Sơ cứu/Đánh giá đầu-đến-chân

Mục đích của lần đánh giá thứ hai (bao gồm đánh giá từ đầu-đến-chân, lịch sử sự việccác dấu hiệu sinh tồn) là để tiếp tục kiểm soát tình trạng của nạn nhân và để tìm thấy những chấn thương không đe dọa tới tính mạng cần điều trị. Lần đánh giá thứ hai này nên được thực hiện cho các nạn nhân cần sự can thiệp của xe cứu thương, hoặc đối với những nạn nhân mà theo bạn thì tình trạng của họ sẽ tệ hơn. Trong một số trường hợp bạn muốn rút ngắn lần đánh giá lại, thì luôn luôn nhớ - phát huy tối đa các giác quan của bạn.

Đánh giá từ đầu-đến-chân dành cho ai? sửa

Đánh giá từ đầu-đến-chân là kĩ thuật được sử dụng bởi dân cứu hộ, đội ngũ y tế, và xe cứu thương chuyên nghiệp để tìm thấy các thương tích hoặc xác định mức độ của chấn thương. Kĩ thuật này được sử dụng với nạn nhân có các dấu hiệu sau:

  • Nạn nhân có chấn thương (ngoại trừ các vết thương nhẹ hoặc chỉ ảnh hưởng nhẹ như trầy đầu gối hay bị giấy cắt)
  • Nạn nhân bất tỉnh
  • Nạn nhân ngày càng giảm đi ý thức

Nếu nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh, và bạn trong nắm rõ được lịch sử của sự việc, thì hãy giả định rằng nguyên nhân bất tỉnh là do chấn thương, và đừng nên di chuyển phần cột sống quá nhiều, ít nhất là cho đến khi bạn biết được các nguyên nhân khác.

Lần đánh giá thứ hai nên được thực hiện với mọi nạn nhân đáp ứng các tiêu chí trên, không phân biệt giới tính của nạn nhân lẫn sơ cứu viên. Tuy nhiên, bạn nên, một cách tế nhị, lưu ý các vấn đề về giới tính (trong mọi khía cạnh với tư cách là sơ cứu viên), và nếu bắt buộc phải kiểm tra toàn bộ cơ thể của một người khác giới, thì nên có một người quan sát, vì sự an toàn của bạn. Nhưng dù sao thì, trong trường hợp khẩn cấp, thì sự chăm sóc cho nạn nhân luôn là quan trọng nhất.

Sự ưu tiên cho các bước ABC sửa

Ở đây, các bước ABC bao gồm: tách đường dẫn khí, hô hấp nhân tạo, và ấn tim ngoài lồng ngực.

Đánh giá từ đầu-đến-chân cần thực hiện sau các bước đánh giá ban đầu, để bạn tự tin rằng nạn nhân có đường dẫn khí thông thoáng, nhịp tim và nhịp thở bình thường.

Luôn luôn dành sự ưu tiên cho các bước ABC. Trong trường hợp nạn nhân có chấn thương nhưng có thể nói chuyện với bạn bình thường, thì hãy cố gắng trò chuyện với họ trong suốt quá trình sơ cứu, đây không chỉ là để bình tình nạn nhân và cho họ biết bạn đang làm gì, nhưng còn để đảm bảo đường dẫn khí thông thoáng và nhịp thở bình thường.

Với những nạn nhân bất tỉnh, nếu bạn biết hoặc ngờ rằng họ có các dấu hiệu của chấn thương (các vết máu, hoặc nạn nhân té...), thì bạn PHẢI xem họ là những người có dấu hiệu của chấn thương cột sống. Vì trong sơ cứu, bất kì tác động nào đến đầu có thể làm nạn nhân bất tỉnh thì cũng có thể gây ra chấn thương cột sống. Trong trường hợp này, sự cố định phần đầu, cổ, xương sống cần được ưu tiên hơn phần đánh giá lần thứ hai. Nếu có người ngoài hoặc một sơ cứu viên khác, thì hãy nhờ họ cố định trong lúc bạn thực hiện đánh giá từ đầu-đến-chân.

Cần phải kiểm tra và đánh giá những gì? sửa

Đánh giá từ đầu-đến-chân là một cuộc kiểm tra kĩ lưỡng mà mục tiêu là sơ cứu viên tìm ra được sự bất thường của nạn nhân. Sự bất thường có thể là sự không cân xứng, biến dạng, bầm tím, đau nhói tại một điểm (nhăn nhó hoặc che chở chấn thương - đừng hi vọng họ nói với bạn); chảy máu nhẹ,...

Điều bạn nên nhớ là có một số người sẽ có cấu tạo cơ thể khác thường, nên hãy lưu ý một cách nhạy cảm về điều này, nhưng đừng ngại hỏi những người thân hoặc chính nạn nhân (nếu tỉnh) về điều này. Hãy luôn luôn tìm sự đối xứng, nếu kết quả của hai bên kiểm tra giống nhau, thì nạn nhân khỏe mạnh.

Sáu khu vực đánh giá sửa

Chia cơ thể ra làm 6 khu vực, sau khi kiểm tra sáu khu vực ấy, bạn bắt đầu đánh giá lại theo các bước ABC.

