Bộ môn nhân học/Nhân học về giới

Nhân học về giới là một môn học chuyên ngành của nhân học.

Các khái niệm cơ bản

sửa

Giới và giới tính

sửa

Giới tính (sex) là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, gen và các yếu tố di truyền khác. Giới tính có các đặc điểm:

  • Bị quy định hoàn toàn bởi gen cụ thể là hai cặp nhiễm sắc thể XX và XY. Trong đó XX là nữ và XY là nam.
  • Là yếu tố bẩm sinh, có ngay từ khi mới lọt lòng.
  • Không phụ thuộc vào thời gian, không gian nào cụ thể. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vào bất kì giai đoạn lịch sử nào cũng đều giống nhau.
  • Là biểu hiện thể chất bên ngoài có thể quan sát được.
  • Gắn chặt với chức năng sinh học, đặc biệt đối với nữ là tái tạo con người và nuôi con.
  • Biến đổi theo quy luật sinh học, không phụ thuộc vào ý muốn của con người.

Giới (gender) là khía cạnh chỉ về sự kiến tạo xã hội về văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ, nói cách khác giới là khái niệm chỉ đặc trưng xã hội gán cho nam và nữ. Giới có các đặc điểm:

  • Một phần bị quy định bởi giới tính, qua ảnh hưởng của 2 hoocmon Estrogen và Testosteron.
  • Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm.
  • Có tính biến thiên, có thể thay đổi bởi nhiều tác động.
  • Đa dạng, phong phú về nội dung, hình thức và tính chất.
  • Đặc điểm của giới

theo các nhà nghiên cứu về giới, thì khái niệm giới có những đặc điểm sau: + tính quan hệ. + tính thứ bậc tôn ti. + tính lịch sử. + tính thiết chế. + bối cảnh cụ thể. +quan hệ giới có tính cá nhân và cụ thể

Nam tính và nữ tính

sửa

Nam tính (masculine) và nữ tính (feminine)là các khái niệm chỉ tập hợp các phẩm chất, đặc điểm hoặc các vai trò thường được coi là điển hình hoặc phù hợp với nam và nữ, mang màu sắc giới (gender). Cụ thể:

  • Nam tính: Những người có đặc điểm hung hăng/hiếu chiến, duy lý, mạnh mẽ. thống trị, năng nổ, vô tình, độc lập, cạnh tranh, tự quyết định và ít bộc lộ tình cảm.
  • Nữ tính: Những người trực giác, tình cảm, yếu đuối, dễ xúc động, phụ thuộc, dễ bị tổn thương, dễ bảo/ngoan ngoãn, không cạnh tranh, mềm yếu/nhân hậu và dễ bộc lộ tình cảm.

Bình đẳng và bất bình đẳng giới

sửa

Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.

Bất bình đẳng giới: Là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

Các tiêu chí nhận biết bất bình đẳng:

  • Điều kiện sống và thu nhập
  • Địa vị và vai trò
  • Sự hưởng thụ vật chất, văn hóa, tinh thần
  • Giáo dục và tri thức
  • Thái độ và hành vi ứng xử

Mối quan hệ giữa giới và giai cấp, giới và chủng tộc là mối quan hệ phức tạp và đan xen. Phụ nữ ở cùng giai cáp, cùng chủng tộc và dân tộc thì không bình đẳng với đàn ông. Trong khi đó, phụ nữ ở giai cấp, chủng tộc được cho là giàu hơn, ưu thế hơn thì đàn ông ở vị trí thấp hơn không bình đẳng với phụ nữ. VD

                    "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
                    Dưới sân quan cử ngỏng đầu rồng"

Bất bình đẳng giới là sâu sắc nhất trong các loại bất bình đẳng vì nó tồn tại ở trong xã hội và gia đình, xuất hiện sớm nhất nhưng được phát hiện muộn nhất. Nhìn chung trong gia đình, bất bình đẳng giới không dễ nhận biết bằng ngoài xã hội vì đã bị tình cảm che mất. Không những thế đấu tranh chống bất bình đẳng giới trong gia đình không thể giải quyết bằng đấu tranh bạo lực hoặc hòa đàm.

Các khái niệm khác

sửa
  • Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ
  • Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong nuốn phụ nữ và nam giới thực hiện.
  • Nhạy cảm giới: Là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới.
  • Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới.
  • Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới

Simone de beauvoir và chủ thuyết feminism

sửa

Simone de Beauvoir

sửa

Nói đến chủ nghĩa nữ quyền Pháp, không thể không nhắc đến nhà hiện tượng học, nhà triết học hiện sinh Pháp Simone de Beauvoir. Bà được xem là “chị cả” của chủ nghĩa nữ quyền Pháp.

Beauvoir (1908-1986) sinh ra ở Paris, là bạn đồng môn của nhiều nhân vật nổi tiếng trong làng triết học Pháp như Simone Someil, Maurice Merleau-Ponty, Claude Lévi-Strauss, và đặc biệt là Jean Paul Sartre – người bạn tâm giao suốt đời của bà. Không chỉ là nhà triết học, Beauvoir cũng hoạt động trong lĩnh vực văn chương. Suốt cả cuộc đời hoạt động sáng tạo của mình, Beauvoir đã để lại không ít tác phẩm có giá trị, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khảo luận triết học, tiểu thuyết đến các bài báo, tiểu sử tự thuật, trong đó Giới tính thứ hai được nhìn nhận như là kinh điển của chủ nghĩa nữ quyền hiện đại. Bước vào thế kỷ XX, dường như giới nữ đã được tự do hơn về mặt chính trị và tình dục. Tuy nhiên, theo Beauvoir, những điều đó vẫn chưa đủ cho việc giải phóng hoàn toàn phụ nữ khỏi sự thống trị dai dẳng của đàn ông cũng như của nền văn hóa phụ hệ phương Tây, và về cơ bản họ vẫn chịu thiệt thòi và bị kiềm tỏa trong các mối liên hệ phụ thuộc ấy. Ý thức được điều ấy, trong tác phẩm đồ sộ Giới tính thứ hai (gần 1.000 trang), Beauvoir đã cố gắng họa lên một bức tranh khá hoàn chỉnh về đề tài phụ nữ với nhiều mảng màu khác nhau như văn học, thần thoại, tôn giáo, sinh học, phân tâm học, chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Khi xem xét về lịch sử, Beauvoir đi đến kết luận, hầu hết các xã hội trong lịch sử phương Tây từ cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xem phụ nữ như là Tha nhân-Khách thể và đàn ông như là Cái tôi-Chủ thể. Theo cách đó, nhân loại được xác định là đàn ông, là giống đực, còn phụ nữ thì luôn được xác định trong sự lệ thuộc vào đàn ông. Và như vậy, chỉ duy nhất đàn ông mới có tự do lựa chọn để xác lập bản chất và tính chủ thể của mình, còn phụ nữ chỉ là hệ quả của sự lựa chọn ấy.

