Sách tam giáo/Phật giáo/Giáo lý Phật giáo

Vũ trụ

sửa

Các yếu tố hình thành nên vũ trụ bao gồm

Âm dương, Tứ tượng, Bát quái , Khí hậu, Thời tiết, , Can chi, Mùa màng, Lịch

Âm dương

sửa

Âm dương , 2 thuộc tính cơ bản đối nghịch nhau của mọi hệ thống cân bằng độc lập . Thí dụ,

Dương Âm
Chánh
Chân Giả
Thiện Ác
Ngay Gian
Sinh Diệt
Thịnh Suy
Thắng Thua
Thành Bại
Được Mất
Không
Tốt Xấu
Hiền Dữ
Giàu Nghèo
Sang Hèn

Dịch âm dương

sửa

Dịch có nghỉa là biến hóa . Tam dịch âm dương có nghỉa là 3 biến hóa âm dương bao gồm

  • Bất dịch . Âm dương giao hòa . Mọi thực thể đều có 2 cá tánh sinh diệt đối nghịch
  • Dịch . Âm dương bất hòa . Âm thịnh, Dương suy . Dương thịnh, Âm suy
  • Biến dịch . Âm dương bất hợp . Âm diệt, Dương sinh . Dương diệt, Âm sinh

Vận âm dương

sửa

Vận có nghỉa là vận hành . Tứ vận âm dương có nghỉa là 4 vận hành của âm dương bao gồm

  • Sinh . Sinh thành . Dương sinh, Âm diệt
  • Thịnh . Cực thịnh . Dương thịnh , Âm suy
  • Suy . Suy tàn . Dương suy , Âm thịnh
  • Diệt . Diệt vong . Dương diệt , Âm sinh

Luân hồi

sửa

Luân hồi - vận hành của một thực thể cứ lặp đi lặp lại trong một chu kỳ thời gian .

Thí dụ như hiện tượng mặt trời vận hành hết ngày này sang ngày khác không bao giờ ngừng nghỉ

Mặt trời mọc
Mặt trời lên
Mặt trời xuống
Mặt trời lặn

Bảng Âm dương

sửa
Loại Âm Dương
Lịch Âm lịch Dương lịch
Thiên can Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
Địa chi Sựu, Mảo, Tị, Mùi, Dậu, Hợi Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Bát quái Đoài, Ly, Tốn, Khôn Kiền, Chấn, Khảm, Cấn
Tứ tượng Trăng, Nước biển Trời , Đất
Ngũ hành Thổ , Hỏa , Mộc , Thủy , Kim Kim , Thủy , Mộc , Hỏa , Thổ

Biểu đồ âm dương

sửa

Có 2 loại biểu đồ dùng để biểu thị âm dương gồm Hào vạch của Phục hy và Thái cực đồ của Chu văn vương

Hào vạch

sửa

Phục hy dùng Hào vạch để biểu thị Âm dương như sau

 
  • Hào dương được biểu thị bằng một vạch liền __
  • Hào âm được biểu thị bằng một vạch đứt _ _

Thái cực đồ

sửa
 

Thái cực đồ được dùng để biểu thị âm dương trong một vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó. Màu sắc của Thái Cực đồ có thể thay đổi, cũng như độ xoắn vào nhau của hai hình đối xứng.Thái Cực đồ thể hiện ý nghĩa của triết học Phương Đông, cụ thể là thuyết Âm Dương rất rõ ràng:

Trong mỗi một tổng thể (hình tròn) luôn tồn tại hai mặt đối lập Âm và Dương, hai mặt đó tương hỗ với nhau, bù đắp nhau thành một thể hoàn thiện.

  • Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn hai mặt đó.
  • Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cũng như trong phần màu đỏ có chấm màu đen, và ngược lại.
  • Âm thăng, Dương giáng ngược chiều kim đồng hồ Âm thịnh, Dương suy và ngược lại. Khi phần màu đen lớn dần thì phần màu đỏ nhỏ dần và ngược lại.
  • Cực thịnh thì suy, thể hiện ở mỗi phần khi đạt đến độ cực đại thì xuất hiện yếu tố đối lập ngay trong lòng, và phần đó sẽ phát triển dần

