Bộ môn nhân học/Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội ở Việt Nam/Những vấn đề xung quanh khái niệm tôn giáo

Trang chính: Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội ở Việt Nam

Định nghĩa về tôn giáo

sửa

Bản chất của tôn giáo

sửa

Có nhiều định nghĩa về tôn giáo được đưa ra nhằm khái quát một cách chung nhất bản chất của tôn giáo:

- Giáo hội (thần học) cho rằng: tôn giáo là mối liên hệ của con người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với sự siêu việt hóa,… Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh

- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. V. Jemes (1842-1910) giải thích tôn giáo nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể: “Chúng ta thỏa thuận gọi tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng - Thượng đế

Dựa trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, Marx và Ăngghen cũng đưa ra định nghĩa khái quát bản chất của tôn giáo: - Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của Marx: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân

- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế

Như vậy có rất nhiều khái niệm khác nhau đã cố gắng khái quát bản chất của tôn giáo. Nhưng liệu có thể bao hàm tất cả bản chất của tôn giáo vào một khái niệm ngắn gọn có hợp lý không khi tôn giáo là một vấn đề phức tạp? Bây giờ chúng ta sẽ phân tích bản chất của tôn giáo từ những khái niệm của Marx và Ăngghen – vốn được nhiều người mặc nhiên coi là đúng nhất, trên cơ sở vừa tiếp thu vừa chỉ ra những hạn chế:

Trước hết, thành tựu của Marx và Ăngghen là chỉ ra tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiện thông qua con đường nhận thức. Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người, đối tượng của sự phản ánh mà con người sáng tạo ra tôn giáo là sức mạnh ở bên ngoài thống trị cuộc sống hàng ngày của con người, còn phương thức nhận thức để tạo ra tôn giáo là phương thức hư ảo. Với chủ thể, đối tượng và phương thức của nhận thức như trên thì kết quả là con người tạo ra cai siêu nhiên thần thánh trong đầu óc của mình thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin. Sự ra đời hiện tượng tôn giáo với bản chất như trên là tất yếu khách quan, vì khi con ngưòi bị bất lực trước sức mạnh của thế giới bên ngoài thì con người cần đến tôn giáo nhằm bù đắp cho sự bất lực ấy. Điều đó cũng có nghĩa là bản chất của tôn giáo được thể hiện rõ nhất thông qua chức năng đền bù hư ảo của nó. Nhưng liệu phương thức tạo ra và sự phản ánh tôn giáo hoàn toàn chỉ là hư ảo hay không. Để trả lời câu hỏi này, khoan nói đến nguồn gốc của tôn giáo, ta cần phân tích nội dung, cơ sở của tôn giáo

1. Niềm tin và đức tin:

Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…

Theo quan điểm của Awngghen thì: tôn giáo là niềm tin của con người cho rằng:

+ cái không có thật, cái hư ảo chính là cái có thật

+ cái có thật trở thành cái linh thiêng, siêu nhiên

Quan điểm này của Ăng-ghen đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất đúng sai của niềm tin tôn giáo, tức là nhìn nhận tôn giáo bằng góc độ lý tính. Tuy nhiên niềm tin tôn giáo không chỉ đơn giản như thế, nó bao gồm 2 bộ phận: niềm tin và đức tin, được thể hiện thành tin rằng và tin vào. Ở đây chúng ta không nên đồng nhất hai khái niệm niềm tin và đức tin, mặc dù chúng là hai bộ phận của niềm tin tôn giáo. VD:

                               Tôi tin rằng Chúa tồn tại
                               Tôi tin vào Chúa

Ở vế thứ nhất, hiển nhiên người ta có thể nghi ngờ rằng liệu chúa có thực sự tồn tại hay không, đó là một giả thiết, một quan điểm cho rằng cái không có thật, cái hư ảo chính là cái có thật theo định nghĩa của Ăng-ghen. Đó chính là niềm tin và có thể được kiểm chứng thực nghiệm bằng khoa học. Nhưng ở vế thứ hai thì việc kiểm chứng, nghi ngờ lại trở nên vô nghĩa. Việc một người tin vào ai, tin vào cái gì không phải là phạm trù khoa học có thể giải thích, chứng minh là đúng hay sai. Đức tin là hiện tượng tâm lý có thật và chắc chắn, mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách khoa học cho nên nó không “tồn tại một cách hư ảo”. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo và có ở bất kỳ tín đồ tôn giáo chân thành nào, ở đó con người gửi gắm bản thân cho những thế lực không phải con người. Đức tin mới là cơ sở chủ yếu của tôn giáo, không phải niềm tin, bởi vì chừng nào còn là một tín đồ tôn giáo thì còn đức tin, chẳng qua là nó còn ở mức độ nào thôi; còn niềm tin thì có sự biến động, thể hiện cụ thể trong sự thay đổi nội dung giáo luật. Hai khái niệm này hay bị nhầm lẫn và sử dụng tùy tiện, chúng ta nên phân biệt rạch ròi chúng.