Trong vấn đề tại sao phụ nữ lại bị xem là “Tha nhân” (the Other), là kẻ bị đặt ra bên lề xã hội trong suốt chiều dài của lịch sử, Beauvoir cho rằng cần phải “soi lại” một cách nghiêm túc các quan điểm truyền thống về giới nữ. Mặc dù thừa nhận vai trò quan trọng của các yếu tố sinh học trong đời sống, tuy nhiên Beauvoir kiên quyết phản đối những kết luận về địa vị lệ thuộc của phụ nữ từ góc nhìn quyết định luận sinh học. Theo Beauvoir, về mặt sinh học, chức năng sinh sản là một trở ngại rất lớn đối với người phụ nữ trên con đường vươn đến tự do. Song điều đó không có nghĩa người ta có quyền định nghĩa phụ nữ một đơn giản như là “một cái tử cung, một cái buồng trứng, một con cái"; rằng nhiệm vụ của phụ nữ không là gì khác ngoài việc “suốt đời lo công việc thai nghén”. Bởi lẽ phụ nữ có thể siêu vượt chức năng sinh sản của họ để đạt được cuộc sống tự do.

Beauvoir tỏ ra nghi ngờ quan điểm duy vật lịch sử cho rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mọi thứ (bao gồm cả tình trạng áp bức phụ nữ) đều nảy sinh từ các mối quan hệ kinh tế và quyền lực của giai cấp lãnh đạo, và chừng nào chưa tiến tới chủ nghĩa xã hội thì khi ấy địa vị lệ thuộc của phụ nữ sẽ vẫn chưa bị xóa bỏ. Mặc dù là một người ít nhiều có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, song Beauvoir nhận thấy rằng, hoàn cảnh của phụ nữ không phải là hệ quả của chế độ tư hữu và chủ nghĩa tư bản, mà là do sự thống trị của nam giới đối với nữ giới.

Một tư tưởng đáng chú ý khác của Beauvoir trong Giới tính thứ hai đó là sự xem xét về thân phận của phụ nữ trong nền văn hóa nam quyền phương Tây với tư cách là người vợ, người mẹ. Beauvoir cho rằng, do lệ thuộc về kinh tế và chức năng sinh sản nên phụ nữ không thể phản đối uy quyền tuyệt đối của nam giới trong hôn nhân. Mặc dù Beauvoir thừa nhận các hình thức hôn nhân truyền thống chỉ tồn tại trong các thời kỳ quá độ, song bà vẫn duy trì quan điểm rằng trong hầu hết các thể chế hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệ thuộc, thứ yếu và ký sinh; rằng sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo tưởng chừng nào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình. Thiên chức làm mẹ, theo Beauvoir, đối với nhiều phụ nữ là hình thái cao nhất và hạnh phúc nhất trong cuộc đời của họ. Bà nhận thấy, một số phụ nữ đã quy toàn bộ cuộc đời của họ vào việc sinh đẻ, lấy sinh đẻ làm mục đích vì họ quan niệm rằng sinh nhiều con sẽ mang lại cho người phụ nữ sự sung túc và tự do. Theo Beauvoir, quan niệm như thế là rất ngớ ngẩn và đầy ảo tưởng. Bà cho rằng, để trở thành người mẹ tốt, người phụ nữ phải tạo ra được sự cân bằng giữa những bận tâm trong cuộc sống và nhiệm vụ nuôi dưỡng con cái. Vì thế, trong cách nhìn của Beauvoir, những người phụ nữ đảm trách công việc ngoài xã hội tích cực nhất cũng chính là những người mẹ tốt nhất. Đưa ra những lập luận trên, có lẽ Beauvoir mong muốn người phụ nữ ngày càng trở nên giống đàn ông hơn. Cách hiểu này của Beauvoir về sau đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà nữ quyền hậu cấu trúc Pháp vốn đề cao sự khác biệt hơn là tính đồng nhất. Nói đến Beauvoir và tác phẩm Giới tính thứ hai, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến luận điểm nổi tiếng của bà: “Người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Có lẽ đây là luận điểm quan trọng nhất, cô đọng tất cả ý hướng của Beauvoir khi viết Giới tính thứ hai. Đưa ra luận điểm này, Beauvoir muốn khẳng định không tồn tại bất cứ bản chất tự nhiên và bất biến nào quy định người phụ nữ; rằng tất cả những trải nghiệm sống, tâm sinh lý và khả năng của họ được hình thành trong hoàn cảnh văn hóa xã hội; phụ nữ không phải là một thực thể tự nhiên mà là một thực thể văn hóa. Đây là cơ sở để chủ nghĩa nữ quyền hiện đại tiếp tục triển khai theo nhiều khuynh hướng khác nhau.

Cố nhiên, không phải tất cả những vấn đề mà Beauvoir đặt ra và giải quyết đều được các nhà nữ quyền đương đại tán đồng. Song có thể nói, trong nhiều vấn đề, Simone de Beauvoir vẫn còn có thể đối thoại với chúng ta. Từ những đóng góp quan trọng ấy của Beauvoir đối với sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền đương đại, bà hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận như là “một trong những nhà triết học nữ quyền nổi tiếng nhất thế kỷ XX”.

Về chủ thuyết feminism

sửa

Chủ thuyết feminism là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông. Ở nhiều thời và nhiều nơi trong quá khứ, người ta từng kiên quyết rằng đàn bà và đàn ông có những khả năng tương tự nhau và đã cố gắng cải thiện địa vị xã hội của tất cả đàn bà, cũng như các địa vị của những đàn ông. Tuy nhiên, như một phong trào có tổ chức, chủ thuyết feminism trỗi dậy trong thế kỉ mười chín ở châu Âu và châu Mĩ để đáp ứng những bất bình đẳng lớn lao giữa những vị thế pháp lí của những công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá.

  • Lược sử về chủ thuyết feminism có tổ chức - đợt sóng thứ nhất

Lí thuyết về sự bình đẳng mà những nhà nữ quyền của thế kỉ mười chín đã sử dụng trong cuộc tranh đấu của họ cho những quyền của đàn bà đã xuất phát từ triết học chính trị tự do, vốn cho rằng tất cả đàn ông phải bình đẳng trước luật pháp, rằng không ai nên có những đặc quyền hoặc những quyền đặc biệt. Dĩ nhiên, khi Hoa Kì của châu Mĩ được thành lập, quan niệm về sự bình đẳng đó loại trừ những người đàn là nô lệ và những đầy tớ nam theo khế ước, bởi vì họ không phải là những công dân tự do, cũng như tất cả đàn bà, bất kể vị thế xã hội của họ ra sao, bởi vì họ cũng không tự do thực sự. Vị thế pháp lí của họ giống như vị thế pháp lí của trẻ em – lệ thuộc kinh tế và vay mượn vị thế xã hội từ cha hoặc chồng.

Mục đích của đợt sóng thứ nhất của chủ thuyết là đạt được quyền bình đẳng về pháp lí cho đàn bà, đặc biệt quyền bỏ phiếu, hay đầu phiếu. (Những nhà nữ quyền thường được gọi là những người tranh đấu đầu phiếu/ suffragists). Ở Hoa Kì, đàn bà không được quyền bỏ phiếu mãi tới năm 1919. Nhiều quốc gia ở châu Âu cũng chỉ cho đàn bà quyền bỏ phiếu sau Thế chiến I, để đền đáp cho những nỗ lực của họ trong chiến tranh. Tuy nhiên, đàn bà Pháp không được quyền đầu phiếu mãi tới sau Thế chiến II, khi tướng Charles de Gaulle biết ơn đã cho họ quyền bỏ phiếu vì công sức của họ trong cuộc chiến đấu ngầm chống lại Quốc xã và chính phủ hợp tác của nước Pháp bị chiếm đóng. Cách mạng Nga trong đầu thế kỉ hai mươi [1917] đã cho đàn bà những quyền bình đẳng, mặc dù những người Bolshevik phê phán chủ nghĩa cá nhân của “nữ quyền tư sản”. Họ nhấn mạnh về công cuộc trong kinh tế tập thể, với việc chăm sóc bà mẹ trước khi sanh và việc chăm sóc trẻ em được nhà nước cung cấp để cho đàn bà có thể vừa làm công nhân vừa làm mẹ. Quyền đầu phiếu là mục đích chính của sự giải phóng đàn bà trong đợt sóng thứ nhất ở những xứ sở phương Tây, nhưng những quyền liên quan tới tài sản, thu nhập, giáo dục cao đẳng – tới cuối thế kỉ mười chín, nhiều quyền trong số đó đã được trao – cho đàn bà một cơ may độc lập kinh tế. Những quyền này thiết yếu cho việc nâng cao vị thế của đàn bà đã kết hôn khỏi sự lệ thuộc giống như trẻ con vào ông chồng, và cho những quả phụ và phụ nữ độc thân cách sống tự lực nào đó thay vì như một người bà con nghèo nàn trong căn hộ của cha hoặc anh em hoặc con trai họ. Đàn bà được giải phóng trong nửa đầu thế kỉ hai mươi bao gồm những cô gái đi làm ở xưởng máy độc lập đã làm việc cả ngày và đi khiêu vũ ban đêm, và đàn bà có học thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu đã có “những hôn nhân kiểu Boston” (là những đồng cư cả đời nhưng không làm hôn thú).

Có một nhánh khác của nữ quyền thế kỉ mười chín không tập trung vào những quyền bình đẳng mà vào quyền “sở hữu” thân thể của một đàn bà và quyền đặt kế hoạch cho những lần thai nghén của chị. Cuộc tranh đấu của những nhà nữ quyền thế kỉ hai mươi cũng gay go tranh đấu trong những xứ sở phương Tây như cuộc tranh đấu cho quyền đầu phiếu, cho những phương tiện hợp pháp để ngừa thai mà đàn bà có thể kiểm soát. Đàn bà không thể tự do để làm mẹ và vợ tốt, đặc biệt là khi họ nghèo, khi họ có đứa con này đến đứa con khác. Nhưng những bác sĩ bị cấm đặt cho đàn bà màng tránh thai hoặc mũ ở xương chậu (những thứ đi trước của vòng tránh thai và thuốc ngừa thai [tới những năm 1960 mới có]). Ở Hoa Kì, thậm chí gửi thông tin về những hiểu biết này qua đường ranh tiểu bang là bất hợp pháp. Việc đàn bà đã kết hôn sử dụng phổ biến biện pháp ngừa thai đã gây lo sợ cho những người theo truyền thống, vì họ thấy trong đó sự suy sụp của gia đình. Những nhà nữ quyền lo sợ rằng đàn ông sẽ khai thác tính dục những người đàn bà không kết hôn nếu họ được bảo vệ không mang thai. Còn đối với chính đàn bà, hậu quả tích cực của trận chiến dài lâu này cho việc tránh thai do đàn bà kiểm soát được hợp pháp hoá đã là sự tự do tính dục lớn hơn trước hôn nhân và việc làm cha mẹ có kế hoạch sau hôn nhân.

Như hiển nhiên ta thấy qua việc nhìn bao quát ngắn gọn này, phong trào nữ quyền đợt sóng thứ nhất có nhiều dị biệt về lí thuyết và chính trị với phong trào nữ quyền kế tục nó. Câu hỏi về những dị biệt giữa đàn ông với đàn bà, và vậy là họ có nên được đối xử bình đẳng (equally) vì họ là sự giống nhau hoặc công bằng (equitably) một cách thiết yếu vì họ dị biệt một cách thiết yếu, hiện vẫn còn được tranh luận. Câu hỏi về nơi nào chính trị nữ quyền nên đặt sự nỗ lực nhất – bầu khí quyển công cộng (công việc và chính phủ) hoặc bầu khí quyển riêng tư (gia đình và tính dục) – vẫn còn đặt ra với chúng ta.

  • Đợt sóng thứ hai của chủ thuyết feminism

Phong trào nữ quyền hiện hành được gọi là đợt sóng thứ hai. Là một phong trào hậu Thế chiến II, nó bắt đầu với sự xuất bản ở Pháp trong năm 1949 cuốn Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe/ The Second Sex) của Simone de Beauvoir. Kết toán bao trùm này về vị thế lịch sử và hiện hành của đàn bà trong Thế giới phương Tây lập luận rằng đàn ông thiết lập những tiêu chuẩn và giá trị và rằng đàn bà là Kẻ Khác (Tha Nhân/ the Other), là những người thiếu những phẩm chất mà những kẻ thống trị phô bày. Đàn ông là những kẻ hành động, đàn bà là những kẻ phản ứng. Vì vậy đàn ông là giới tính thứ nhất, đàn bà luôn là giới tính thứ hai. De Beauvoir kiên quyết rằng sự thống trị của đàn ông và sự tuân phục của đàn bà không phải là một hiện tượng sinh học mà là sự sáng tạo của xã hội:

“Người ta không sinh ra làm đàn bà mà đúng hơn trở thành đàn bà…; chính toàn thể nền văn minh đã sản sinh ra tạo vật này… cái được mô tả như nữ tính”. ["One is not born, but rather becomes, a woman...; it is civilization as a whole that produces this creature... which is described as feminine".