Tứ tượng

sửa

Tứ tượng đại diện cho 4 biểu tượng có cá tánh âm dương đối nghịch. Thí dụ như

4 thành tố tạo nên vũ trụ Trời, Trăng, Đất, Nước .
4 tiến trình phát triển của con người Sinh, Lão , Bệnh, Tử .
4 tiến trình phát triển của vương triều Sinh, Thịnh, Suy , Diệt .
Bốn mùa trong năm Xuân, Hạ, Thu, Đông
4 hướng Đông - Bắc - Tây - Nam
4 Khí hậu Ấm - Nóng - Mát - Lạnh

Tứ tượng tạo nên vũ trụ

sửa

4 thành tố tạo nên vũ trụ bao gồm Trời , Trăng , Đất , Nước

Lưỡng tánh âm dương

  • Dương có Trời , Đất
  • Âm có Trăng , Nước

Vận Tứ tượng

  • Trời - Mọc , Lên, Xuống , Lặn ở các hướng Đông, Bắc, Nam , Tây,
  • Trăng - Lặn , Xuống , Lên, Mọc
  • Đất - Sinh , Thịnh , Suy, Diệt
  • Nước - Ra , Xuống , Lên , Vô

Dịch Tứ tượng

  • Trời . Nhiệt Khí - Ấm , Nóng , Mát , Lạnh và Ánh sáng - Sáng , Tỏ , Mõ, Tối
  • Đất . Mùa màng - Xuân, Hạ, Thu, Đông và Ánh sáng - Sáng , Tỏ , Mõ, Tối
  • Trăng . Nhiệt Khí - Lạnh, Mát , Ấm , Nóng và Ánh sáng - Tối, Mõ , Tỏ , Sáng
  • Nước . Nhiệt Khí - Lạnh, Mát , Ấm , Nóng và Ánh sáng - Tối, Mõ , Tỏ , Sáng

Bát quái

sửa
八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lôi/Sấm Phong/Gió Thủy/Nước Sơn/Núi Địa/Đất
天 Tiān 澤(泽) Zé 火 Huǒ 雷 Léi 風(风) Fēng 水 Shuǐ 山 Shān 地 Dì


Truyền thuyết cho rằng Bát quái bắt đầu ra đời từ Phục hy ở bên Tàu (Trung quốc). Lúc ấy ở sông Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ .

Bát quái vạch
sửa
 

Biến hóa của vũ trụ âm dương được Phục hy đem lẽ đó vạch ra thành nét như sau

  • Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương . Một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng nghi (2 nghi)
___ tượng trưng cho khí Dương
_ _ tượng trưng cho khí Âm
 
  • Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch tạo thành Bát quái (8 quẻ) . Bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của Ba hào
八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lôi/Sấm Phong/Gió Thủy/Nước Sơn/Núi Địa/Đất
天 Tiān 澤(泽) Zé 火 Huǒ 雷 Léi 風(风) Fēng 水 Shuǐ 山 Shān 地 Dì
Ý nghia Bát quái
sửa
Khôn (địa)

☷ Hư, Nhu, Số tiên thiên là 8, sô hậu thiên là 2 (cũng là số của cửu tinh)

Khi trời đất còn là mội cõi hư vô . Do Đó tính của quẻ là Hư, Hình ảnh của quẻ là lục đoạn, lý là nhu thuận, thuận dã, mềm mỏng, như mặt đất yêu thương mọi vật trên đó (thổ), Dương thuận tòng,hòa theo lẽ, chịu lấy,ẩn, như tuân theo mà được lợi, thấp, nhỏ, tối,là hình ảnh cũa mẹ già. Số tiên thiên là 8, sô hậu thiên là 2 (cũng là số của cửu tinh)
Cấn (sơn)

☶ Ngưng, Ngăn Số tiên thiên 7, số hậu thiên là 8

Không còn ẩn nữa và dương bắt đầu xuất hiện nhưng còn non vì ở ngọn. Do đó tính là Ngưng, hình ảnh quẻ là phủ hạ tức trùm lên cũng là hình trái núi (thổ). Lý là Ngưng nghỉ. Chỉ dã, ngăn giữ, ở, thôi, ngừng lại, đậy lại, để dành, Ngăn cấm, vừa đúng chỗ, che phủ. Ngôi thứ là trai út hay thiếu (dương còn non). Ngôi thứ là thiếu nam (trai út). Số tiên thiên 7, số hậu thiên là 8
Khảm (thủy)

☵ Trụ, Xuuên . Số tiên thiên là 6, số hậu thiên là 1Dương lẩn vào trong tức được đứng vững.

Do đó tính là Trụ (cây trụ muốn vững thì cần cắm xâu) hình ảnh là trung mãn (đầy bên trong) là eo thắt, như được bao kín (thủy) , Lý là hãm hiểm, hãm dã, hãm vào trong, bắt buộc, xuyên xâu vào trong, hố xâu, trắc trở, hiểm hóc, gập ghềnh. Ngôi thứ là trung nam (đồng lấy dị mà luận). Số tiên thiên là 6, số hậu thiên là 1
Tốn (phong)

☴ Tiềm, Thuận . Số tiên thiên là 5, số hậu thiên là 4

Xuất hiện thêm một hào dương, Âm lui dần về tức ẩn tàng, dấu diếm. Do đó tính là Tiềm. hình ảnh là hạ đoạn (đứt dưới), như cây cổ thụ có rễ tỏa ra (mộc cỗi). Lý là Thuận nhập, thuận dã (chiều theo), thuận theo ý trên, theo xuống, theo tới, theo lui, có sự dấu diếm ở trong. Ngôi thứ là trưởng nữ. Số tiên thiên là 5, số hậu thiên là 4
Chấn (lôi)

☳ Khởi . Số tiên thiên là 4, số hậu thiên là 3

Lúc này khí dương đã đủ sức xuống đến gốc để chuẩn bị chu kỳ mới bung lên. Do đó tính là Khởi. Hình ảnh là ngưỡng thượng (chén ngửa), như mầm non mới nhú (mộc non). Lý là động dụng, động dã, bung lên, khởi lên, sợ hải, nổ vang, chấn động, chấn kinh, phân phát. Ngôi thứ là trưởng nam. Số tiên thiên là 4, số hậu thiên là 3
Ly (hỏa)

☲ Vũ, . Số tiên thiên là 3, số hậu thiên là 9

Xuất hiện một khí dương bên trên ngọn như ngọn lửa tỏa ra. Do đó tính là Vũ. Hình ảnh là trung hư, rỗng ở trong , như ngọn lửa thấy vậy mà trong rỗng mà thôi (hỏa). Lý là nóng sáng, lệ dã, sáng sủa, tỏa ra, bám vào, phụ vào, trưng bày, phô trương, trống trơn, không yên. Ngôi thứ là trung nữ (gái giữa). Số tiên thiên là 3, số hậu thiên là 9
Đoài (trạch)

☱ Hiển, .

Lúc này dương đã làm chủ đẩy âm hiện lên trên. Do đó tính của quẻ là Hiển. hình ảnh là thượng khuyết, là khuyết mẻ , như lưỡi dao bị mẻ vậy (kim bén , mỏng) . Lý là hiện đẹp, duyệt dã, vui lòng, vui vẻ, ưa thích, nói năng, khuyết mẻ. Ngôi thứ là thiếu nữ (gái út). Số tiên thiên là 2, số hậu thiên là 7
Kiền (thiên)

☰ Như

Dương đã hoàn toàn xuất hiện như một điều hiển nhiên. Do đó tính là Như. Hình ảnh tam liên, tròn đầy , cứng chắc như khối kim loại (kim khối, cục). Lý là cương kiện, kiện dã, mạnh mẽ, cứng mạnh, khỏe mạnh, khô, lớn , cao, dương sáng. Hình ảnh của người Chồng hoặc Cha. Số tiên thiên là 1, số hậu thiên là 6

Tóm lại: sự hình thành tính chất của 8 quẻ qua các giai đoạn từ hư không cho đến hiện tại: 8_Hư – 7_Ngưng – 6_Trụ - 5_Tiềm – 4_Khởi – 3_Vũ – 2_Hiển – 1_Như Từ tám quẻ tiên thiên khi chồng nên nhau giống như những sự kiện được liên kết lại mà hình thành nên 64 quẻ dịch.

