Sách nhiệt/Nhiệt độ
Nhiệt Độ là một khái niệm vật lý dùng để mô tả cảm nhận nhiệt (mức độ nhiệt) của một vật khi tiếp xúc với nguồn nhiệt . Thí Dụ như buổi sáng ta cảm thấy Ấm do cơ thể hấp thụ năng lượng nhiệt từ ánh sáng mặt trời . Buổi tối ta cảm thấy Lạnh vì không có ánh sáng mặt trời . Nhiệt độ được dùng để cho biết mức độ nhiệt như sau . Nhiệt nóng có Nhiệt độ cao cho cảm giác nóng . Nhiệt ấm có Nhiệt độ trung bình cho cảm giác ấm . Nhiệt lạnh có Nhiệt độ thấp cho cảm giác lạnh
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là C, ký hiệu là °C), các thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F), và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho các mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI).
Ký hiệu
sửaNhiệt độ là đơn vị đo lường nhiệt cho biết mức độ nhiệt có ký hiệu T
Đơn vị đo lường
sửaNhiệt độ đo bằng đơn vị Độ
- ο
Nhiệt độ tiêu chuẩn
sửa- Nhiệt độ Áp suất tiêu chuẩn
- STP -
- Nhiệt độ vật chất
- Rắn -
Lỏng - .
Khí -
- >Nhiệt độ 0 tuyệt đối
- Nhiệt độ phòng
Hệ thống đo lường nhiệt độ
sửaCó ba Hệ thống đo lường nhiệt độ bao gồm
Nhiệt Độ C - Nhiệt độ Celcius
sửaĐộ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744) vào năm 1742. Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với
- Nước đông đặc ở 0 độ C
- Nước sôi ở 25 độ C
- Nước bốc hơi ở 100 độ C
Nhiệt Độ F - Nhiệt độ Farenheit
sửaĐộ Fahrenheit (°F hay độ F), là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686–1736).) . Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì
- Điểm đóng băng của nước là 7,5॰
- Điểm sôi là 60॰
- Thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.[cần dẫn nguồn]
Nhiệt Độ K - Nhiệt độ Kelvin
sửaTrong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được ký hiệu bằng chữ K. Mỗi K trong nhiệt giai Kelvin (1 K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.[1]
Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0 K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác 0 K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0 K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ. Ngay cả những trạng thái vật chất rất lạnh như ngưng tụ Bose-Einstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0 K. Quan sát này phù hợp với nguyên lý bất định Heisenberg; nếu vật chất ở chính xác 0 K, luôn tìm được hệ quy chiếu trong đó vận tốc chuyển động của chúng là 0 và vị trí không thay đổi, nghĩa là đo được chính xác cùng lúc vị trí và động lượng của hệ, vi phạm nguyên lý bất định. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373,15K. Hay nói cách khác định nghĩa Kelvin (K), được xây dựng từ 1967 và có hiệu lực cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2019 [2], là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước.
Hoán chuyển nhiệt độ
sửaĐổi từ | Sang | Công thức |
---|---|---|
Fahrenheit | Celsius | °C = 5/9 (F – 32) |
Celsius | Fahrenheit | °F = 9/5 C + 32 |
Celsius | Kelvin | K = C + 273,15 |
Kelvin | Celsius | °C = K - 273,15 |
Kelvin | Fahrenheit | °F= 9/5 (K – 273,15) + 32 |
Fahrenheit | Kelvin | K = 5/9 (F - 32) + 273,15 |