Ngoài ra niềm tin không phải cái nào cũng được tạo thành bằng con đường hư ảo, có những niềm tin xuất phát từ cơ sở đạo đức, đời sống hàng ngày. VD: ở hiền gặp lành, tu nhân tích đức. Nếu coi chúng cũng là không có thật, hư ảo nốt thì khoa học cũng trở nên phi đạo đức nốt.

Từ lập luận trên, chúng ta nên nhìn nhận khách quan một số định nghĩa của các nhà triết học tư tưởng tôn giáo. Ở những định nghĩa này, tôn giáo được nêu lên là một hiện tượng tâm lý, xuất phát từ góc độ cá nhân tuy chưa thể hiện được đầy đủ bản chất của tôn giáo nhưng ít nhất cũng đã xem xét rằng bản chất tôn giáo là một hệ thống các niềm tin: Từ điển Oxford ghi rằng: "Tôn giáo là hệ thống của niềm tin và sự tôn thờ, là sự trực nhận của con người về năng lực chế ngự siêu nhiên, đặc biệt là về một ngôi vị Thượng đế có quyền uy được tuân phục, là kết quả của sự trực nhận như thế trong cách ứng xử, v.v... (System of faith and worship; human recognition of super human controlling power and especially of a personal God entitled to obedience, effect of such recognition on conduct etc...).

- Carlyle thì cho rằng: "Tôn giáo là điều mà con người thực sự tin tưởng, thực sự ghi khắc trong lòng và hiểu biết chắc chắn, có liên quan đến các mối tương hệ sống còn của con người và vũ trụ u huyền này, cũng như bổn phận và định mệnh của con người trong vũ trụ" (The thing a man does practically to heart and knows for certain, concerning his vital relations to this mysterious universe and his duty and destiny therein).

→ tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một phần bằng cách cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. Ngoài bản chất xuất phát từ góc độ tâm lý cá nhân, tôn giáo còn mang bản chất xã hội

2. Bản chất xã hội của tôn giáo:

Marx nhìn nhận tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội. Qua câu nói “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

- Tôn giáo là sự phản ánh xã hội: Marx vẫn cố ý cho rằng tôn giáo là sự phản ánh là sự phản ánh xã hội, nhưng lại là sự phản ánh hư ảo, không chân thật. Thật ra tôn giáo có phản ánh hiện thực xã hội, chẳng qua bằng cách ẩn ý, đôi khi nói ngược. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu lịch sử vẫn nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội thông qua các giáo lý tôn giáo thời bấy giờ. VD : « kẻ giàu lên thiên đường còn khó hơn con bò chui qua lỗ trôn kim ». Dĩ nhiên dưới cái nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì làm gì có thiên đường để phân chia kẻ giàu người nghèo, nhưng qua điều răn này chúng ta vẫn có thể hiểu rằng : thời bấy giờ người giàu không được nhận làm tín đồ Kito giáo.

- Bản chất xã hội của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ tôn giáo là một hiện tượng xã hội. Không có một tôn giáo nào tồn tại mà chỉ có một hoặc số ít người theo. Đầu tiên là từ một người gọi là người sáng lập, sau đó sẽ thành một nhóm người, phát triển tiếp thành một cộng đồng. Càng đông người thì nhu cầu quản lý hoặc tập hợp tín đồ càng lớn dần, từ đó thiết chế tôn giáo ra đời. Khi đó các tín đồ tập hợp lại thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có những quy định, quy tắc riêng bắt buộc tín đồ phải tuân theo. Nếu tôn giáo tiếp tục lớn mạnh thì tới một lúc nào đó nó bao trùm lên xã hội của một quốc gia dân tộc, khi đó có một khả năng cao là thâu tóm luôn các thiết chế chính trị (điển hình và rõ rằng nhất là đạo Islam hoặc Công giáo thời Trung cổ). Tới lúc này những tôn giáo lớn có thể kiến tạo nên cả một thiết chế xã hội mới thay thế thiết chế xã hội trước đó. Trong quá trình phát triển này thì tôn giáo có thể ủng hộ đấu tranh giai cấp, cũng có khi các giai cấp chính trị lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình, dùng tôn giáo để khóa chặt giai cấp bị trị. Vậy « tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim » có khi không phù hợp, như trường hợp của Ấn độ giáo.

