Sách Đông y/Cơ sở lý luận Đông y
Đông y là nhân thuật, nên đối tượng chính của Đông y không phải là "bệnh" mà là "con người". Trong Đông y , con người cùng với môi trường, vũ trụ hợp thành một chỉnh thể thống nhất, người xưa gọi đó là Thiên nhân hợp nhất . Bản thân con người cũng là một chỉnh thể thống nhất, nên tinh thần và thể xác hợp nhất với nhau, người xưa gọi đó là Hình thần hợp nhất
Bệnh
sửaLý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành . Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh . Âm Dương, Ngũ Hành mất cân bằng thì cơ thể sẻ bị bệnh
Chẩn bệnh
sửaChẩn đoán Đông y dùng các phương pháp
- vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh),
- văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân),
- vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan),
- thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.
Chửa bệnh
sửaMục tiêu chữa bệnh của Đông y là
- Cân bằng chỉnh thể - lập lại trạng thái cân bằng âm dương trong cơ thể con người
Phương châm cơ bản của Đông y trong chữa bệnh là
- lưu nhân trị bênh - trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh.
Để thực hiện việc trị bệnh có hiệu quả nhất, Đông y chủ trương
- Trị vị bênh - Chữa bệnh từ khi bệnh chưa hình thành
Do chủ trương Trị vị bệnh nên Đông y rất coi trọng
- Dưỡng sinh - nâng cao "chính khí" .
Chính khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm (Chính khí tồn nội, tà bất khả can). Do đó trong quá trình chữa bệnh, Đông y coi trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo của cơ thể con người, lấy việc huy động tiềm năng của con người làm phương châm chính. Vì vậy, bệnh nhân được coi là chủ thể, "nhân vi bản bệnh vi tiêu" - nghĩa là người là gốc, là chủ thể, bệnh chỉ là ngọn.
Điều trị
sửaĐiều trị Đông y gồm có phương pháp sau
Cạo gió
sửaChâm cứu
sửa- Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).Bản mẫu:Cn
Chích lể
sửaXoa bóp
sửaGiác hơi
sửaUống thuốc
sửaĐông y dùng thuốc tùy theo nguyên tắc "Biện chứng luận trị" - nghĩa là tùy theo chứng trạng biểu hiện ở người bệnh mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Trên lâm sàng, trăm người mắc cùng một bệnh, có thể được chữa trị bằng hàng trăm phương thuốc khác nhau. Vì phương thuốc được lập ra theo nguyên tắc "Biện chứng luận trị" - tức phỏng theo bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh. "Phương giả phỏng dã" như y gia thời xưa thường nói.
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt). Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).
Đối tượng chữa bệnh của Đông y là “con người” chứ không phải “con bệnh”. Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái cân bằng một cách chỉnh thể. Phương châm chữa bệnh cơ bản là giữ lại mạng sống của con người trước , sau mới là khống chế và tiêu trừ ổ bệnh. Do đó, Đông y chú trọng hơn trong khả năng tự phục hồi của người bệnh và tái tạo lại cơ thể.