Mặc dù cuốn Giới tính thứ hai được đọc một cách rộng rãi, đợt sóng thứ hai không thành hình như một phong trào chính trị có tổ chức mãi cho đến thập niên 1960, khi những người trẻ tuổi công khai phê phán nhiều phương diện của xã hội phương Tây. Tuy nhiên, quan điểm nữ quyền về điều khiến đàn bà và đàn ông bất bình đẳng ngày nay ít thống nhất so với trong nữ quyền đợt sóng thứ nhất, và có vô vàn giải pháp cho bất bình đẳng giới. Những tiếng nói dường như mang tính phân mảnh nhiều hơn ở thế kỉ mười chín, nó là kết quả của một sự hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc của bất bình đẳng giới. Nó cũng là hiệu ứng mâu thuẫn của sự thành công không đều. Những nhà nữ quyền ngày nay là thành viên của các tập đoàn, giới đại học, hoặc chính phủ, là những luật sư hoặc bác sĩ hoặc nghệ sĩ và giới cầm bút được tôn kính, nhận thức tốt về những hạn chế do những địa vị của họ, vốn có những trần nhà bằng kiếng (glass ceilings) và sự quấy rối tính dục. Nhưng quan điểm của họ thì khác với quan điểm của những phê bình nữ quyền chống cơ chế cấp tiến hơn, là những người tố giác sự áp chế tính dục được định chế hoá và sự hạ giá bao trùm về đàn bà.

Mặc dù phần lớn phong trào feminism của thế kỉ hai mươi đã xảy ra trong những xứ sở công nghiệp hoá, nhưng vẫn có những cuộc tranh đấu thiết yếu và quan trọng về tài nguyên cho những cô gái và đàn bà ở những xứ sở châu Phi và Nam và Trung Mĩ. Khi những xứ sở ở châu Phi, châu Á, và Trung và Nam Mĩ thoát ra khỏi sự kiềm chế thực dân sau Thế chiến II và thiết lập những chính phủ độc lập, họ, cũng, cho những công dân đàn bà của mình quyền bỏ phiếu. Nhờ các phong trào đàn bà mạnh mẽ, nhiều trong những quốc gia mới đã viết ra sự bình quyền cho đàn bà vào trong những hiến pháp của họ, và một số nơi thậm chí còn đặt định sự đại diện chính trị có bảo đảm. Rwanda, một nền dân chủ mới, trong năm 2004 có 48,8% đàn bà trong hạ viện và 30% trong thượng viện. Tương phản lại, Hoa kì có 60 người đàn bà (14,5%) trong Viện Dân biểu và 14 người đàn bà (trong số 100 người) trong Thượng nghị viện.

Ở mút kia của cán cân chính trị, trong những xứ sở Hồi giáo, đàn bà tới nay vẫn không thể bỏ phiếu, vẫn không được rời bỏ xứ sở nếu không có sự cho phép của chồng, hoặc không được lái xe hơi. Ở Trung Đông, đàn bà và đàn ông đã tranh đấu để hoà giải những quyền của đàn bà với những giáo luật truyền thống của Hồi giáo và Do thái giáo. Ở châu Á, những vấn đề nghèo khó và quá đông dân, mặc dù chúng tác động hơn một cách trái ngược lên đàn bà và những cô gái, cần những phương thuốc chữa trị tác động lên mọi người. Những phong trào chính trị của đàn bà trong những xứ sở này hẳn không được gọi là “mang tính nữ quyền”, tuy vậy chúng vẫn dựa trên cơ sở giới tính. Xa hơn dòng chủ lưu là những chủ nghĩa nữ quyền thách thức “điều mọi người đều biết” về tính dục (sex), dục tính (sexuality), và giới tính (gender) – sự song hành và đối nghịch của nữ và nam, đồng tính và dị tính, đàn bà và đàn ông. Chúng lập luận rằng có rất nhiều tính dục, dục tính và giới tính, và nhiều cách để biểu lộ nam tính và nữ tính. Một số trong những lí thuyết nữ quyền này bây giờ đang được gọi là đợt sóng thứ bacủa nữ quyền. Nếu những ý tưởng này dường như xa lắc hoặc lạ lẫm, hãy nhớ rằng vào lúc khởi đầu của đợt sóng thứ hai, khi những nhà nữ quyền sử dụng “anh hoặc chị” (he or she) cho từ “anh” chủng loại (the generic “he”), “Ms.” (cô hoặc bà) thay thế cho “Miss” (Cô) hoặc “Mrs.” (Bà), và “những người làm việc toàn thời gian ở nhà” thay cho “nội trợ”, họ bị gọi là những kẻ gây rối. Thay đổi xã hội sẽ không diễn ra nếu không có sự chạm trán, và điều quan trọng là biết điều những nhà nữ quyền đang lên tiếng mà không được nghe thấy trong những phương tiện truyền thông đại chúng họ đang nói về bất bình đẳng giới và nó có thể bị bài trừ như thế nào.

Từ WID đến GAD

sửa

Phụ nữ trong Phát triển (Women in Development) là một phương pháp tiếp cận xuất hiện từ những năm 1970 với mục đích đưa phụ nữ tham gia đầy đủ hơn vào quá trình phát triển. Phương pháp này bao gồm các biện pháp xây dựng các dự án dành riêng cho phụ nữ, các dự án tín dụng và đào tạo cho phụ nữ. Phương pháp tiếp cận Giới và Phát triển (Gender and Development) được xây dựng vào những năm 1980 để thay thế cho phương pháp tiếp cận Phụ nữ và Phát triển. Thay vì chỉ tập trung vào phụ nữ, phương pháp tiếp cận này quan tâm đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới. Phưong pháp này là một thách thức đối với quá trìh đưa ra quyết định và các mối quan hệ quyền lực thiếu bình đẳng không chỉ giữa nam giới và phụ nữ, mà còn giữa người giàu với người nghèo.

Từ WID đến GAD đã có sự tiến bộ đáng kể về quan điểm, nhận thức và phương pháp tiếp cận nhằm đạt bình đẳng cho phụ nữ kể từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Phụ nữ được tổ chức tại Nai-rô-bi năm 1975. Những năm đầu, hầu hết các mối quan tâm chỉ là "các vấn đề" của phụ nữ, "sự tiếp cận và cơ hội của phụ nữ. Phương pháp tiếp cận Phụ nữ trong Phát triển (WID) đã tập trung vào việc làm thế nào để phụ nữ có thể được tham gia tốt hơn vào các sáng kiến phát triển hiện có, chủ yếu thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ với tư cách là người thụ hưởng chứ chưa phải là tác nhân của các công cuộc phát triển. Tuy nhiên, phưong pháp WID chỉ tập trung vào phụ nữ, còn những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa lại được xem xét một cách hoàn toàn độc lập hoặc tách biệt. Do đó vô hình chung đã tách phụ nữ ra khỏi quá trình ra quyết định của chính quyền.