Quan hệ Bát quái
sửa
Số quái Quái Tên Quái Bản chất vũ trụ Ngũ hành Độ số theo Hà đồ Hướng theo Tiên Thiên/Hậu Thiên Bát Quái
1||| (☰) Càn (乾 qián)Trời (天)dương kim6nam/tây bắc
2||: (☱)Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤)âm kim4đông nam/tây
3|:| (☲)Ly (離 ) Hỏa (lửa) (火)âm hỏa7đông/nam
4|:: (☳)Chấn (震 zhèn) Sấm (雷)dương mộc9đông bắc/đông
5:|| (☴)Tốn (巽 xùn) Gió (風)âm mộc3tây nam/đông nam
6:|: (☵)Khảm (坎 kǎn)Nước (水)dương thủy1tây/bắc
7::| (☶)Cấn (艮 gèn) Núi (山)dương thổ8tây bắc/đông bắc
8::: (☷)Khôn (坤 kūn)Đất (地)âm thổ2bắc/tây nam

Kinh dịch

sửa

Theo kinh Dịch

Vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
Thái Cực sanh lưỡng nghi, tức âm dương;
Lưỡng nghi sanh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
Tứ tượng diễn bát quái; bát quái diền lục thập tứ quái.
  

Thời gian

sửa

Can Chi

sửa

Can Chi là một hệ thống tính tóan giờ, ngày , tháng, năm âm lịch của người trung quốc cổ đại . Truyền thuyết cho rằng nó xuất xứ từ thời Nhà Thương ở Trung Quốc . Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) được dùng nhiều trong Tử vi đoán mệnh , Làm Âm lịch . Trong sách Ngũ hành đại nghĩa có nói: can, chi là do Đại Sào phát hiện. Đại Sào đã “Lấy tình của ngũ hành để dùng Giáp, Ất, Bính … để đặt tên ngày và gọi đó là Thiên can. Dùng Tý, Sửu, Dần … để đặt tên tháng và gọi đó là Địa chi. Nếu trong cuộc sống có việc gì liên quan đến trời thì dùng ngày, liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác biệt nhau nên có tên là Thiên can địa chi”.

Cấu trúc
sửa

Can Chi có 10 thiên can và 12 địa chi còng được gọi là 12 con giáp .

Tên gọi 10 thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý .
Tên gọi 12 địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên can
sửa

Ý nghĩa 10 Thiên Can

  • Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
  • Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
  • Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
  • Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
  • Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
  • Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
  • Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
  • Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
  • Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
  • Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

Quan hệ Thiên Can

  • Giáp hợp Kỷ, khắc Canh
  • Ất hợp Canh, khắc Tân
  • Bính hợp Tân, khắc Nhâm
  • Đinh hợp Nhâm, khắc Quý
  • Mậu hợp Quý, khắc Giáp
  • Kỷ hợp Giáp, khắc Ất
  • Canh hợp Ất, khắc Bính
  • Tân hợp Bính, khắc Đinh
  • Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu
  • Quý hợp Mậu, khắc Kỷ

Thiên Can Âm-Dương và Ngũ hành

Số Can Việt Âm - Dương Ngũ hành
0 canh Dương Kim
1 tân Âm Kim
2 nhâm Dương Thủy
3 quý Âm Thủy
4 giáp Dương Mộc
5 ất Âm Mộc
6 bính Dương Hỏa
7 đinh Âm Hỏa
8 mậu Dương Thổ
9 kỷ Âm Thổ
Địa chi
sửa

Con người

sửa

Sức khỏe

sửa

Sức khỏe con người cũng rất quan trọng để có thể sống lâu. Vì vậy con người cần phải chăm sóc , đều dưởng , tập luyện để có sức khỏe lành mạnh không bệnh tật . Các yếu tố sức khỏe tốt

Ngũ hành, Cơ thể, Bệnh , Dưởng sinh , Võ công , Khí công

Cơ thể người

sửa

Cơ thể người được chia ra thành 3 phần Đầu, Mình, Tay chân .

  • Đầu có 5 ngoại tạng bao gồm Mắt , Tai, Mũi, Miệng, Lưỡi có các chức năng Thấy , Nghe , Thở , Ăn, Nói
  • Mình có 5 nội tạng bao gồm Tâm (Tim) , Can (Gan) , Tùy (Phèo) , Phế (Phổi), Thận (Thận)
  • Tứ chi có Tay chân bao gồm 2 tay và 2 chân

Bệnh

sửa

Bệnh sanh khi cơ thể bị ô nhiểm có những triệu chứng khác thường hay cơ thể mất cân bằng âm dương trong cơ thể

Chuẩn Bệnh

sửa

Đông y dựa vào Tứ chẩn , khai thác các triệu chứng bệnh . Căn cứ vào Bát cương để bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ kinh lạc…

  • Tứ chẩn . Chẩn đoán Đông y dùng 4 phương pháp chẩn bệnh sau
  1. Vấn chẩn . Hỏi bệnh nhân triệu chứng bệnh
  2. Văn chẩn . Lắng nghe bệnh trạng từ bệnh nhân
  3. Vọng chẩn . Quan sát và phát hiện các biểu hiện của bệnh ( các triệu chứng khác thường, ô nhiểm ...)
  4. Thiết chẩn . Khám bằng tay và dụng cụ để xác định bệnh trạng.
  • Bát cương . Chẩn đoán Đông y dùng 8 cương lĩnh Để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế trung nhất của người bệnh
  1. Biểu- lý
  2. Hư – thực
  3. Hàn – nhiệt
  4. Âm – dương

Trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương; thường bệnh ở biểu là thực, nhiệt thuộc về dương; bệnh ở lý là hàn , là hư thuộc về âm.

Trị Bệnh

sửa

Đông y trị bệnh bằng các phương pháp sau

  1. Cạo gió
  2. Giác hơi
  3. Cắt nẻ
  4. Châm cứu
  5. Xoa bóp
  6. Xông hơi
  7. Dùng thuốc

Ngũ hành

sửa

Ngũ hành Kim , Mộc, Thủy, Hỏa , Thổ (Kim loại, Cây , Nước, Lửa , Đất) đại diện cho 5 cá tánh của 5 loại vật . Thí dụ

Ngũ hành đại diện cho 5 biểu tượng có cá tánh âm dương đối nghịch. Thí dụ như

5 đức tính tốt con người . Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trí
5 nội tạng trong cơ thể người . Tim, Gan, Tùy, Phế, Thận
5 nội tạng trong cơ thể người . Tại Mắt, Mũi, Miệng, Luỡi
  • Cá tánh ngũ hành

Mộc (Cây) . Ngay thẳng

  • Vạn vật thuộc hành Mộc bao gồm cây cối, các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lá cây, tranh phong cảnh..
  • Những người mệnh Mộc luôn tràn đầy sức sống mãnh liệt, năng động và vị tha. Họ có nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thích kết bạn, làm quan với tất cả mọi người, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ai đó gặp khó khăn.Nhược điểm của những người mệnh Mộc đó là dễ nổi giận, khó kiềm chế được cảm xúc, không kiên trì.


Hỏa(Lửa) . Nóng bức

  • Hỏa đại diện cho sức sống mãnh liệt, dồi dào và quyền lực tối cao. Hỏa cũng tượng trưng cho chiến tranh, sực khốc liệt, tàn bạo.
  • Vạn vật thuộc hành Hỏa bao gồm: mặt trời, đèn, nến, màu đỏ, tam giác...
  • Người mệnh Hỏa vừa thông minh, tài trí lại vừa năng động, sáng tạo. Người mệnh hỏa thích tham gia công việc tập thể với vai trò lãnh đạo, nắm trong tay quyền lực để quản lý mọi người. Họ đặt ra nhiều mục tiêu cho mình và luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đạt được điều đó. Người mệnh Hỏa khá hiếu thắng, nóng nảy, thường mạo hiểm quyết định mọi việc theo cảm hứng, trực giác của mình..


Thổ (Đất) . Mát mẻ. Môi trường sinh sống và phát triển của mọi sinh vật trên trái đất. Thô, cứng

  • Ở góc độ tích cực, thổ biểu thị trí khôn ngoan, vững vàng trong mọi tình huống. Ở góc độ tiêu cực, thổ lại tạo ra cảm giác nhàm chán, ngột ngạt.
  • Vạn vật thuộc hành Thổ bao gồm: đất, gạch, đá, bê tông, sành sứ, hình vuông và các màu sắc vàng, cam, nâu.
  • Những người mệnh Thổ tính tình khép kín, ít khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh. Tưởng chừng như rất khô khan nhưng thực tế họ lại sống giàu tình cảm, là chỗ dựa vững chắc của người thân, gia đình. Trong mọi mối quan hệ, người mệnh Thổ luôn thể hiện sự trung thành của mình với đối phương, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì người khác.


