Sách Khổng giáo/Triết lý
Đạo đức
sửaLý thuyết đạo đức của Khổng Tử dựa trên ba quan niệm chính: Nhân, Lễ, Nghĩa . Lễ là đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
Khổng Tử nói
- Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất
Tu thân
sửaNgũ đức - Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
sửa- Người không Nhân sẽ thành độc ác.
- Người không Nghĩa sẽ thành bội bạc.
- Người không Lễ sẽ thành vô phép.
- Người không Trí sẽ thành ngu ngốc.
- Người không Tín sẽ thành giả dối.
Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ
sửa- Tu dưỡng bản thân thì đạo đức được xác lập.
- Tôn trọng hiền tài thì không bị mê hoặc, ngu tối.
- Yêu quý thân tộc thì chú bác, anh em không oán hận.
- Kính trọng đại thần thì công việc ít phạm sai lầm.
- Săn sóc quần thần thì kẻ sĩ tận lực báo đáp.
- Quan tâm đến dân thì dân chúng thực hiện tốt mọi điều bề trên đề ra.
- Khuyến khích bách nghệ phát triển thì vật dụng, hàng hóa buôn bán đủ đầy, sung túc.
- Trọng đãi người nước ngoài đến nước mình làm ăn sinh sống thì bốn phương quy thuận.
- Vỗ về chư hầu thì khắp thiên hạ sẽ kính phục.