Hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam/Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới


Phân bố sửa

  • Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này rất phong phú và đa dạng, phân bố ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên,...
  • Phân bố theo độ cao so với mực nước biển:
Ở miền Bắc: dưới 700 m
Ở miền Nam: dưới 1.000 m

Điều kiện sinh thái sửa

Khí hậu sửa

  • Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20 - 25oC, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất từ 15 - 20oC.
  • Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm - 2.500 mm, nhiều vùng có lượng mưa rất cao từ 3.000 mm - 4.000 mm.
  • Chỉ số khô hạn chung: 3 - 0 - 0 Hàng năm không có tháng hạn, tháng kiệt, chỉ có 3 tháng khô.
  • Độ ẩm không khí tương đối trung bình trên 85% Lượng bốc hơi thường thấp.

Đất sửa

  • Đá mẹ: đá nai (gneiss), phiến thạch mica (micaschiste), phiến sa thạch (gres schisteux), vi hoa cương (microgranit), lưu vân (rioolit), hoa cương (granit), huyền vũ (bazan),...
  • Đất địa đới của vành đai nhiệt đới ẩm vùng thấp.
  • Đất đỏ vàng Feralit hoàn toàn thành thục, sâu, dày, không có tầng đá ong.
  • Đất đỏ hung (terra rossa) nhiệt đới phong hoá trên đá vôi và trên đất bồi tụ trong thung lũng dưới chân các núi đá vôi.

Cấu trúc rừng sửa

Đề mục này được viết một cách ngắn gọn. Để xem đầy đủ, vui lòng nhấp vào đề mục hoặc nhấp vào trang này.

Cấu trúc tầng thứ sửa

Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này có nhiều tầng, cao từ 25-30 m, tán kín rậm bởi những loài cây gỗ lớn lá rộng thường xanh.

Cấu trúc tầng thứ có 5 tầng:

  • Tầng vượt tán A1
  • Tầng ưu thế sinh thái A2
  • Tầng dưới tán A3
  • Tầng cây bụi B
  • Tầng cỏ quyết C

Ngoài 5 tầng trên, còn có nhiều thực vật ngoại tầng, chúng tham gia vào tất cả các tầng trong hệ sinh thái rừng như dây leo, thực vật phụ sinh, thực vật kí sinh.

Cấu trúc tổ thành sửa

 
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Việt Nam

Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia - Indonesia, ưu hợp họ Dầu

  • Ưu hợp Sao đen
  • Ưu hợp Kiền kiền
  • Ưu hợp Chò chỉ
  • Ưu hợp Chò nâu
  • Ưu hợp Dầu rái
  • Ưu hợp Táu mặt quỷ
  • Ưu hợp Táu muối
  • Ưu hợp Táu mật lá nhỏ + Táu muối
  • Ưu hợp Vên vên

Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa

  • Ưu hợp họ Re (Lauraceae)
  • Ưu hợp họ Dẻ (Fagaceae)
  • Ưu hợp họ Xoan (Meliaceae)
  • Ưu hợp họ Dâu tằm (Moraceae)
  • Ưu hợp họ Mộc Lan (Magnoliaceae)
  • Ưu hợp họ Đậu (Leguminosae)
  • Ưu hợp họ Xoài (Anacardiaceae)
  • Ưu hợp họ Trám (Burseraceae)
  • Ưu hợp họ Bồ hòn (Sapindaceae)
  • Ưu hợp họ Hồng xiêm (Sapotaceae)
  • ...

Kiểu phụ thổ nhưỡng:

  • Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá vôi
  • Kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước mặn

Tái sinh và diễn thế rừng sửa

Đề mục này được viết một cách ngắn gọn. Để xem đầy đủ, vui lòng nhấp vào đề mục hoặc nhấp vào trang này.

Tác động của con người đến hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phức tạp và ở những hình thức, mức độ khác nhau. Chính tác động này là nguyên nhân dẫn đến quá trình diễn thế thứ sinh và tạo nên những kiểu phụ thứ sinh nhân tác.

Trong quá trình diễn thế thứ sinh đã hình thành nên nhiều ưu hợp khác nhau tuỳ theo hình thức, mức độ tác động của con người tiêu cực hay tích cực.

Sau nương rẫy:

  • Ưu hợp Mỡ + Ràng ràng mít ( Manglietia conifera + Ormosis balansae)
  • Ưu hợp hu đay + hu trâu + hu nâu + ba bét + ba soi + hu đen
  • Ưu hợp thân thảo

Sau khai thác rừng:

  • Ưu hợp Lim xanh + Trám trắng (Erythrophoeum fordii+ Canarium album)
  • Ưu hợp Nứa lá to (Schizostachyum funghomii)
  • Ưu hợp Giang (Maclurochloa sp.)

Tác động tích cực của con người: Đây là những kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo. Con người trồng rừng mới như rừng thông, mỡ, bạch đàn, bồ đề, luồng, phi lao, đước,...

Ý nghĩa sửa

Hệ sinh thái rừng này phân bố rộng trên các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam. Trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3 / ha, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử dụng cao như đinh, lim, sến, táu,..., và đặc biệt là có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như dược liệu quý, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu... Đây là đối tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản,... cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do khai thác chạy theo kế hoạch trong thời kinh tế bao cấp, khai thác không đúng kĩ thuật, không bảo đảm tái sinh rừng nên diện tích và trữ lượng rừng đã bị suy giảm. Tỉ lệ rừng thứ sinh nghèo kiệt tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có chủ trương hạn chế lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên, tiến tới "đóng cửa" rừng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới như Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Cát Tiên (Đồng Nai),... đã, đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn từ du lịch sinh thái.

Hệ sinh thái rừng này phân bố ở hầu hết các vùng đầu nguồn của các con sông lớn ở Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình được đặc trưng bởi rừng lá rộng thường xanh hỗn giao phức tạp nhiều tầng tán. Có thể coi những đặc trưng này là mô hình chuẩn đáp ứng tối ưu cho yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở miền núi và trung du. Trên thực tế, kiểu hệ sinh thái rừng này đã và đang giữ vai trò cực kì quan trọng cho việc nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng đồng bằng, đô thị và ven biển Việt Nam.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới này có tính đa dạng sinh học cao cả về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái này có nhiều loài thực vật động vật rừng quý hiếm, có loài đang bị đe doạ diệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt và phát triển. Đây là đối tượng nghiên cứu khoa học của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều cơ quan nghiên cứu trong và ngoài ngành lâm nghiệp. Dưới tấm màn xanh của những hệ sinh thái rừng nhiệt đới này vẫn còn chứa đựng biết bao điều bí ẩn mà các nhà lâm sinh học Việt Nam chưa phát hiện được.