Kim (Kim loại) . Cứng rắn. Đại diện cho sức mạnh, sự tinh tế sắc sảo. Cứng khó uốn , khó gãy

  • Khi tích cực, Kim mang đến tình yêu ấm áp, ngọt ngào, giúp con người lạc quan, yêu đời hơn. Khi tiêu cực, Kim cũng có thể mang đến những nỗi muộn phiền, đau đớn.
  • Vạn vật thuộc hành Kim bao gồm: kim loại, sắt, nhôm, tiền, đồng hồ, màu trắng ánh kim, xám, bạc.
  • Người mệnh kim thông minh, quyết tâm, kiên trì là những nét tính cách tiêu biểu của người mệnh Kim. Họ đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc sống và dốc hết sức mình để theo đuổi quyền lực, danh vọng. Những người này có tài lãnh đạo thiên bẩm, giỏi giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trong công việc đôi khi người mệnh Kim khá cứng nhắc, bảo thủ, thiếu sự sáng tạo.


Thủy (Nước) . Mềm mỏng . Nguồn sống nuôi dưỡng, hỗ trợ cho vạn vật sinh trưởng, phát triển. Nước trôi chảy luân chuyển có thể xen qua mọi thứ

  • Hành Thủy bao gồm: sông suối, ao hồ, đài phun nước, bể cá, tranh về nước, gương soi, kính và màu xanh dương, đen.
  • Những người mệnh Thủy có khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo. Họ giỏi trong việc thuyết phục người khác và có rất nhiều mối quan hệ xã hội thân thiết, tốt đẹp. Mệnh Thủy biết cảm thông, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với khó khăn của người khác. Tuy nhiên, đôi khi họ quá nhạy cảm gây ra nhiều ưu phiền, sợ hãi.

Ngũ hành âm dương

sửa
  • Dương . Đại diện cho quá trình sinh sôi, sinh thành của ngũ hành
Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc . Mộc sinh Hỏa . Hỏa sinh Thổ . Thổ sinh Kim
 
  • Âm . Đại diện cho quá trình suy tàn diệt vong của ngũ hành
Kim diệt Thổ - Thổ diệt Hỏa - Hỏa diệt Mộc - Mộc diệt Thủy - Thủy diệt Kim
 

Ngũ hành vạn vật

sửa
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Số Hà Đồ 3 2 5 4 1
Cửu Cung 3, 4 9 5, 8, 2 7, 6 1
Thời gian trong ngày Rạng sáng Giữa trưa Chiều Tối Nửa đêm
Năng lượng Nảy sinh Mở rộng Cân bằng Thu nhỏ Bảo tồn
Bốn phương Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Bốn mùa Xuân Hạ Chuyển mùa (mỗi 3 tháng) Thu Đông
Thời tiết Gió (ấm) Nóng Ôn hòa Sương (mát) Lạnh
Màu sắc XanhBản mẫu:Colorbox ĐỏBản mẫu:Colorbox VàngBản mẫu:Colorbox TrắngBản mẫu:Colorbox ĐenBản mẫu:Colorbox
Thế đất Dài Nhọn Vuông Tròn Ngoằn ngoèo
Trạng thái Sinh Trưởng Hóa Cấu Tàng
Vật biểu Thanh Long Chu Tước Kỳ Lân Bạch Hổ Huyền Vũ
Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Cơ thể,

Năng lượng

Gân,

Tay trái

Mạch,

Giữa ngực

Thịt,

Vùng bụng

Da lông,

Tay phải

Xương tuỷ não,

Hai chân đi lên sau lưng lên cổ gáy

Bàn tay Ngón cái ngón trỏ Ngón giữa Ngón áp út Ngón út
Ngũ tạng Can (gan) Tâm (tim) Tỳ (hệ tiêu hoá) Phế (phổi) Thận (hệ bài tiết)
Lục dâm (lục tà) Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn
Lục phủ Đảm (mật) Tiểu Tràng (ruột non) Vị (dạ dày) Đại Tràng (ruột già) Bàng quang
Ngũ căn Xúc giác, thân Thị giác, Mắt Tai, Thính giác Khứu giác, Mũi Vị giác, lưỡi
Ngũ tân Nước dáy tai Nước mắt Bùn phân Nước mũi Nước dãi
Ngũ Phúc, Đức Thọ: Sống lâu Khang: Khỏe mạnh Ninh: An lành Phú: Giàu có Quý: Danh hiển
Ngũ giới Sát sinh, giết hại Tà dâm, si mê, Nói dối, thêu dệt Trộm cắp, tranh đua Uống rượu, ăn thịt..
Ngũ Thường - Nho giáo Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Ngũ lực Niệm lực Huệ lực Tín lực Định lực Tấn lực
Xúc cảm (tình chí) Giận (nộ) Mừng (hỷ) Ưu tư, lo lắng (tư) Đau buồn (bi) Sợ (khủng)
Tháp nhu cầu

