Sách tôn giáo/Hồi giáo/Lịch sử hình thành và phát triển

Trong lịch sử, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael (Gabriel). Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thánh Allah Đấng Tối cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael. Hồi giáo được lịch sử cho là có nguồn gốc từ đầu thế kỷ thứ 7 sau CN tại Mecca nước Ả rập . Đến thế kỷ thứ 8 các vua Nhà Omeyyad kéo dài từ Iberia ở phía tây đến Sông Indus ở phía đông.

Thời đại hoàng kim Hồi giáo đề cập đến thời kỳ truyền thống có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, trong thời đại Abbasid Caliphate, khi phần lớn thế giới Hồi giáo trong lịch sử đang trải qua thời kỳ hưng thịnh về khoa học, kinh tế và văn hóa. Sự mở rộng của thế giới Hồi giáo liên quan đến nhiều caliphate khác nhau, như Đế chế Ottoman, thương nhân và việc chuyển đổi sang Hồi giáo bằng các hoạt động truyền giáo (dawah).

Tên gọi

sửa

Islam theo tiếng Ả rập có nghĩa là phục tùng, vâng mệnh, tuân theo, ngoài ra Islam còn là danh từ ghép từ 2 chữ Ikhlas & Salam (Bình an, Thuần khiết). Theo Hồi giáo, danh từ Islam được Allah dùng để gọi tôn giáo mà Ngài ban xuống được tìm thấy trong kinh Quran nên người Hồi giáo sử dụng tên này cho tôn giáo của mình .

Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là 'Islam' và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là 'Muslim', do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp, nghĩa là "người từ Mosul".

Danh từ "Hồi giáo" xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á [37], và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành "Hồi Hồi". Tài liệu xưa nhất dùng danh từ "Hồi Hồi" là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12.[38] Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ "người Hồi Hồi" được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ "người Hồi Hồi" mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.[38]

Trước đó, người Hán thường gọi Islam là Đại Thực giáo hay đạo A-lạp-bá.[39] "A-lạp-bá" (阿拉伯, bính âm: Ālābó, đọc từ Arabo) là phiên âm tiếng Hán của danh từ "Ả Rập". "Đại Thực" là phiên âm của chữ "Tazik" (大食, tiếng Hán trung cổ: dhɑ̀ jhiək), tiếng Ba Tư dùng gọi người "Ả Rập" (nhiều khả năng cũng có thể liên quan đến bộ tộc Tajik), vì Tazik là tên một bộ tộc người Ả Rập tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.[40]

Do "Hồi Hồi" là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ "Hồi giáo" hay "đạo Hồi". Trường hợp các tên "Đại Thực" hay "A-lạp-bá" cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán[41]. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán [42]. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).

Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào).[43]. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Hiệp hội Y Tư Lan giáo Trung Quốc" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.

Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính

Giáo phái

sửa

   

Hầu hết người Hồi giáo là thuộc một trong hai giáo phái;

Giáo quy

sửa

Năm điều căn bản của đạo Hồi maa` các giáo dân phải tuân theo

  1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa là Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
  2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
  3. Bố thí.
  4. Nhịn chay tháng Ramadan.
  5. Hành hương tại Mecca.