Những đe dọa của chủ nghĩa khủng bố

Khi sắp hết nhiệm kỳ của mình, George H. W. Bush đã đưa quân Mỹ đến Somalia, một đất nước đang trong tình trạng hỗn loạn ở Đông Phi. Nhiệm vụ của các toán quân này là dẫn đầu một lực lượng Liên Hợp Quốc để triển khai thường xuyên các đợt viện trợ lương thực cho những người dân đang chết đói.

Somalia lại trở thành một vấn đề nữa mà Chính quyền Clinton cần giải quyết. Các nỗ lực nhằm xây dựng một chính phủ đại diện ở quốc gia này đã trở thành cả một dự án lớn để xây dựng nên một quốc gia. Tháng 10/1993, các toán quân Mỹ được gửi tới để truy bắt tên tư lệnh cầm đầu đã vấp phải sự chống cự mạnh mẽ bất ngờ, với tổn thất là mất một trực thăng tấn công và 18 binh sỹ Mỹ bị chết. Kẻ cầm đầu đã không bị bắt giữ và vài tháng sau đó, tất cả các đơn vị chiến đấu của Mỹ đã rút khỏi đây.

Theo quan điểm của chính quyền, việc chỉ đạt một cam kết lỏng lẻo, thiếu cơ sở rồi tập trung vào các ưu tiên khác là một hành động có thể coi là cẩn trọng. MÃi sau này, người ta mới phát hiện ra rằng tên tư lệnh cầm đầu ở Somalia đã được hậu thuẫn bởi một tổ chức đen tối mới xuất hiện mà sau này được biết đến dưới cái tên tổ chức al -Qaida do một kẻ theo Trào lưu Hồi giáo chính thống là Osama bin Laden cầm đầu. Là một kẻ chống đối dữ dội nền văn minh phương Tây, bin Laden luôn tin tưởng rằng người Mỹ sẽ không dám đánh lại khi bị tấn công.

Tại thời điểm đó, nước Mỹ đã có kinh nghiệm về các cuộc tấn công do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện. Tháng 2/1993, một chiếc xe ôtô chở bom đã nổ trong một bãi đỗ xe dưới tầng hầm của một trong hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Mahattan. Vụ nổ bom này đã giết chết bảy người và khiến gần 1000 người bị thương, nhưng nó đã không làm tòa nhà sụp đổ với hàng nghìn người đang làm việc trong đó. New York và Chính quyền Liên bang coi đây là một tội ác hình sự. Bốn kẻ khủng bố đã bị bắt giữ và kết án chung thân. Sau đó, nhiều âm mưu khủng bố cho nổ các đường hầm giao thông, các tòa nhà công cộng và thậm chí Liên Hợp Quốc cũng đều bị phát hiện và giải quyết theo cách thức tương tự.

Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố nước ngoài đã bị chính các hoạt động khủng bố trong nước làm lu mờ. Đầu tiên là vụ nổ bom tại thành phố Oklahoma. Vụ việc này do những kẻ cực đoan cánh tả Timothy McVeigh và Terry Nichols thực hiện, khiến 166 người chết và hàng trăm người khác bị thương, có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ tấn công Trung tâm Thương mại năm 1993. Nhưng ngày 25/6/1996, một vụ nổ bom khác đã xảy ra tại tòa nhà quân sự Mỹ ở tháp Khobar, ảrập Xêút, khiến 19 người chết và 515 người bị thương. Một bồi thẩm đoàn Liên bang đã tuyên án 13 tên khủng bố ảrập Xêút và một tên người Li-băng vì tội gây ra vụ tấn công này, nhưng ảrập Xêút đã bác bỏ vụ việc này.

Hai năm sau, ngày 7/8/1998, hai vụ nổ bom đã đồng loạt xảy ra và phá hủy các đại sứ quán của Mỹ tại Kenya và Tanzania, giết chết 301 người và làm bị thương hơn 5000 người. Để trả đũa, Clinton đã ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các trại huấn luyện của trùm khủng bố bin Laden ở Afghanistan, nhưng những trại huấn luyện này đều có vẻ là đã được sơ tán. Tổng thống cũng đã ra lệnh tấn công bằng tên lửa để phá hủy nhà máy hóa chất ở Sudan – đất nước trước kia đã cho bin Laden ẩn náu.

Vào ngày 12/10/2000, những tên ném bom cảm tử đã đâm thủng tàu cao tốc Cole của Hải quân Mỹ trong chuyến viếng thăm của chiến thuyền này tại Yemen. Một loạt các biện pháp tích cực đã được triển khai sau đó để giữ cho chiến thuyền không bị chìm, nhưng 17 thủy thủ đã chết. Rõ ràng là Bin Laden đã đứng sau các cuộc tấn công ở ảrập Xêút, châu Phi và Yemen, nhưng Chính quyền Clinton vẫn không bắt giữ được hắn dù đã chuẩn bị tiến quân vào Afganistan để truy bắt tên trùm khủng bố này.

Chính quyền Clinton không bao giờ muốn thực hiện các bước đi này. Nhưng điều này cần phải được thực hiện để ngăn chặn các hành động tàn sát gây chết người hàng loạt có thể sẽ lại xảy ra trong tương lai. Các cuộc tấn công đã được triển khai rời rạc ở những vùng hẻo lánh của Afganistan. Nước Mỹ không cảm thấy vui khi thực hiện những cuộc tấn công này nhưng đây là điều nước Mỹ bắt buộc phải làm với tư cách là một cường quốc trên thế giới. Bin Laden vẫn là một bóng ma đe dọa, nhưng hắn không phải là mối quan tâm hàng đầu của một chính quyền đang sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình.