Tàu tuần dương hạng nặng Đế quốc Nhật Bản

Giới thiệu sách

Đế quốc Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản là một nhà nước trong lịch sử của Nhật Bản, tồn tại từ cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành năm 1947 thì sụp đổ.

Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân. Tình hình kinh tế và chính trị bất ổn trong thập niên 1920 đã dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt, và đỉnh điểm là việc Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi tiến hành chinh phạt phần lớn các lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Trong thời kỳ Edo, do chính sách tỏa quốc (nội bất xuất, ngoại bất nhập), Hải quân Nhật Bản đã bị tụt hậu nhiều mặt. Khi cuộc Minh Trị Duy Tân bắt đầu năm 1868, Nhật Bản bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách rầm rộ. Hải quân Nhật Bản nhờ đó mà các phương tiện chiến đấu, các khí tài quân sự được hiện đại hóa, giúp họ chiến thắng trước các cuộc chiến.

Tàu tuần dương hạng nặng của Đế quốc Nhật

Nhật Bản trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã nghiên cứu và phát triển rất nhiều loại tàu chiến. Chúng đều góp mặt cùng với quân đội Đế quốc Nhật vào Chiến tranh thế giới thứ hai trong việc chống lại quân Đồng Minh. Trong số đó có thể kể đến các tàu tuần dương hạng nặng do Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo. Tàu tuần dương do Đế quốc Nhật chế tạo có nhiều lớp khác nhau, mỗi lớp lại có từ một đến một vài con tàu được thiết kế gần giống nhau về hình dáng, kết cấu và chức năng. Cuốn sách này chia thành 6 trang con khác nhau viết về 6 lớp tàu tuần dương hạng nặng Đế quốc Nhật. Mỗi lớp tàu lại có một vài con tàu khác nhau, được viết thành các trang con riêng.

Nội dung