Sự bất bình đẳng của phụ nữ thường do nhiều yếu tố kết hợp lại (xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa), tác động đến đời sống của phụ nữ và nam giới một cách khác nhau. Do đó, cần phải hệ thống và lý giải mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới trong các bối cảnh xã hội khác nhau và xây dựng các chiến lược thay đổi có tính đến các mối quan hệ này. Phương pháp tiếp cận Giới và Phát triển (GAD) mới đây thừa nhận rằng:

  • Giới không phải là "vấn đề của phụ nữ" mà là vấn đề về mối quan hệ
  • Phụ nữ và nam giới có nhu cầu khác nhau và mang đặc thù của giới
  • Không thể cư xử với phụ nữ như nam giới
  • Phụ nữ thường yếu thế hơn so với nam giới
  • Bản chất của sự bất bình đẳng thường có tính hệ thống và cơ cấu
  • Những khác biệt về giới cũng có thể làm nam giới bị yếu thế

Có rất nhiều tranh luận về sự khác nhau giữa phương pháp WID và GAD, bao gồm cả những ý kiến ủng hộ và phản đối. Qua phân tích, hai phương pháp này có thể bổ sung cho nhau chứ không mâu thuẫn nhau. Các cá nhân và tổ chức cần tránh sự nhầm lẫn về 2 phương pháp này và cần xây dựng phương pháp tiếp cận kết hợp các chiến lược tối ưu nhằm thực hiện bình đẳng giới.

Các nhóm khái niệm

sửa

Power, Discouse, Descontruction

sửa

Agency, Emotion, Inter subjectnity

sửa

De-centralization, Diffirence, Ethnicity

sửa

Giới, sinh học và sự tiến hóa loài người

sửa

Thuyết sinh học xã hội (Sociobiological models)

sửa

Lý thuyết Cyborg

sửa

Định nghĩa về cyborg: "Một người có hạn chế hoặc khiếm khuyết về thể chất được mở rộng ra ngoài giới hạn của con người bình thường bằng máy móc hoặc cơ quan bên ngoài khác làm thay đổi các chức năng của cơ thể"

Lý thuyết cyborg ra đời chỉ rõ rằng không có lằn ranh giữa những người máy cyborg với cơ thể sinh học. Rằng thực chất công nghệ cyborg đã được ứng dụng từ sớm hơn người ta nghĩ. Lý thuyết cyborg được ra đời từ bài tiểu luận nổi tiếng của Donna Haraway "The Cyborg Manifesto" xuất bản lần đầu vào năm 1985, đã trở thành một phần của chương trình giảng dạy đại học tại vô số các trường đại học .

Nói đến cyborg không có nghĩa là nói đến cái gì đó ở tương lai hoặc một công nghệ vô cùng tiên tiến. Thời đại của cyborg là ở ngay hiện tại, ở khắp mọi nơi. Là một cyborg không nhất thiết phải là bao nhiêu bit của silicon bạn có dưới da hoặc có bao nhiêu bộ phận nhân tạo trên cơ thể bạn. Đó là việc bạn đi đến phòng tập thể dục , nhìn vào một bảng tiêu chuẩn thức ăn, kiểm tra ra các máy tập , và nhận ra rằng thời đại mà bạn đang sống tràn đầy những ý tưởng cho rằng cơ thể con người nên được chăm sóc như một cỗ máy có hiệu suất cao . Chiến thắng Thế vận hội ngày nay không chỉ đơn thuần là chạy thật nhanh. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như "sử dụng thuốc nhưu thế nào , chế độ ăn uống , hoạt động đào tạo ra làm sao, quần áo và thiết bị có tốt không. Dùng thuốc theo tiêu chuẩn , đào tạo và công nghệ làm cho tất cả các vận động viên Olympic chỉ như những người máy " nhân tạo ".

Mạng máy tính (Internet) cũng là một cyborg , nó không chỉ bao quanh mà nó còn kết hợp với chúng ta. Một dây chuyền sản xuất tự động trong một nhà máy, một mạng máy tính văn phòng , ánh sáng, và hệ thống âm thanh - tất cả đều là công trình xây dựng của người và máy móc. Internet cũng ở ngay trong cơ thể chúng ta . Lương thực, thực phẩm đều là sản phẩm của nông nghiệp , dược phẩm để gìn giữ hoặc tô đậm vẻ đẹp, tất cả đều không được tự nhiên. Sự thật là, chúng ta đang xây dựng chính chúng ta, giống như chúng ta thiết kế sản xuất một con chip hoặc một hệ thống chính trị. Luận điểm cuối cùng của lý thuyết này là "We are all cyborgs"

Kĩ thuật cyborg có mục đích ban đầu là để phát hiện, khắc phục dị tật cơ thể. Nó đã được tận dụng để phục vụ nhiểu mục đích khác nhau, và giờ đây đã trở thành kĩ thuật kiến tạo con người. Việc lạm dụng kĩ thuật cyborg cũng đã đem lại những vấn đề nhức nhối. Khi đến xã hội phương Đông, nó đã bị biến đổi đi để phục vụ lợi ích cá nhân, đáng lo ngại nhất là vào việc lựa chọn giới tính bằng cách siêu âm. nạo phá thai, thậm chí ở Việt Nam còn có hiện tượng "chọn giờ đẻ" rất đáng lên án. Đó là trong vấn đề sinh sản, ngoài ta kĩ thuật cyborg được dùng vào hoạt động làm đẹp, từ nhẹ như dùng mỹ phẩm, dược phẩm cho đến phức tạp hơn là phẫu thuật thẩm mỹ, nắn xương chỉnh hình...

Văn hóa, cơ thể và tính dục

sửa

Sự phân định: Nam/Văn hóa >< Nữ/Tự nhiên

sửa
  • Từ trước đến nay, quan niệm cho rằng nam giới là sự đóng góp, kiến tạo của xã hội. Nam giới gắn với văn hoá, học hỏi văn hoá, tiếp thu văn hoá. Văn hoá ở đây được hiểu là tất cả những cái gì phi tự nhiên, tức là thành quả của con người. Đặt người nam gắn bó với văn hoá cũng tức là chấp nhận người nam mang trong mình tất cả những cái tinh tuý của văn hoá.