  • Đầu và cổ - Phần đầu và cổ là khu vực quan trọng để đánh giá, vì thế cần phải kiểm tra thấu đáo để phát hiện các chấn thương tiềm ẩn ở khu vực này.
    • Đầu - Dùng hai tay (đã mang găng) lướt nhẹ nhàng ở phần sọ, ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, bắt đầu từ trán đến hết tận gáy. Mục tiêu là phát hiện các vết lõm, máu và các chất dịch, đồng thời xem nạn nhân có dấu hiệu nào khó chịu không. Nếu là chấn thương trực tiếp ở phần đầu, cần kiểm tra tai và mũi xem có máu hay dịch tủy não (CSF) không.
    • Cổ - Cổ là phần tối ưu quan trọng. Lướt nhẹ tay hai bên cổ và ấn nhẹ nhàng như ở phần đầu và tìm các dấu hiệu cho thấy nạn nhân đau. Làm thế đến tận cuối gáy, nhưng đừng làm cơ thể họ chuyển động, nhất là khi họ nằm sấp. Nếu họ đau, chấn thương hay biến dạng ở phần này, thì bạn nên ngừng cuộc kiểm tra và lập tức cố định phần đầu - cổ - cột sống bằng cách đặt hai tay ở hai bên đầu, ngón cái để ở tai. Để thuận tiện nhất, thì bạn nên làm từ 'trên' nạn nhân, đặt nạn nhân nằm ngửa, hoặc bạn có thể làm trong các tư thế tùy vào tình huống. Nếu có không gian, thì bạn nên nửa nằm nửa ngồi, đặt cùi chỏ bạn xuống sàn. Khi có hai người, thì một người sẽ làm việc cố định và một người tiếp tục kiểm tra.
  • Vai, ngực và lưng - Khu vực này chứa rất nhiều cơ quan cơ bản, như tim và phổi, nên bạn phải chú ý tới những thương tổn có thể gây ra chấn thương nội quan.
    • Vai - Bạn nên đánh giá vai khi vai trần, để tìm các sự biến dạng, đặc biệt là ở xương quai xanh (xương đòn). Hãy bấm nhẹ dọc xương đòn, tìm và phát hiện ra sự biến dạng và đau đớn. Sau đó, nên đặt hai tay lên hai vai và ấn nhẹ một bên để chắc chắn rằng bên vai kia không chuyển động nhiều lắm.
    • Ngực - Ngực tốt nhất là nên để trần, mặc dù thế nhưng bạn cần phải nhận thức đầy đủ sự nhạy cảm của phụ nữ ở khu vực này, và đối với phụ nữ, nếu bạn tìm được cách che chắn khu vực này, thì nên làm thế. Cần tìm những đường nét của ngực mà khác hẳn so với những phần còn lại của ngực, hoặc phần nào khác hẳn trong lúc thở. Nên tìm những chấn thương nổi bật. Sau đó, bạn ấn nhẹ nhàng, tốt nhất là chia ngực làm bốn phần từ cổ đến ngang dạ dày. Đặt tay (nên nắm lại thành nắm đấm, để tránh sự động chạm nhiều quá mức) lên phần trái và phải của một phần (tránh vú nếu là phụ nữ) và ấn xuống. Quan sát xem có một bên phản ứng khác với bên còn lại không, hoặc có gây thương tích cho nạn nhân không.
    • Lưng - Nếu nạn nhân nằm nghiêng một bên, nằm sấp, thì bạn có thể kiểm tra xương sống tương tự như với cổ, còn nếu họ nằm ngửa, thì bỏ qua phần này cho đội cứu hộ lo.
  • Cánh tay và bàn tay - Lướt hai tay của bạn trên cùng một tay, tìm kiếm các chấn thương và biến dạng.
  • Bụng - Phần bụng chứa tất cả cơ quan quan trọng còn lại của cơ thể, như là ruột, nên cần phải kiểm tra kĩ càng. Phần này nên được kiểm tra bằng cách ấn bằng cả bàn tay, theo phương pháp đối xứng, tức là mỗi bên một tay. Kiểm tra xem bụng có cương cứng không, hoặc có đau do sờ nắn không.
  • Xương chậu - Xương chậu (hông) là một xương lớn, nên có nhiều chấn thương tiềm năng. Phương pháp chẩn đoán chính là dùng hai tay hai bên hông và nén nhẹ hông lại vào nhau (nên có ít chuyển động, tạo nên chấn thuong nhẹ hay không có chấn thương). Nếu nạn nhân đau từ kha khá đến trầm trọng, thì đừng chuyển động hông sang hai bên. Nếu nạn nhân không tỏ vẻ đau, thì chuyển động sang hai bên xem hông có vấn đề gì không.
  • Chân và bàn chân - Như với tay, lướt và ấn nhẹ xuống đồng thời phía ngoài và trong chân (tránh vùng háng, đặc biệt là với nam giới). Bạn nên so sánh sự rút ngắn hay bị quay sang hướng khác của chân này với chân kia. Cuối cùng, kiểm tra bàn chân, kiểm tra xem nó có khả năng di chuyển bình thường không và không có chấn thương rõ rệt nào.