Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Khổng giáo/Kinh Dịch

Kinh Dịch I Jing, Yi Ching, Yi King được soạn thảo bởi Khổng Tử là bộ sách cổ điển của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại bao gồm các học thuyết về vũ trụ và con người được phát triển trong thời đại Tam hoàng ngũ đế , Xuân thu Chiến quốc bởi nhiều tác giả

Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt đáng kể. Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa này đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc


Hình thành và phát triển Kinh dịch

sửa

Hà đồ

sửa

Theo như trong truyền thuyết, khoảng 5 nghìn năm trước vua Phục hy đi tuần thú ở phương nam. Khi đi qua con sông hoàng hà, có con long mã hiện lên, với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng. Sau đó ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà đồ. Đến sau này, cũng từ bức vẽ này, phục hy vẽ thành Tiên Thiên Bát Quái

Nguyên lý của hà đồ, là dùng các chấm từ 1 chấm đến 10 chấm để biểu thị tổ hợp thành 1) 5 với 10 ở trung cung. 2) Các số lẻ là dương, màu trắng, đại diện cho Thiên số (sinh số). 3) Các số chẵn là Âm, màu đen, đại diện Địa số (thành số).

Âm dương Số Hà đồ Màu số Thiên Địa số
Dương Các số lẻ 1,3,5,7,9 màu trắng Thiên số
Âm Các số chẳn 2 4,6,8,10 màu đen Địa số
7
2
8 3 5,10 4 9
1
6


Hà đồ lấy 10 số này tạo hợp thành tượng Thiên Địa , 5 phương hướng , Âm Dương, ngũ hành . Lấy vòng trắng làm Dương, là Trời, là số lẻ , còn chấm đen là Âm, là Đất, là số chẵn. Theo đó là lấy Trời Đất hợp 5 phương, lấy Âm Dương hợp ngũ hành.

Phương hướng Chấm Hà Đồ Tứ tượng Ngũ hành
Ở phương bắc Là 1 chấm trắng bên trong, 6 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Huyền Vũ, ngũ hành thủy (tượng trưng cho nước).
Ở phương đông Là 3 chấm trắng bên trong, 8 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Thanh Long, ngũ hành là mộc (tượng trưng cho cây, gỗ).
Ở phương nam 2 chấm đen bên trong, 7 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Chu Tước, ngũ hành là hỏa (tượng trưng cho lửa).
Ở phương tây 4 chấm đen bên trong, 9 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Bạch Hổ, ngũ hành là kim (tượng trưng cho kim loại, vàng).
Ở giữa (trung ương) 5 chấm trắng bên trong, 10 chấm đen bên ngoài ngũ hành là thổ (tượng trưng cho đất).

Lạc thư

sửa

Thời vua đại vũ trị thuỷ. Trên sông Lạc, thuộc 1 nhánh của sông hoàng hà . Có con rùa thần nỗi lên, với trên lưng có nhiều dấu chấm kỳ lạ. Vua vũ về nhà vẽ lại bức hình, và đặt tên là Lạc thư. Hà Đồ sinh ra Tiên Thiên Bát Quái, đi theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ, Âm Dương không bao giờ chống đối lẫn nhau. Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên Bát Quái, đi theo chiều nghịch chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, ghen ghét kiềm chế nhau làm cơ bản. Hà đồ là thể, còn lạc thư là dụng, hà đồ chủ thường, lạc thư chủ biến. Hà đồ trọng họp, Lạc thư trọng phân, vuông tròn che chở nhau. Âm Dương ôm ấp nhau, sử dụng tương hỗ lẫn nhau, không thể chia cắt.

Đối với lạc thư thì bao gồm 9 cung từ 1 đến 9 bao gồm ngang, dọc, chéo có tổng của 3 số đều là 15. Ở trong toán học, nó thuộc về ma trận kỳ ảo bậc 3.

4 9 2
3 5 7
8 1 6

Sách xưa đã tổng kết thành khẩu quyết: đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, 2, 4 là vai, 6, 8 là chân, số 5 ở giữa.

Số 1 tương ứng thái dương , còn số 9 là số thái dương . do đó 1 và 9 đối nhau.
Số 2 tương ứng thiếu âm , còn số 8 là số thiếu âm . Do đó 2 và 8 đối nhau.
Số 3 tương ứng thiếu dương , còn số 7 là số thiếu dương . Do đó số 3 và 7 đối nhau.
Số 4 tương ứng thái âm, còn số 6 là số thái âm> Do đó số 4 và 6 đối nhau.


Cách lấy số của Lạc thư để luận dịch, về lý âm dương, số chẵn lẻ, nơi phương vị. Lạc thư vẽ thành Hậu Thiên Bát Quái, với các quái như: 1 khảm, 2 khôn, 3 chấn, 4 tốn, 5 trung cung, 6 càn, 7 đoài, 8 cấn, 9 ly. Sự sắp xếp này, được ứng dụng trong phong thủy, xem tử vi, và được gọi là Lạc thư quỹ tích.

Tốn
Đông nam
4
Ly
Nam
9
Khôn
Tây nam
2
Chấn
Đông
3
5 Đoài
Tây
7
Cấn
Đông bắc
8
Khảm
Bắc
1
Càn
Tây bắc
6
Số Lạc thư Phương hướng Sao tương ứng Màu Ngũ hành Tính cách
Số 1 ở phương bắc ứng với sao Nhất Bạch màu trắng hành thủy được coi là mang lại chiến thắng, thành công trong sự nghiệp.
Số 2 ở tây nam ứng với sao Nhị Hắc màu đen hành thổ gây bệnh tật.
Số 3 ở phương đông ứng với sao Tam Bích màu xanh da trời hành mộc gây cãi cọ.
Số 4 ở đông nam ứng với sao Tứ Lục màu xanh lá cây hành mộc mang đến vận may về học vấn, tình yêu.
Số 5 ở chính giữa được gọi là ngũ trung ứng với sao Ngũ Hoàng màu vàng hành thổ gây tai họa.
Số 6 ở tây bắc ứng với sao Lục Bạch màu trắng hành kim mang lại thiên vận (vận may của trời).
Số 7 ở phương tây ứng với sao Thất Xích màu đỏ hành kim gây bạo lực, mất mát, trộm cướp.
Số 8 ở đông bắc ứng với sao Bát Bạch màu trắng hành thổ mang lại may mắn, tài lộc.
Số 9 ở phương nam ứng với sao Cửu Tử màu tím mệnh hỏa mang lại thịnh vượng trong tương lai, khuyếch trương ảnh hưởng của các sao khác.

Dựa vào hậu thiên bát quái, hay theo phân tích ở Lạc Thư, và theo ngũ hành tương sinh. Thì chúng ta có thể đưa ra kết luận, về cung mệnh của các con số như sau:

Bát quái Ngù hành Số Lạc thư Hợp số
Những người quái Càn và Đoài (thuộc mệnh Kim) Thuộc số 6,7 Hợp với các con số như 0, 2, 5, 8 (hành Thổ sinh Kim).
Những người quái Khảm (thuộc mệnh Thuỷ) Thuộc số 1. Hợp với các con số như 6, 7 (hành Kim sinh Thủy).
Những người quái Chấn, Tốn (thuộc mệnh Mộc) Thuộc số 3,4 Hợp với các con số như 1 (hành Thủy sinh Mộc).
Những người quái Cấn, Khôn (thuộc mệnh Thổ) Thuộc số 2,5,8 Hợp với các con số như 9 (hành Hỏa sinh Thổ).
Những người quái Ly (thuộc mệnh Hoả) Thuộc số 9 Hợp với các con số như 3, 4 (hành Mộc sinh Hỏa).

+ Lưu ý: Đối với các con số, tương ứng với các hành, sẽ có sự tương hoà nhau. Ví dụ chúng ta tra ở phần lạc thư, thì hành thổ ứng với con số 5 và 8. Nên những người thuộc cung cấn, cung khôn, thuộc mệnh số, sẽ tương hoà với các số 5 và 8.


Phục hy 8 quẻ

sửa

Biến hóa của vũ trụ âm dương được Phục hy đem lẽ đó vạch ra thành nét như sau

 

Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương . Một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng nghi (2 nghi)

___ tượng trưng cho khí Dương
_ _ tượng trưng cho khí Âm


Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là Tứ tượng (4 tượng)

 


Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch tạo thành Bát quái (8 quẻ) . Bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của Ba hào

八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lôi/Sấm Phong/Gió Thủy/Nước Sơn/Núi Địa/Đất
天 Tiān 澤(泽) Zé 火 Huǒ 雷 Léi 風(风) Fēng 水 Shuǐ 山 Shān 地 Dì

Ý nghỉa của Bát quái Phục hy

Hình bát quái Giá trị nhị phân Tên Ý nghĩa: Wilhelm Hình ảnh trong tự nhiên (pp.l-li) Phương hướng(p. 269) Mối quan hệ gia đình (p. 274) Bộ phận cơ thể (p. 274) Tính chất (p. 273) Giai đoạn/Trạng thái (pp.l-li) Linh vật (p. 273)
1 111
Càn
sáng tạo thiên (trời)
tây bắc cha đầu cứng, mạnh, khỏe sáng tạo
mã (ngựa)
2 110
Đoài
vui sướng trạch (đầm, hồ)
tây con gái út miệng dễ chịu thanh bình
dương (con dê)
3 101
Ly
bám lấy hỏa (lửa)
nam con gái thứ mắt soi sáng, sự phụ thuộc bám lấy, sự rõ ràng, thích nghi
trĩ (con chim trĩ)
4 100
Chấn
khơi dậy lôi (sấm sét)
đông con trai trưởng chân dịch chuyển có tác động khởi đầu
Long (rồng)
5 011
Tốn
dịu dàng phong (gió)
đông nam con gái trưởng bắp đùi thông suốt (hiểu rõ) sự len vào một cách dễ chịu
kê (con gà)
6 010
Khảm
không đáy thủy (nước)
bắc con trai thứ tai nguy hiểm đang chuyển động
thỉ (con heo)
7 001
Cấn
vững chắc sơn (núi)
đông bắc con trai út tay thư giãn, đứng vững hoàn thành
cẩu (con chó)
8 000
Khôn
tiếp thu địa (đất)
tây nam mẹ bụng hết lòng (tận tụy), dễ tính dễ tiếp thu
ngưu (con trâu)

Hạ vũ 64 quẻ

sửa

Dưới triều vua Vũ (禹 ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép)

Tam dịch

sửa

Dưới triều vua Vũ (禹 ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép) được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) được gọi là Liên sơn dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quáingoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên thiên Bát quái.


Sau khi nhà Hạ bị Nhà Thương thay thế, Vua Thành thang suy diễn các Quẻ sáu hào để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy tàng dịch, và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên.


Văn vương Nhà Chu soạn Chu dịch từ Kinh dịchDịch truyện . Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).

Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn." . Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì).

Ba sách Liên sơn dịch, Quy tàng dịchChu dịch được gọi là Tam dịch . Cho đến nay, Chỉ còn lại Chu dịch . Liên sơn dịch và Qua tàng dịch đã thất truyền

64 quẻ kinh dịch

sửa