Bánh tráng đem phơi nắng

Bánh tráng là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn (miền Bắc gọi là bánh đa nướng, miền Nam gọi là bánh tráng nướng) hoặc nhúng qua nước để làm nem cuốn, nó còn là nguyên liệu để làm một món ăn rất Việt là nem hay bánh đa nem.

Tên gọi

sửa

Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam, gọi là là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Đôi khi được gọi là bánh đa.

Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ bánh trángbánh đa, ngoài ra còn dùng từ bánh khô, để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp[1]. Loại bánh tráng dùng để gói nem (bánh đa nem) thì được gọi là bánh chả, do món nem rán ở đây gọi là chả.

Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng [2]. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.

Nguyên liệu

sửa

Nguyên liệu chính thường là là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh... hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng, nếu pha nhiều bột sắn (khoai mì) sẽ làm cho bánh có vị chua. Ngoài ra còn có các các phụ gia khác như vừng|mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường... tùy loại bánh tráng các miền.

Cách làm

sửa
Cách làm bánh tráng

Dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi bức xạ Mặt Trời|nắng.

Độ dày, mỏng của bánh được quy định tùy theo cách sử dụng. Nếu để nướng sẽ dày nhất, cuốn ướt thì dày vửa và làm nem thì phải mỏng như tờ giấy.

Thưởng thức

sửa

Sau khi phơi khô, khi sử dụng, tùy cách ăn có thể đem bánh đi nướng giòn trên than hồng hay nhúng qua nước cho mềm (có thể sau khi nướng hoặc không nướng), cuốn nem (nem rán|chả giò). Bánh tráng nướng giòn có thể ăn kèm cùi dừa rất ngon[1].

Bánh tráng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như: mắm ruốc, nộm|gỏi... không nhất thiết phải qua công đoạn nướng giòn.

Các loại bánh đa nổi tiếng

sửa
  • Bánh đa Kế: xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc Giang
  • Bánh đa nem Thổ Hà: xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Bài chi tiết: Thổ Hà#Nghề làm bánh đa nem|Bánh đa nem Thổ Hà
  • Bánh đa Đô Lương: xã Đà Sơn, thị trấn Đô Lương, xã Tràng Sơn, Đông Sơn (định hướng)|Đông Sơn, huyện Đô Lương
  • Bánh đa Cầu Bố: phường Đông Vệ, thanh Hóa (thành phố)|thành phố Thanh Hóa
  • Bánh đa làng chòm: xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa[1]
  • Bánh tráng Hòa Đa, Phú Yên
Bài chi tiết: Bánh tráng Hòa Đa
  • Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Tây Ninh

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa