Văn hóa

sửa
 
Các kỵ sĩ trong lễ hội Naadam

Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và Đô vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ.

Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành.

Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.

Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hoá từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.

Thể thao và giải trí

sửa
 
Naadam là lễ hội lớn nhất vào mùa hè

Lễ hội Naadam của Mông Cổ diễn ra trong ba ngày vào mùa hè và bao gồm đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ. Ba môn thể thao này, theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.

 
Bökhiin Örgöö, vũ đài chính của vật Mông Cổ tại Ulaanbaatar

Cưỡi ngựa có vai trò đặc biệt trung tâm trong văn hoá Mông Cổ. Những cuộc đua đường trường được thực hiện trong các lễ hội Naadam là một trong những khía cạnh của nó, bởi sự phổ biến của kỹ thuật đua ngựa. Một ví dụ về kỹ thuật đua ngựa là truyền thuyết rằng anh hùng quân sự Mông Cổ Damdin Sükhbaatar đã rải những đồng xu trên mặt đất và sau đó nhặt chúng lên trên lưng một chú ngựa phi nước đại.

Các môn thể thao khác như bóng bàn, bóng rổ, và bóng đá cũng đang dần được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều vận động viên bóng bàn Mông Cổ thi đấu quốc tế.

Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn của Ba Môn Thể thao Nam giới tại Naadam. Các nhà sử học cho rằng vật kiểu Mông cổ có nguồn gốc từ khoảng bảy nghìn năm trước. Hàng trăm vận động viên vật từ các thành phố và aimag khác nhau khắp đất nước tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia.

 
Vật Mông Cổ là một môn thể thao phổ biến

Không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác. Mỗi đô vật có người phục vụ riêng. Mục đích của môn thể thao là làm đối thủ mất cân bằng và ném anh ta xuống đất, khiến anh ta phải chạm khuỷu tay và đầu gối xuống đất.

Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ: người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử). Đô vật trở thành vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ). Mọi thắng lợi sau đó tại lễ hội quốc gia Naadam sẽ được thêm một tính ngữ cho danh hiệu avarga, như "Người Khổng lồ Bất bại được mọi người nhớ đến". Bắt đầu từ năm 2003, nghị viện Mông Cổ đã thông qua một luật mới về Naadam, đưa ra những sửa đổi với một số danh hiệu vật. Các danh hiệu iarudi và Khartsaga (Chim ưng) được thêm vào những quy định đã đề cập ở trên.

Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, được buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được cho là đã được đưa vào sử dụng sau khi nhà vô địch môn vật nhiều năm trước bị phát hiện là một phụ nữ. Chiếc áo được đưa ra để đảm bảo rằng chỉ nam giới mới được tranh tài.

Các môn thể thao quốc tế

sửa

Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn. Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō của anh năm 2007.

Naidangiin Tüvshinbayar đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.

Bóng đá cũng được chơi ở Mông Cổ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mông Cổ đã bắt đầu chơi lại trong thập niên 1990; tuy nhiên họ vẫn chưa có cơ hội tham gia vào một giải đấu lớn. Mongolia Premier League là giải hạng cao nhất của Mông Cổ.

Nhiều phụ nữ Mông Cổ có khả năng vượt trội trong các môn bắn súng: Otryadyn Gündegmaa là người giành được huy chương bạc tại Olympic năm 2008, Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới và giành huy chương đồng (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul ở thời điểm tháng 5 năm 2007, được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25 m.

Kiến trúc

sửa
 
Một yurt (ger) phía trước Núi Gurvansaikhan

Nơi cư ngụ truyền thống Mông Cổ được gọi là một yurt (Tiếng Mông Cổ: ger). Theo nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật Mông Cổ N. Chultem, các yurt và lều trại là căn bản cho sự phát triển của kiến trúc truyền thống Mông Cổ. Ở thế kỷ XVI và XVII, các tu viện lama đã được xây dựng trên khắp đất nước. Nhiều công trình trong số đó khởi đầu như những đền yurt. Khi chúng cần được mở rộng để đủ chỗ cho số lượng tín đồ ngày càng đông đảo thêm, các kiến trúc sư Mông Cổ đã sử dụng các cấu trúc với 6 và 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn của yurt. Việc mở rộng thêm nữa dẫn tới hình dạng bậc hai của các đền. Các mái được làm theo hình dạng những lều lớn.

