Hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam/Rừng lá kim tự nhiên

Phân bố sửa

Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên có hai loại:

  • Hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở vùng núi như Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La), Nghệ An, Hà Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng)...
  • Hệ sinh thái rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Tuần Giáo (Lai Châu) Hà Giang, Tây Côn Lĩnh (Cao Bằng), Chư Yang Sinh (Nam Trung Bộ), Lâm Đồng...

Phân bố theo độ cao so với mực nước biển:

  • Phân bố rừng lá kim á nhiệt đới: Ở miền Nam, phân bố thông nhựa (Pinus merkusii) ở độ cao từ 600 - 1.000 m. Phân bố thông ba lá (Pinus kesiya) ở độ cao trên 1.000 m, ở một số địa phương có thể xuống thấp hơn. Ở miền Bắc, thông nhựa phân bố xuống vùng thấp gần biển như Nghệ An, Quảng Ninh. Thông ba lá xuất hiện ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) ở độ cao khoảng trên 1.000 m.
  • Phân bố rừng lá kim ôn đới: Ở miền Bắc trên 1.600 m và ở miền Nam trên 1.800 m so với mực nước biển.

Điều kiện sinh thái sửa

Khí hậu sửa

Vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp

Đây là vành đai khí hậu còn chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Vành đai khí hậu này ở miền Bắc từ 700 - 1.600 m và ở miền Nam từ 1.000 - 1.800 m so với mực nước biển.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 15 - 20oC. Nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất dưới 15oC ở miền Bắc và dưới 20oC ở miền Nam. Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm giao động từ 5 - 20oC

Lượng mưa trung bình hàng năm: 600 - 1.200 mm. Chỉ số khô hạn: (4-6) (1-2) (1). Mùa khô từ 4 - 6 tháng, mùa hạn từ 1 - 2 tháng và có 1 tháng kiệt.

Đất sửa

Đá mẹ bao gồm sa thạch diệp thạch, cuội kết, badan... Đất của hệ sinh thái lá kim vùng núi, cho đến nay, chưa được nghiên cứu nhiều.

Các loại hệ sinh thái sửa

Ý nghĩa sửa

Hai loài cây có ý nghĩa kinh tế trong hệ sinh thái lá kim tự nhiên này là loài thông nhựa và thông ba lá. Chúng cung cấp gỗ, nhựa và đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Đây là hai loài cây đã được trồng rừng ở nhiều địa phương, thông nhựa trồng ở vùng thấp và thông ba lá trồng ở vùng cao hơn.

Do hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên này phân bố ở vành đai cao trên 1.000 m đến 1.600 - 1.800 m, địa hình phức tạp, dốc cao hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong việc phòng hộ môi trường cho vùng núi thấp và đồng bằng.

Về ý nghĩa khoa học, hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và ôn đới vùng núi đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Rất tiếc là cho đến nay vẫn còn thiếu nhiều những công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng tự nhiên này.