Maslow

T1: Thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. T5: Nhu cầu thể hiện bản thân, tự khẳng định mình, làm việc mình thích. T4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến, được tin tưởng, được tôn trọng. T2: Nhu cầu an toàn, yên tâm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe. T3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc.
Giọng Ca Nói (la, hét, hô) Bình thường Cười Khóc
Thú nuôi Hổ, Mèo Ngựa Chó, Trâu, Dê Khỉ, Gà Heo
Hoa quả

Rau củ

Gia vị

Mận, kiwi xanh, nho xanh,

Đu đủ,

Chanh xanh, chanh vàng.

Bông cải xanh, bắp cải tím, cải xoăn xanh, ớt xanh, cải bó xôi spinach, rau sà lách xanh tím, củ su hào, bí xanh, khổ qua, cải lá xanh, mướp ngọt, măng tây xanh, lá rễ bồ công anh, lá rễ ngưu bàng, rau ngò, rau húng, cây tỏi tây, hành lá, Oregano,

Hạt tiêu xanh tưới, đen khô, hạt hồi, hạt thìa là, hoa hồi, hạt ngò, hạt mè vàng

Mơ, Lựu, Thanh long đỏ, dưa hấu ruột đỏ, nho đỏ, bưởi ruột đỏ.

Ớt đỏ cay ngọt, tiêu đỏ, rau đay đỏ, bí đỏ, củ cải đỏ,

Chuối, Táo, dứa, kiwi vàng, xoài, hồng, mít, quả na, cam, quýt, quất, dưa hấu ruột vàng.

Ớt vàng cay ngọt, cải thảo, cải chíp, bắp cải, cần tây, cà rốt, bí vàng, củ cải tròn tím vàng ruột vàng,

Củ gừng, củ riềng,

Lê, bưởi trắng.

Bông cải trắng, măng tây trắng, hành tây, củ tỏi,

Nho đen, mâm xôi đen, việt quất đen xanh.

Củ cải trắng dài, trắng tròn, đen tròn,

Hạt mè đen, hạt thìa là đen, hạt óc chó

Ngũ cốc Lúa mì, đậu xanh, đậu hà lan xanh, đậu lăng vỏ xanh, Gạo đỏ, hạt Quinoa đỏ, Đậu đỏ nhỏ, Đậu thận đỏ lớn, Đậu lăng đỏ ruột, Gạo trắng, nếp trắng, hạt Quinoa trắng, đậu gà, đậu nành, đậu hà lan vàng, đậu thận vàng, khoai tây vàng, củ sắn, khoai lang trắng vàng, khoai môn, hạt dẽ Ngô, đậu thận trắng lớn, đậu trắng nhỏ, Hạt kê, Quinoa đen, gạo nếp đen, gạo đen hạt dài, đậu đen
Thập can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Thập nhị chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Mùi, Tuất, Sửu Thân, Dậu Hợi, Tý
Âm nhạc Son Mi La Đô
Thiên văn Mộc Tinh (Tuế tinh) Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) Thổ Tinh (Trấn tinh) Kim Tinh (Thái Bạch) Thủy Tinh (Thần tinh)
Bát quái ¹ Tốn, Chấn Ly Khôn, Cấn Càn, Đoài Khảm
Ngũ uẩn (ngũ ấm) Sắc Uẩn Thức uẩn Hành Uẩn Tưởng Uẩn Thọ Uẩn
Tây Du Ký Bạch Long Mã Tôn Ngộ Không Đường Tam Tạng Trư Bát Giới Sa Ngộ Tĩnh
Ngũ Nhãn Thiên nhãn Phật nhãn Pháp nhãn Tuệ nhãn Nhục, thường nhãn

Hành xử con người

sửa

Lề lối cư xử hành xử của con người trong cuộc sống hằng ngày

Đạo , Đức , Khổ,Luân hồi, Nhân quả , Giác ngộ , Giải thoát

Đạo

sửa

Thiện, Ác

  • Thiện
  • Ác

Đức

sửa
  • Nhân,
  • Lễ,
  • Nghĩa,
  • Tín,
  • Trí

Khổ có nghỉa là những khó khăn, vướng víu, vấp ngã trong cuộc sống loài người . Đức Phật dạy Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chính đạo - con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế) có nghỉa là Đời là bể khổ . Mọi khổ đều có nguyên nhân . Mọi khổ đều có thể dập tắt . Mọi khổ đều có một đường lối diệt khổ . Khi con người được Giải thoát là khi con người đạt đến canh giới Giác ngộ không còn buộc ràng bởi khổ trong vòng luân hồi

Thí dụ của khổ bao gồm

  • Bệnh . Bệnh tật phát sinh do ô nhiểm , ăn ở thiếu vệ sinh , ngủ nghê không đầy đủ
  • Tội hình . Tội lồi con người gây ra như trộm cướp, gian dâm , tham lam ,hãm hại người

Nhân Quả

sửa

Nhân tiếng Hán việt có nghỉa là nguyên nhân . Quả tiếng Hán việt có nghỉa là hậu quả , kết quả về sau

Luật nhân quả của Phật tổ cho rằng Mọi hậu quả đều có một nguyên nhân gây ra nó - Có nhân thì có quả . Thí dụ

Thí dụ Ý nghỉa Nguyên nhân Hậu quả
Có lửa thì có khói Khói là nguyên nhân gây ra Lửa Lửa Khói
Có chí thì nên Có chí khí thì việc sẽ thành Chí khí Việc thành
Máu chảy , ruột mềm Máu chảy làm mềm ruột Máu chảy Ruột mềm
Môi hở, răng lạnh Khi môi hở răng sẽ lạnh Môi hở Răng lạnh

Giác ngộ

sửa

Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn nguyên nhân dẫn đến khổ, hậu quả của khổ gây ra , hiểu biết tận tường về khổ , cách thức để thoát khỏi đau khổ.

  1. Khổ đế (苦諦་), (Khổ căn) Nguyên nhân gây ra khổ .
    1. Bệnh sinh ra do có ô nhiểm môi trường như không khí sạch dơ .
    2. Bệnh sinh ra do có mất cân bằng âm dương trong cơ thể như ngủ ít ngũ nhiều , thiếu dư trong ăn uống
  2. Tập đế (集諦་), (Khổ ải) Hậu quả của khổ .
    1. Ô nhiểm môi trường như không khí sạch dơ sẽ làm cho con người thấy hthoa?i mái hay khó chịu .
    2. Mất cân bằng âm dương trong cơ thể con người như ăn ít sẽ ốm ăn nhiều sẽ mập . Uống ít sẽ khát , uống nhiều sẽ nặng bụng . Ngũ ít sẽ bần thần, ngũ nhiều sẽ ngớn ngẩn
  3. Đạo đế (道諦), (Khổ tường) Giác ngộ khổ đạo .
    1. Có hiểu biết tường tận về mọi nguyên nhân hậu quả gây ra khổ
  4. Diệt đế (滅諦) , (Khổ diệt ) Giải thoát khỏi khổ .
    1. Cách thức để thoát ra khỏi khổ

Giải thoát

sửa

Bát chánh đạo (ja. hasshōdō, sa. aṣṭāṅgika-mārga, pi. aṭṭhāṅgika-magga, bo. `phags lam yan lag brgyad འཕགས་ལམ་ཡན་ལག་བརྒྱད་) là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (sa. duḥkha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chánh đạo là một trong 37 Bồ-đề phần) hay 37 giác chi (sa. bodhipākṣika-dharma). Bát chánh đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm " Con Đường Cổ Xưa " .“Con Ðường Cổ Xưa” đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.


Bát chánh đạo bao gồm:

  1. Chánh kiến (pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
  2. Chánh tư duy (pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Tư duy về xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
  3. Chánh ngữ (pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
  4. Chánh nghiệp (pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh.
  5. Chánh mệnh (pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện. Tự nuôi sống mình bằng nghề nghiệp chân chánh.
  6. Chánh tinh tấn (pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Tinh tấn, cố gắng ngăn chặn những điều bất thiện sanh khởi, diệt trừ các điều bất thiện đã sanh khởi, làm cho các điều thiện sanh khởi, phát triển các điều thiện đã sanh khởi.
  7. Chánh niệm (pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chánh niệm, tỉnh giác trên tứ niệm xứ: thân, thọ, tâm, pháp
  8. Chánh định (pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chánh đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samādhi, các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Tuệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chánh đạo số 1 và 2). chánh kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Chánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.

Theo Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:

  1. Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
  2. Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
  3. Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
  4. Chánh nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
  5. Chánh mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
  6. Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
  7. Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
  8. Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.