Chultem phân biệt ba kiểu kiến trúc truyền thống Mông Cổ: Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Quốc và kiểu kết hợp. Trong số những đền dạng bậc hai đầu tiên có Batu-Tsagaan (1654) được thiết kế bởi Zanabazar. Một ví dụ về phong cách kiến trúc yurt là lama Dashi-Choiling tại Ulan Bator. Đền Lavrin (thế kỷ XVIII) tại lama Erdene Zuu được xây dựng theo truyền thống Tây Tạng. Một ví dụ về đền được xây dựng theo truyền thống Trung Quốc là lama Choijing Lamiin Sume (1904), ngày nay là một bảo tàng. Đền bậc hai Tsogchin tại lama Gandan ở Ulan Bator là một sự tổng hợp truyền thống Mông Cổ và Trung Quốc. Đền Maitreya (đã bị dỡ ra năm 1938) là một ví dụ về kiến trúc Tây Tạng-Mông Cổ. Tu viện Dashi-Choiling đã bắt đầu motọ dự án xây dựng lại đền và 80 ft điêu khắc Maitreya.

Âm nhạc

sửa

Âm nhạc dân gian

sửa
 
Nghệ sĩ chơi nhạc cụ truyền thống Mông Cổ mã đầu cầm

Âm nhạc Mông Cổ bị ảnh hưởng mạnh từ thiên nhiên, phong tục du mục, saman giáo, và cả Phật giáo Tây Tạng. Âm nhạc truyền thống bao gồm nhiều nhạc cụ, nổi tiếng nhất là mã đầu cầm (morin khuur/morinhur) và các phong cách hát như urtyn duu ("long song"), và thuật hát trong cổ họng đồng song thanh (khoomei/khomij). "Tsam" được nhảy múa để tránh ma quỷ và nó được coi là sự hồi tưởng về saman giáo.

Âm nhạc đại chúng

sửa

Ban nhạc rock đầu tiên của Mông Cổ là Soyol Erdene, được thành lập trong thập niên 1960. Phong cách kiểu Beatles của họ đã bị chính quyền lúc bấy giờ chỉ trích mạnh mẽ. Tiếp sau đó là Mungunhurhree, Ineemseglel, Urgoo, vân vân, đã mở ra con đường cho thể loại nhạc này. Mungunhurhree và Haranga là những người tiên phong trong âm nhạc rock nặng Mông Cổ. Haranga phát triển tới đỉnh cao hồi cuối thập niên 1980 và 1990.

Người lãnh đạo Haranga, nghệ sĩ guitar nổi tiếng Enh-Manlai, đã tận tình giúp đỡ những thế hệ ca sĩ nhạc rock sau này. Trong số những ban nhạc tiếp bước Haranga có ban nhạc Hurd. Đầu thập niên 1990, nhóm Har-Chono đã đặt ra bước khởi đầu của rock-dân gian Mông Cổ, pha trộn những yếu tố của "long song" Mông Cổ vào trong thể loại nhạc rock.

Tới thời điểm đó, môi trường cho sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật đã được tự do hơn rất nhiều nhờ một xã hội dân chủ mới trong nước. Thập kỷ 1990 chứng kiến sự phát triển của rap, techno, hip-hop và cả những boy band và girl band ở thời điểm chuyển tiếp thiên niên kỷ.

Truyền thông

sửa
 
Truyền thông Mông Cổ phỏng vấn Đảng Xanh Mông Cổ đối lập. Truyền thông đã có nhiều tự do từ khi những cuộc cải cách dân chủ được thực hiện trong thập niên 1990.

Báo chí Mông Cổ bắt đầu năm 1920 với những quan hệ thân cận với Liên Xô dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản, với việc thành lập tờ báo Unen ("Sự thật") tương tự tờ Pravda Xô viết. Cho tới những cuộc cải cách trong thập niên 1990, chính phủ kiểm soát chặt chẽ truyền thông và quản lý mọi công việc xuất bản, và không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập. Sự giải tán Liên bang Xô viết đã có tác động mạnh tới Mông Cổ, nơi Nhà nước độc đảng đã phát triển trở thành một chế độ dân chủ đa đảng, và cùng với đó, những quyền tự do của truyền thông được đặt lên hàng đầu.

Một luật mới về tự do báo chí, được soạn thảo với sự giúp đỡ của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày 28 tháng 8 năm 1998 và được thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1999, mở đường cho các tự do truyền thông. Truyền thông Mông Cổ hiện tại gồm khoảng 300 tờ báo in và các đài phát thanh, truyền hình.

Từ năm 2006, môi trường truyền thông đã được cải thiện với việc chính phủ thảo luận một Đạo luật Tự do Thông tin, và loại bỏ bất kỳ một sự liên quan nào của truyền thông tới chính phủ. Những cuộc cải cách thị trường đã dẫn tới sự gia tăng của số người làm việc trong ngành truyền thông sau từng năm, cùng với số lượng các sinh viên và trường báo chí. Trong báo cáo năm 2008 của mình, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng môi trường báo chí ở vị trí 93 trên 173, vị trí số 1 là tự do nhất.