Còn nữ giới thuộc về những phẩm chất tự nhiên, vốn có. Điểu nhình là câu "thiên chức làm mẹ". Người ta thường cho rằng bẩm sinh thì người phụ nữ đã có trách nhiệm sinh con đẻ cái và nuôi con, còn người nam không có khả năng này. Cái tự nhiên cũng có nghĩa là phi văn hoá, tức là người phụ nữ ít được kế thừa những thành tựu, không có chức năng văn hoá.

Thực chất không phải vậy, cả nam và nữ đều mang trong mình cả cái tự nhiên lẫn văn hoá. "thiên chức làm mẹ" chẳng qua là sự gán ghép, áp đặt của xã hội đối với người phụ nữ khi tập trung chỉ nhìn nhận vào chức năng sinh sản của họ.

Sự phân định: Ngoài xã hội >< Trong nhà

sửa

Cơ thể trong chủ thuyết phụ nữ

sửa

Phân loại cơ thể

sửa

Cơ thể không chỉ đơn thuần là thuôc về sinh học, cơ thể cũng mang yếu tố XH, thể hiện trong các cách phân loại:

  • Giới: cơ thể đặt trong giới hàm ý nói đến rằng có sự khác biệt giữa cơ thể hai giới. Thường ngưòi ta có những tiêu chuẩn để gọi là cơ thể đẹp theo từng giới. Tiêu chuẩn của nam khá đồng nhất trong tất cả các nền văn hoá và bối cảnh lịch sủ, trong đó tiêu chuẩn của nữ lại không giống nhau, khác nhau ở từng nền văn hoá, khác nhau qua lịch sử.
  • Y học: cơ thể theo ý học có nghĩa là phân định cơ thể khoẻ với cơ thể yếu. Tiêu chuẩn giữa khoẻ và yếu có khi không rõ ràng, gây ra những hạn chế cho chính sách ý tế.

Một cơ thể khoẻ phải đựoc quan sát từ ngay bên ngoài, nhưng nó hơi khó nhận thức được. VD nếu coi tính trạng trội là tóc đen, xoăn là khoẻ thì tính trạng lặn là tóc vằng, thẳng là yếu. Các tỉ lệ cho thấy cơ thể đẹp ,cơ thể yếu chủ yếu chỉ có giới nghiên cứu hình thể là biết rõ.

Người ta thường quan niệm cơ thể đẹp (quan sát được) là cơ thể giống với người bình thường (không có dị tật). Nhiều khi có một số biến dị có lợi lại bị cho là dị dạng, khuyết tật. Nói chung nói đến cơ thể khởe thì người ta thường chỉ nghĩ đến là cơ thể không có bệnh tật, khoẻ mạnh, dèo dai (phải thể hiên quan vận đông)

  • Tình dục: trong một số nền văn hoá, ngưòi ta gắn vẻ đẹp cơ thể với khả năng tình dục cao (như những bức tượng của tín ngưỡng phồn thực). Nhưng một số khác lại cho rằng cơ thể càng thể hiện tính dục ra bên ngoài thì càng "yếu". Tức là anh/cô phải kiềm chế sự hấp dẫn của mình trứoc mặt người khác, nếu không sẽ bị coi là "lẳng lơ" hoặc "gợi dục" với hàm ý xấu.
  • Thương mại: cơ thể còn bị gắn với mục đích thương mại. Một truờng hợp dễ nhận thấy đó là các quảng cáo đồ công nghệ rất hay dùng hình ảnh của những cô người mẫu xinh đẹp thay vì dùng hình ảnh của nam giới. Các nhà kinh doanh có xu hướng thích dùng hình ảnh phụ nữ để quảng bá cho sản phẩm, với mon muốn thu hút sự chú ý của phải mạnh đối với sản phẩm đó. Đôi khi gây ra sự xúc phạm mà phụ nữ lại không ý thức được, như trường hợp quảng cáo các loại nước cọ rửa nhà vệ sinh với hình ảnh một người phụ nữ cầm chổi!

Người ta lại rất ít sử dụng hình ảnh của đàn ông, và khi sử dụng lại nhằm đến thu hút chính đàn ông thay vì phụ nữ!

  • Chính trị: Cơ thể còn có thể được sử dụng nhằm mục đích chính trị. Chẳng hạn, khi quảng bá hình ảnh Việt Nam, trong các cuộc gặp thì người ta thường lấy hình ảnh các cô gái mặc áo dài để nói lên bản sắc dân tộc. Trường hợp cũng diễn ra tương tự với đàn ông. Việc sử dụng nhưng hình ảnh, trang phục truyền thống nhằm mục đích chứng tỏ vị thế, bản sắc của quốc gia, đại diện chung cho tất cả những vẻ đẹp của dân tộc.

Kiểm soát cơ thể

sửa

Phân biệt khái niệm LGBTIQATS

sửa

LGBTI là thuật ngữ viết tắt của các từ tiếng Anh: lesbian (đồng tính nữ), gay (đồng tính nam), bisexual (song tính luyến ái hay lưỡng tính luyến ái), transgender (chuyển giới) và intersex (giao/liên/ lưỡng giới tính), thuật ngữ này ám chỉ bộ phận người thuộc giới tính thứ ba, đây là sự trộn lẫn của các khái niệm giới tính sinh học, khuynh hướng tình dục, thể hiện giới, bản dạng giới.

  • Lesbian, Gay: là những người đồng tính luyến ái, có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.
  • Bisexsual : là những người song tính, có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.

3 từ này là thuộc về khái niệm khuynh hướng tình dục.

  • Transgender: chuyển giới hay nói chính xác hơn là chuyển đổi giới, là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc cư xử giống như nữ). Người chuyển đổi giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người cùng giới hay khác giới. Cần chú ý rằng người chuyển giới không có nghĩa là phải qua phẫu thuật hay sử dụng hormone rồi.

Giới, hôn nhân và sinh sản

sửa

Hôn nhân

sửa

Luật pháp Việt Nam quy định hôn nhân là sự kết hợp giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Cơ sở của sự tự nguyện là tình yêu chân chính giữa nam và nữ. Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng, về địa vị xã hội, về kinh tế, về văn hóa.

Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật. Nghĩa là việc đăng ký kết hôn phải theo quy định của pháp luật để được công nhận hợp pháp, và được pháp luật bảo vệ.

Như vậy định nghĩa về hôn nhân theo pháp luật Việt Nam đã chỉ rõ chỉ công nhận hôn nhân 1 vợ một chồng, không chấp nhận hình thức đa thê. Hơn nữa đó là sự liên kết giữa 2 giới là nam và nữ, tức là ngoài 2 giới này thì pháp luật không công nhận. Nhận thấy hạn chế trên, luật pháp đã có những sửa đổi quan trọng để thích nghi với những tình hình mới, đặc biệt khi vấn đề giới tính thứ 3 đang nổi lên hiện nay:

Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới.

Điều 17 Dự thảo luật quy định: “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Tức là sẽ không xử phạt, ngăn cản nhưng cũng không công nhận về mặt pháp lý, giấy tờ.

Dự thảo cũng đã thừa nhận việc chung sống như vợ chồng giữa hai người cùng giới bằng việc bổ sung vào khoản 4 Điều 8 khái niệm về “chung sống như vợ chồng là việc hai người khác giới tính hoặc cùng giới tính thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng, có tổ chức lễ cưới hoặc được gia đình một hoặc hai bên chấp nhận”.

Các hình thức cư trú sau hôn nhân

sửa
  • Bên vợ (uxorilical/matrilocal residence)
  • Bên chồng (virilocal/patrilocal residence)
  • Mẫu hệ/matrilineal><Phụ hệ/patrilineal
  • Mẫu quyền/matriarchy>< Phụ quyền/patriarchy

Không có chứng cứ về sự hiện hữu của một xã hội mẫu quyền thuần túy (vd, vai trò ưu thế về kinh tế, chính trị của nam giới);Trong xã hội phụ quyền còn tùy thuộc vào các căn tính xã hội khác như chủng tộc, tộc người, tôn giáo và giai tầng, đẳng cấp XH.

Chức năng của hôn nhân

sửa

Hôn nhân là thể chế vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân vừa phục vụ cho mục đích của xã hội. Người ta đặc biệt nhấn mạnh chức năng tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống.

Qui định về hôn nhân nhằm tạo lập và duy trì một gia đình bền vững để các cá nhân có thể hỗ trợ nhau trên mọi phương diện của cuộc sống lâu dài.

Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái chiều: Tiếp nối giống nòi là điều đương nhiên, nhưng khi mà xuyên suốt lịch sử, chưa bao giờ có, và hiện cũng không hề có, đe dọa tự nhiên nào về sự tuyệt chủng của loài người, mà lấy đạo lý sinh tồn làm điều tiên quyết để áp đặt lên một thiểu số người, là việc làm phi lý. Trong bối cảnh không đe dọa đó, quan hệ giữa người với người là quan hệ của con người xã hội chứ không phải của con người giống loài, nên cái đạo lý hàng đầu là đạo lý hành xử của con người với nhau chứ không phải đạo lý sinh tồn của loài. Và do vậy, nói đến trách nhiệm xã hội của con người, trước tiên đó phải là trách nhiệm đối với đời sống xã hội chứ không phải trách nhiệm phối giống cho loài. Ngoài ra, nói việc duy trì nòi giống ở con người được thực hiện chủ yếu và chính thức qua hôn nhân, thì chính xác; còn nói ngược lại, cho rằng nội dung, chức năng của hôn nhân là để duy trì nòi giống, thì đã vô tình hạ thấp giá trị của nó. Loài vật không cần hôn nhân cũng có thể duy trì giống nòi. Tạp hôn và quần hôn của con người cũng thừa khả năng duy trì giống nòi. Bởi vậy, đi đến chỗ nói hôn nhân là để “giải quyết nhu cầu sinh lý” thì lại càng bất tín, vì đã hoàn toàn hạ cấp hôn nhân và không cố ý mà nâng cấp những hình thức “giải quyết sinh lý” khác.

Giá trị của hôn nhân, với tư cách một định chế xã hội, là cái cao quý hơn nhiều so với một “định chế sinh vật”. Cái cao quý đó, đơn giản chính là điều mà mệnh đề A đã khái quát, là quan hệ giữa các bên phối ngẫu với nhau và với con cái của họ, tức quan hệ và đời sống gia đình. Nói một cách đơn giản, con người (nói chung) tạo ra hôn nhân là để ràng buộc các cá thể với nhau, tạo thành liên kết gia đình, qua đó người ta tạo ra một đơn vị kinh tế, chia sẻ các nguồn lực, còn giáo dục và chức giải quyết nhu cầu tâm lý là những chức năng có sau. Điều này giải thích tại sao xã hội thường hạn chế hiện tượng hôn nhân có sự chênh lệch độ tuổi quá lớn, vì nó không đảm bảo duy trì mối liên kết, tương trợ lâu dài (trường hợp một người qua đời).

Giới, gia đình và thân tộc

sửa

Khái niệm gia đình

sửa

Gia đình gắn chặt với những nhân tố văn hóa và xã hội nhất định, cho nên khó có thể đưa ra một khái niệm gia đình chung cho tất cả các xã hội. Quan niệm về gia đình trong xã hội này khác với quan hệ gia đình trong xã hội kia, Không có định nghĩa phổ quát, có thể áp dụng và chấp nhận phổ biến. Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta năm 2000 đưa ra khái niệm về gia đình: "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vị và quyền lợi giữa họ với nhau" trong đó chỉ công nhận những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn chính thức. Điều này là đúng đắn dưới góc độ khoa học pháp lý và đạo lý, phục vụ cho sự quản lý nhà nước về gia đình, nhưng rõ ràng về mặt xã hội học nó lại chưa đủ cơ sở thực tiễn, không bao quát được thực trạng của nhiều gia đình khác nhau, dẫn đến sự tồn tại của những gia đình “bất hợp pháp”. Một cách chung nhất phần lớn mọi người có thể hiểu rằng: Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Những người này cũng phải sống cùng nhau (cùng chung sống có nghĩa là có thể xa cách về mặt địa lý nhưng vẫn chia sẻ cuộc sống chung) Gia đình là tổ chức kinh tế đầu tiên của nhân loại, nó liên kết các cá nhân cùng huyết thống trong việc tổ chức các hoạt động lao động sản xuất. Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công trong gia đình. Những người đàn ông đi săn bắt hái lượm, những người đàn bà ở nhà lo chuyện bếp núc và chăm sóc con cái

Các hình thức gia đình

sửa

Các hình thái gia đình rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ, đặc biệt là trong khoảng thời gian trở lại đây. Trước hết xét theo số thế hệ trong gia đình, có các loại sau: + Gia đình hạt nhân (nuclear family) Đơn vị gia đình nhỏ nhất được gọi là gia đình hạt nhân, và bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn của họ. Nó bao gồm chỉ hai thế hệ: cha mẹ và con cái. Tuy vẫn thường được coi là đơn vị gia đình nhỏ nhất nhưng thực tế vẫn có những hình thái gia đình nhỏ hơn hình thái hạt nhân, chẳng hạn gia đình (cha) mẹ đơn thân. Trong hình thái gia đình hạt nhân, có ba trục quan hệ cơ bản sau: Quan hệ vợ chồng Quan hệ cha mẹ - con cái Nếu gia đình có từ hai con trở lên, thì thêm trục quan hệ giữa con cái với nhau, tức là quan hệ anh chị em Đối với một số xã hội có sự phân biệt gia đình với cặp vợ chồng. Nếu hai người kết hôn hay chung sống với nhau mà chưa hoặc không có con, họ là một cặp hôn nhân, chưa phải là một gia đình. Quan điểm ở đây cho rằng cặp vợ chồng cũng là một gia đình, gọi là gia đình vợ chồng. Trong gia đình hạt nhân có hai biến thể: gia đình đẩy đủ: đủ cả cha lẫn mẹ Gia đình không đầy đủ (incomplete family) gần đây người ta không thích dùng kiểu gọi này mà hay gọi là gia đình (cha) mẹ đơn thân (single-parent family) Thông thường mối liên kết của các thành viên trong gia đình hạt nhân rất chặt chẽ nếu được thành lập do kết quả của tự do hôn nhân và tình yêu, nó tạo ra nhiều lợi thế về tình cảm cho quan hệ vợ chồng và giảm khả năng mâu thuẫn thế hệ. + Gia đình mở rộng Là gia đình bao gồm bố mẹ, con cái và cả những người gọ hàng khác nữa. Nó có thể: mở rộng theo chiều dọc: từ ba thế hệ trở lên Mở rộng theo chiều ngang: gồm cả các thành viên của thế hệ ngang hàng với người vợ hoặc người chồng (cụ thể là anh chị em chồng, anh chị em vợ hay vợ cả, vợ hai...) Gia đình mở rộng có ưu thế trong việc tập trung nhân lực cho sản xuất gia đình, khắc phục “gánh nặng sinh sản”

Xét về mối quan hệ sinh học thì còn có: + Gia đình huyết thống + Gia đình lựa chọn: VD: những người phụ nữ ế chồng hoặc bị chồng bỏ rơi tập hợp lại với nhau cùng con cái của mình, đòi hỏi quyền được coi là một gia đình Câu hỏi: tại sao chúng ta lại công nhận các gia đình nuôi con nuôi là một gia đình hợp pháp, mà không công nhận những người có cùng cảnh ngộ và rất yêu thương nhau là một gia đình

Xét về cơ cấu gia đình theo nơi cư trú của cặp vợ chồng mới cưới, đây là loại phức tạp nhất: + Gia đình ở nhà chồng + Gia đình ở nhà vợ + Gia đình gần nhà chồng + Gia đình gần nhà vợ + Gia đình có vị trí không rõ ràng giữa hai bên (tức là có lúc thì ở bên này, có lúc ở bên kia theo những quy định truyền thống) + Gia đình ra ở riêng

Ngoài ra còn có các tiêu chí theo số người tham gia hôn nhân, số lần kết hôn, số con...

Các mối quan hệ giới

sửa

a. Phân công lao động gia đình Ở nhiều xã hội sự phân công lao động phổ biến theo giới là giao việc nấu ăn cho phụ nữ. Người ta tin rằng phụ nữ có tài thiên bẩm về nấu ăn, và nam giới không có khả năng sinh học đó. Không nam giới nào cảm thấy xấu hổ, mà coi đó là đương nhiên khi họ không biết hoặc nấu ăn vụng; những ngược lại, một phụ nữ nấu ăn dở thì bị phê phán thậm tệ

Không những thế người ta trả tiền cho người giúp việc gia đình một phần lớn là công họ nấu ăn, những hiếm thấy người chồng nào trả công cho vợ nấu cơm (không phải là ch phí đi mua thức ăn), đây rõ ràng là sự lợi dụng, bóc lột không công.

b. Ra các quyết định gia đình Trên quan điểm giới về vấn đề này, cần xem xét nhiều yếu tố, chẳng hạn quyết định được đưa ra thuộc lĩnh vực nào: chi tiêu hàng ngày, hay xây nhà hoặc mua sắm lớn Thứ hai, gia đình được nói đến thuộc tầng lớp xã hội nào: thượng lưu, trung lưu hay lớp dưới

c. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng Nhiều nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi: gia đình là thiên đường với ai, với giới nào và của giới nào? Câu trả lời là đối với nhiều phụ nữ, nếp nhà thực tế là nơi nguy hiểm nhất trên đời và nguy cơ bị đánh đập cao hơn so với bên ngoài xã hội. Vì sao bạo lực vợ chồng lại phổ biến? Có nhiều lý do nhưng quan trọng nhất là do xã hội đã dung túng, thậm chí tán thành. Trong khi ở bên ngoài gia đình, có một quy tắc là không ai được đánh người khác

Tình trạng bạo lực gia đình liên quan đến bản chất quan hệ gia đình. So với các thể chế xã hội khác, nơi con người chỉ đóng một vai trò nào đó, và biểu hiện một vài khía cạnh của nhân cách, thì gia đình là nơi người ta bộc lộ toàn bộ nhân cách của mình. Do đó gia đình có nhiều chủ đề gây bất đồng tranh cãi, bạo lực hơn. Cùng với đó nhiều xã hội lại coi bạo lực gia đình là chuyện riêng tưm không nên can thiệp, chỉ khi có thương tích nghiêm trọng người ta mới báo chính quyền

Chức năng của gia đình

sửa

a/ Chức năng kinh tế (kiếm sống, thu nhập và tiêu dùng)

 Chức năng cung cấp lực lượng LĐXH và của cải cho xã hội

 Tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của xã hội từ sản xuất, phân phối đến trao đổi và tiêu dùng

Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp phần vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của mỗi thành viên gia đình hoặc hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất ( ăn, ở, đi lại ) lẫn nhu cầu tinh thần ( học hành tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí ). Gia đình còn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Gia đình là một thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội./.

b/ Chức năng sinh sản:

Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho gia đình và xã hội. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con người. Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển.

Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển. Tất cả các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội khác không có chức năng này, trừ gia đình. Việc thực hiện chức năng này không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong ước của người vợ, người chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội.

c. Chức năng giáo dục, xã hội hóa

Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỷ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình (Cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu ), giữa gia đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

d. Chức năng văn hóa

Văn hóa của xã hội được giữ còn sống do gia đình. Gia đình các thành viên dạy trẻ về phong cách sống, truyền thống, giá trị đạo đức và giá trị xã hội mà gia đình sau. Gia đình, do đó khắc sâu vào tâm trí và chuyển văn hóa từ một thế hệ tiếp theo.

f. Chức năng tinh thần, tình cảm

Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội.

Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó sẻ tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.