Sách Phật giáo/Giáo lý/Khí công
Khí công là một bộ môn tập luyện đêu hòa hơi thở thông qua các phương pháp vận hành khí luân chuyển trong cơ thể con người . Đối với cơ thể, bình thường thì năng lượng khí tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở… khí dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.
Khí
sửaKhí có nghỉa là Hơi . Khí mang theo năng lượng . Khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.
Khí Thái cực
sửaTheo Lão tử
- Nhứt sinh nhị, Nhị sinh tam , Tam sinh vạn vật có nghỉa là Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật
Lúc ban đầu sự hình thành của vũ trụ vạn vật được bắt nguồn từ một khối “Khí” đầu tiên gọi là “Thái Cực”, bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối “Khí” này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: “Khí Âm” và “Khí Dương”, được gọi là “Lưỡng Nghi”. Hai nhóm “Khí Âm” và “Khí Dương” này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là “Xung Khí”. Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành.
Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng.
Học giả Trương Hoành Cừ có nói
- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình hoại, muôn vật trở lại Thái Hư.
Thiên Khí
sửaThiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên giúp cho vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận…đều là những nguồn chứa thiên khí.
Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét… xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.
Theo Hoàng đế nội kinh Thiên khí hướng xuống
Địa Khí
sửaĐịa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất (nam châm), cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Ta hãy xét một thanh nam châm. Ban đầu nó cũng chỉ là một thanh thép bình thường, các điện tích trong nó không có trật tự, chuyển động hỗn loạn, triệt tiêu năng lượng của nhau. Sau khi đặt nó vào trong từ trường với một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của lực từ, các điện tích sẽ được sắp xếp có trật tự. Khi bỏ thanh thép ra khỏi từ trường, chính sự trật tự của các điện tích sẽ tạo ra một từ trường mới (là sự tổng hợp năng lượng của các điện tích). Thanh thép đã trở thành nam châm.
Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí.
Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng.
Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.
Theo Hoàng đế nội kinh Địa khi hướng lên
Nhân Khí
sửaNhân Khí là sinh lực con người.Con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.
Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn “Dinh Khí”, và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành “Vệ Khí” được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân.
Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang…)
Với tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Âm Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: Thảo dược (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu , Xoa bóp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và Thể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)…
Trong phép dưởng sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khai thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.
Khí công
sửaĐối với cơ thể, bình thường thì năng lượng sống tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở…), cuộc sống dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.
Nhiều người sau một thời gian tập luyện, đạt được khí cảm, vận khí dễ dàng, cho rằng nội lực đã thâm hậu. Thực ra cảm giác khí và nội lực mạnh hay yếu là hai vấn đề khác nhau. Việc đạt được khí cảm thì dù người khoẻ hay yếu, cứ kiên trì tập luyện sẽ đạt được. Còn nội lực mạnh phải gắn liền với một cơ thể khoẻ mạnh.
Nội khí đầy đủ, mạnh mẽ sẽ làm tăng cường khả năng trao đổi chất giữa máu với tế bào, khiến các tế bào hoạt động tốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ sinh ra nhiều nội khí, nhiều hồng cầu, tế bào, khả năng trao đổi chất giữa chúng lại được tăng cường… cứ như vậy, tích luỹ qua nhiều năm tháng, công phu sẽ ngày càng thâm hậu.
Việc luyện tập khí công không thể tách rời với các hoạt động hàng ngày của cuộc sống: ăn, ngủ, giải trí, làm việc phải điều độ, phù hợp với từng người.
Phương Thế Thực Hành
Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản
- Thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền),
- Thở Ngực (hay thở trung bình) và
- Thở cao.
Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như
- Thế đứng,
- thế ngồi
- thế nằm.
Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:
- Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải).
- Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.
- Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.
Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:
- Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô….
- Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.
- Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.