- Tôn giáo ở giai đoạn phát triển cao nhất của nó trở thành một hình thái ý thức xã hội. Ý thức xã hội là một khái niệm triết học chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội, là kết quả của sự phản ánh tồn tại xã hội nhất định. Có 7 hình hình thái của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và triết học. Như vậy tôn giáo là 1 trong 7 lĩnh vực tinh thần của con người. Đến đây có một điều cần phải nói: tôn giáo cũng như khoa học cùng là những hình thái ý thức xã hội thì tại sao lại phủ nhận lẫn nhau như vậy? Thực tế thì tôn giáo và khoa học chỉ mâu thuẫn về mặt phương pháp chứ không phủ nhận nhau: tôn giáo tạo ra một thế giới mới (thế giới tinh thần) để phục vụ nhu cầu tinh thần, còn khoa học thì sử dụng, cải tạo thế giới vật chất để phục vụ nhu cầu vật chất.

3. Tôn giáo gắn với văn hóa :

Bản chất của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ tôn giáo là một thành tố của văn hóa, không có tôn giáo nào là phi văn hóa, bằng chứng là giáo lý, kinh kệ, kiến trúc cơ sở... hội họa, âm nhạc của tôn giáo đều là sản phẩm của con người, được con người sử dụng, đều là văn hóa Tôn giáo là hạt nhân của văn hóa, các tôn giáo lớn kiến tạo nên cả một nền văn minh, văn hóa VD: đạo Thiên chúa có: lễ Tết như lễ sinh nhật, lễ phục sinh, lễ thăng thiên, lễ hiện xuống, lễ minh thánh, lễ đức mẹ vô nhiễm nguyên tội, lễ đức mẹ lên trời, lễ chư thánh, lễ các linh hồn...Các thành tựu kiến trúc của Ấn độ như đền chùa, đặc biệt là các pho tượng thần Silva, Vishnu lúc dữ dằn lúc mềm mại uyển chuyển là những di sản to lớn của Ấn độ giáo, có giá trị kiến trúc, giá trị nghệ thuật vô cùng cao

Cùng với các lĩnh vực văn hóa khác thì tôn giáo đã tạo ra và tích lũy các phương thức và các thủ thuật thực hiện tồn tại người trong lĩnh vực hoạt động vật chất, cũng như trong lĩnh vực hoạt động tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau khi trở thành một bộ phận của chỉnh thể văn hóa, tôn giáo tích hợp những hiện tượng nghệ thuật, đạo đức, triết học, khoa học để xác định rõ khuôn khổ của mình và kế thừa các truyền thống. Thời kỳ đỉnh cao thì tôn giáo thống trị, bao trùm lên toàn bộ lĩnh vực văn hoá. Điều này đã từng xảy ra ở thời kỳ trung cổ. Trong quá trình thế tục hóa, khi xã hội chuyển từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, các lĩnh vực văn hóa tinh thần như triết học, đạo đức, nghệ thuật, khoa học,… đã dần được giải phóng khỏi tôn giáo. Sự thế tục hóa các hệ thống đạo đức cũng diễn ra làm cho đạo đức tôn giáo đánh mất vị trí độc tôn trong xã hội.

Tóm lại: Tôn giáo là một hiện tượng tâm lý cá nhân, là đức tin vào những lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng. Tôn giáo đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội, là bản thể của xã hội, là sự phản ánh hiện thực xã hội theo cách đặc biệt. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần, tư tưởng của con người. Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, hạt nhân của văn hóa, các tôn giáo lớn kiến tạo nên cả một nền văn minh, văn hóa. Văn hóa của các quốc gia, dân tộc hiện diện tôn giáo

Nguồn gốc của tôn giáo

sửa

Chức năng của tôn giáo

sửa

Luận điểm nổi tiếng của C.Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo. Giống như thuốc phiện tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự làm nhẹ” tạm thời nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những mất mát, những thiếu hụt hiện thực của đời sống con người, đồng thời gây ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra ở họ nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm cho họ những quan niệm phản khoa học.

Đây là cách hiểu của đại đa số người nghiên cứu về chủ nghĩa Marx, nhưng thực tế có phải Marx có ý nói như vậy không? câu trả lời là không phải bởi vì Trung Quốc là nơi mà chủ nghĩa Marx lan đến trước Việt Nam, vào bối cảnh đầu thế kỷ XX, các học giả Trung Quốc đặc biệt yêu thích câu nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân vì cuộc chiến tranh thuốc phiện (chiến tranh nha phiến) thế kỷ XIX vẫn là một sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân xâm chiếm Trung Quốc như thế nào. Do vậy người ta hiểu thuốc phiện theo ý ác cảm, cho rằng nó là chất gây nghiện, có hại, đem lại hạnh phúc hư ảo cho con người. Tới hiện nay các học giả Trung Quốc đã có cái nhìn khách quan hơn và đã hiểu lại rằng câu nói này của Marx ý nói tôn giáo là một hiện tượng tồn tại dai dẳng, lâu bền, không thể biến mất một sớm một chiều được, như khi người ta bị nghiện thì rất khó bỏ. Do vậy trong thời gian dài tôn giáo vẫn phải đảm nhiệm chức năng an ủi, giảm nhẹ nỗi đau, là tiếng thở dài của chúng sinh mà không gì có thể thay thế được. Chúng ta nên hiểu đây là quan điểm thiện cảm, là lời khuyên của Marx trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, không phải đơn thuần là phê phán.

  • Đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của con người

Chế ngự nỗi sợ hãi: con người ai cũng có nỗi sợ, và nỗi sợ lớn nhất là cái chết. Người ta luôn lo sợ cái chết là một điều khủng khiếp vì chưa ai hiểu được sau cái chết là gì. Sự bí hiểm của cái chết khiến người ta sợ hãi nó. Nắm được điểm này mà tôn giáo nào cũng xây dựng cho mình một thế giới sau khi chết như thiên đàng, địa ngục, diêm phủ, niết bàn...tức là cho người ta thấy viễn cảnh sau khi chết, nó như thế nào tùy thuộc vào sự mộ đạo, chân thành và tu dưỡng đạo đức.

Giải tỏa căng thẳng, lo âu: Biểu hiện rõ nhất qua lễ xưng tội của Kito giáo. Trong Công giáo người ta giãi bày mọi phiền não, lo âu của mình cho cha và nhận lại những lời khuyên. Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý rất hiệu quả. Ở một số tôn giáo khác không cần qua những hoạt động thế này mà biểu hiện ngay trong giáo lý dạy cho tín đồ.

  • Giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hóa con người

Tôn giáo tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều chỉnh hành vi của con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà cả ở cuộc sống hàng ngày trong gia đình và xã hội của giáo dân VD: Phật giáo : cấm sát sinh, tà dâm, nói dối.

Không có tôn giáo nào dạy con người làm điều xấu, điều ác (trừ một số loại biến thái và chúng chẳng tồn tại được lâu). Bởi vì hai lý do: tôn giáo cần những chuẩn mực cho tín đồ

Chức năng giáo dục của tôn giáo được thể hiện ở hệ thống giáo dục một số nước. Về điểm này cần nói đến Nho giáo, một điều rất đặc biệt mà nho giáo đem lại cho xã hội phương Đông đó là khiến Nhà nước phải tuyển chọn người tài bằng con đường thi cử, học hành.

  • Chức năng nhận thức:

Tôn giáo cũng là một phương cách nhận thức khác khoa học. Có những khoa học dạy con người nhận thức thế giới một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, trên cơ sở tri thức xác thực, duy lý, dựa trên lý tính, chân lý khách quan, phổ quát trong khi tôn giáo giúp con người nhận thức thế giới theo cách riêng, bằng thần bí, đức tin, cảm quan, trải nghiệm cá nhân.

Khoa học giúp con người nhận thức thế giới một cách khách quan, quan tâm tới các sự kiện; còn tôn giáo giúp con người nhận thức thế giới một cách chủ quan, quan tâm tới các giá trị. Tôn giáo có sự lý giải các vấn đề tự nhiên và xã hội - hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, xen nhẹ đời sống hiện thực

VD: được lên thiên đàng (quan niệm của kitô giáo, islam, Do thái) ở hiền gặp lành, tránh điều ác, tu nhân tích đức để giải thoát (đạo Phật)

  • chức năng liên kết cộng đồng qua tổ chức giáo hội

là chức năng có sau cùng, vì tôn giáo mang bản chất xã hội nên tôn giáo cũng có chức năng liên kết tín đồ, liên kết cộng đồng. Những người có cùng niềm tin tôn giáo thì dễ hiểu nhau và có xu hướng sống cố kết với nhau hơn với những người không cùng hoặc không có tôn giáo. Họ có thể bảo vệ nhau, chống lại những mối đe dọa hoặc chế độ phản tiến bộ đương thời. Nhưng cũng có khi Những cuộc thập tự chinh có những đoàn người Kito hành hương về đất thánh, trên đường đi họ bị cướp phá, sát hại. Giáo hội liền tổ chức các dòng kị sĩ đền để bảo vệ các đoàn hành hương này, thậm chí tham gia chiến tranh.

  • Chức năng giao tiếp, nhiều khi nó đồng nhất với chức năng liên kết cộng đồng

Thể hiện khả năng liên hệ giữa những người có chung một tín ngưỡng. Sự liên hệ được thể hiện chủ yếu trong hoạt động thờ cúng, sự giao tiếp với thần thánh được coi là giao tiếp tối cao.

Phân loại tôn giáo

sửa