athiên đàng, địa ngục, hay Niết bàn và cách chuẩn bị vào những cõi này
- Tạo hóa
- Đạo đức
- Những tín ngưỡng về bản chất đạo lý và đạo đức . Việc tìm ra trọn vẹn về lĩnh vực nhu cầu và thèm muốn . Những cách để nhận dạng và ca tụng những kinh nghiệm giá trị
- Sự tìm ra mục đích của sự sống, và nhận dạng các mục tiêu trong đời;
- Tìm ra một cơ cấu đạo lý, và định nghĩa những hành vi "thiện" (tốt) và "ác" (xấu) . Những giải thích và sự hiểu biết về điều ác và đau khổ, và viết về thiện ác.
Cũng có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể. Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới.
Hoạt động tôn giáo
sửaMột số hoạt động tôn giáo trên thế giới.Những phong tục dựa vào tín ngưỡng tôn giáo thường gồm có:
- Cầu nguyện
- Thờ phụng
- Họp mặt thường lệ với những người khác đồng tôn giáo
- Viên chức tôn giáo để lãnh đạo hay giúp đỡ những tín đồ, như nhà tu, mục sư, tăng lữ...
- Nghi lễ và phong tục đặc biệt trong tín ngưỡng
- Cách giữ gìn niềm tin vào những điều răn trong kinh sách và những tục lệ của tôn giáo đó
- Luật lệ ứng xử ngoài đời phù hợp với tín ngưỡng (đạo lý), như Mười điều răn trong Cựu Ước, đặt ra từ tín ngưỡng chứ không phải do tín ngưỡng định nghĩa, và đạo lý thường được tôn trọng đến địa vị giáo luật (luật pháp) và được các tín đồ thi hành
Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người. ..., tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó. Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình.
Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ bản của tôn giáo.Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó. Đây thường là một chức năng của tôn giáo đó.
Phân loại Tôn giáo
sửaThông thường, những tôn giáo khác nhau và những phe không tôn giáo đều có câu trả lời khác nhau về các khái niệm trên, và nhiều tôn giáo có nhiều trả lời cho mỗi khái niệm.Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:
Tôn giáo theo chức năng
sửaMột cách định nghĩa cho rằng Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính con người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có) . Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
Tôn giáo theo chức năng
sửaCách định nghĩa thứ hai, định nghĩa Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh . Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
Tôn giáo theo chứng cớ vật chất
sửaCách định nghĩa thứ ba, định nghĩa Tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất . Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
Tôn giáo theo chức năng
sửaCách định nghĩa thứ tư, định nghĩa Tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức . Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tôn giáo là nền của chánh trị, là cánh tay nối dài của kẻ cầm quyền, là pháp luật đàn áp người nghèo, là thuốc phiện của nhân dân, là thứ cứu rỗi tâm hồn của những người khốn cùng trong xã hội.
Kinh sách tông giáo
sửaCác tôn giáo có lịch sử và các kinh sách thiêng liêng, có thể được bảo tồn trong các thánh thư, các biểu tượng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác. Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã được coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo.
Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không tôn giáo bao gồm những người không liên kết với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, những người Vô thần hoặc Bất khả tri. Trong khi số lượng những người không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều người trong số những người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.
Nghiên cứu về tôn giáo bao gồm nhiều ngành học, bao gồm Thần học, tôn giáo so sánh và nghiên cứu khoa học xã hội. Các lý thuyết về tôn giáo đưa ra các giải thích khác nhau về nguồn gốc và hoạt động của tôn giáo, bao gồm các nền tảng bản thể học của các thực thể tôn giáo và niềm tin.
Quan iệm chung
sửaQuan niệm chung được chấp nhận trên toàn thế giới -
1) Thờ độc thần - Thiên chúa (God) .
2) - Giao tế giủa người và chúa - Thiên sứ (Angel) .
3) Giao tế giửa người và người - Thiên tử (King)