Nước Mỹ và chặng đường giành độc lập/3
Đánh thuế không cần đại diện
Câu hỏi được nêu ra như vậy chỉ xoay quanh vấn đề đại diện. Những người đi khai hoang tin rằng họ sẽ không được đại diện trong Quốc hội trừ phi họ thực sự bầu ra các Thượng nghị sỹ. Nhưng ý tưởng này trái ngược với nguyên tắc của người Anh về đại diện thực tế, theo đó mỗi đại biểu Quốc hội đều đại diện cho lợi ích của cả nước và của cả đế chế – ngay cả khi khu vực cử tri của vị đại biểu đó chỉ bao gồm một số rất ít chủ sở hữu tài sản. Lý thuyết này cho rằng tất cả thần dân Anh đều có chung lợi ích như nhau với tư cách là người sở hữu tài sản khi bầu các đại biểu Quốc hội.
Các nhà lãnh đạo Mỹ lại lập luận rằng họ chỉ có quan hệ hợp pháp duy nhất với Hoàng gia. Chính nhà vua đã cho phép thiết lập các thuộc địa bên kia đại dương và chính nhà vua đã cung cấp cho họ bộ máy chính quyền. Họ khẳng định rằng nhà vua vừa là người trị vì nước Anh vừa trị vì tất cả các thuộc địa, song họ quả quyết Quốc hội Anh có quyền ban hành các sắc luật cho thuộc địa thì cơ quan lập pháp của thuộc địa cũng có quyền ban hành luật pháp cho nước Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc đấu tranh của họ với vua George đệ Tam cũng quyết liệt không kém so với Quốc hội. Các phe phái câu kết với Hoàng gia nhìn chung kiểm soát Quốc hội và thể hiện quyết tâm của nhà vua muốn duy trì chế độ quân chủ hùng mạnh.
Quốc hội Anh bác bỏ lập luận của thuộc địa. Tuy nhiên, các lái buôn người Anh do đánh giá được tác động của phong trào tẩy chay ở Mỹ nên đã ủng hộ phong trào đòi hủy bỏ luật. Năm 1766, Quốc hội đã lùi bước, bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật Đường. Tuy nhiên, để xoa dịu những người ủng hộ chế độ trung ương tập quyền đối với các thuộc địa, Quốc hội thực hiện các biện pháp nêu trên, đồng thời thông qua Đạo luật Tuyên bố quyền lập pháp, khẳng định Quốc hội đều có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các thuộc địa trong bất luận mọi trường hợp. Các thuộc địa chỉ được tạm thời miễn thi hành trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng.