Kỹ thuật trồng thâm canh quýt đường/2
Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch
Đắp mô
sửa- Trong 2 năm đầu sau khi trồng: mỗi năm bồi 1 – 2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô.
- Năm thứ ba trở đi: bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2 – 3 cm nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác.
Chú ý không bồi sát gốc cây, cách gốc ít nhất 20 cm tránh làm ẩm độ giúp bệnh xì mũ gốc tấn công. Nếu vùng bị nhiễm phèn, cần rãi vôi trước rồi bồi bùn.
Tủ gốc, giữ ẩm
sửa- Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, nhớ tủ xa gốc ít nhất 20 cm.
- Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như cỏ rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc).
Tạo tán
sửaSau khi trồng, cần cắt tỉa cành tạo tán cho cây. Tốt nhất nên để 3 cành khung từ thân chính hướng đều về 3 phía. Việc tạo tán phải được thực hiện thường xuyên bắt đầu từ khi cây còn nhỏ.
Phân bón
sửaTùy theo đất và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.
Năm tuổi | Loại phân (g/cây/năm) | ||
Urê | Super Lân | Kali | |
1 - 3 | 100 - 300 | 300 - 600 | 100 |
4 - 6 | 400 - 500 | 900 - 1.200 | 200 |
7 - 9 | 600 - 800 | 1.500 - 1.800 | 300 |
Trên 10 | 800 - 1.600 | 2.000 - 2.400 | 400 |
Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
- Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần.
- Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.
- Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê
- Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.
- Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.
- Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê, bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc.
Cách bón:
- Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.
- Khi cây giao tán nên dùng cuốc răng xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, cách gốc khoảng 50cm, bón phân rồi tưới đẫm nước.
- Hằng năm cần bón thêm phân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).
- Để cung cấp thêm vi lượng cho cây, có thể bón thêm phân qua lá như HVP, Komix... vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.
- Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 – 500kg/ha/năm có thể bón đến 1.200kg/ha/năm.
Nước
sửa- Mực nước trong mương: cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 – 80 cm.
- Cần tưới nước thường xuyên giử ẩm cho đất vào mùa nắng, đào rãnh tránh ngập ún, đọng vũng nước trên líp vào mùa mưa.
Xử lý ra hoa
sửaDùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau:
- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái.
- Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.
- Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60 cm để không làm rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây.
- Tưới nước, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Nếu dùng thêm KNO3 0,5 – 1% kết hợp với Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.
Lưu ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời gian xiết nước không quá 20 ngày để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của cây có múi.
Thu hoạch
sửa- Sau khi cây ra hoa, đậu trái khoảng 8,5 – 9 tháng thì Quýt đường cho thu hoạch.
- Đặc điểm trái đến thời điểm thu hoạch: Màu vỏ chuyển từ xanh sang vàng nhạt, có lẫn chút ít xanh, túi tinh dầu mở to, vỏ bóng.
- Nên thu hoạch trái vào lúc trời mát và thu hái nhẹ, tránh làm bầm dập trái. Không thu hoạch trái sau cơn mưa hoặc buổi sáng có sương mù trái sẽ dễ bị ẩm, thối.
- Dùng kéo cắt cả cuống trái, lau sạch vỏ rồi xếp vào dụng cụ đựng chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.