Hướng dẫn mài gương cho kính thiên văn phản xạ/Bột mài thô và tinh

Có 2 loại bột thường dùng là carborundum và oxid nhôm.

Mài thô, phá lõm dùng bột carborundum. Cỡ hạt được gọi theo cỡ rây dùng tách cỡ hạt.

VD : bột cỡ 320 grit được lấy qua rây có 320 lỗ/ 1” vuông. Số càng to bột càng mịn.

Ta thường dùng cỡ 60-80grit để phá lõm và mài thô, sau đó tuần tự dùng bột mịn hơn 220, 320grit.

Bột oxid nhôm. Cho công đoạn mài tinh phân loại theo đường kính trung bình tính bằng micron. Thường dùng 20 và 9micron. Bột oxid nhôm không cứng và kết cấu không “sắc cạnh” như bột carbo nên tốc độ mài hơi chậm hơn nhưng bề mặt gương ít bị xước và “mịn” hơn, mài bóng sẽ nhanh hơn .

Đây là bản thông số các loại bột mài thường dùng theo TC Mỹ Size Table U.S. Commercial Standard CS 271-65

Các cỡ hạt in đậm là loại thông dụng nhất. Bạn không cần có đủ tất cả các cỡ hạt như vậy, nhưng nếu bạn có càng nhiều cỡ hạt mài, thao tác mài sẽ nhanh hơn.

Standard Grit
(Note 1)
Average Micron Size
(Note 2)
Maximum Micron Size
(Note 3)
American Optical Powder Number
(Note 4)
Elutriative Time (Minutes)
(Note 5)
40 420 660
60 254 406 M60
80 165 292
100 122 203 M100
120 102 165
180 76 114 M180 1
220 63 102
240 50 85
280 39 70
320 32 60
360 28 55
25
400 22 45 M302 5
500 20 40 M302 1/2 10
18
600 15 35 M303 20
800 12 30 M303 1/2 40
900 9 23
1000 7 23 M304 60
1200 5 M305
3
1

Note 1: U.S. Department of Commerce Commercial Standard CS 271-65, #8 through #240.

Note 2: Average Size is used in "naming" the grit.

Note 3: Typical; range of particle sizes varies by manufacturer.

Note 4: Proprietary scheme referred to in many older telescope making books.

Note 5: Elutriative Time is the time it takes particles to settle in a standard water column.

Các loại bột mua không có số hoặc tự nghiền từ đá mài bạn có thể phân loại cho nó bằng cách so sánh với cỡ hạt của giấy nhám (giấy ráp) có mã số tương ứng.

Các bạn chú ý đến cột 5 của bảng trên chỉ thời gian lắng hạt trong nước. Ta có thể dùng chỉ tiêu này để lọc cỡ hạt mài trong trường hợp bột mài bị lẫn hạt to gây xước gương, bột tự nghiền, hay tách cỡ hạt mịn từ bùn mài từ các bước mài thô. Đây là phương pháp rất hiệu nghiệm và “kinh tế” trong hoàn cảnh “amateur” như chúng ta ; thừa thời gian nhưng thiếu tiền và phương tiện.!

Phương pháp Tách cỡ hạt mài bằng cách cho lắng trong nước sửa

Cho vài muỗng bột mài vào xô hay ca nhựa lớn, khuấy kỹ rồi để yên cho bột lắng xuống đáy.Bột mài sẽ tự phân tầng : bột thô nằm dưới đáy, bột mịn nằm trên.

Sau khoảng 10 phút gạn nhẹ hay dùng ống xiphông rút bớt lớp nước trong bên trên ra, dùng muỗng hớt lớp bột mịn bên trên ra, bỏ lớp dưới đáy lẫn nhiều hạt thô.

Với bột tinh, hạt bột rất mịn và khá ít ta nên dùng cốc thuỷ tinh : Khuấy đều và để lắng trong 1 phút. Dùng ống xiphông hút lớp bùn lơ lửng bên trên ra cốc khác .Để lắng 1h và gạn bỏ nước trong, Ta có loại bột mịn tạm gọi là "bột 1 phút ".

Tiếp tục làm như thế với thời gian lắng 10phút, 30 phút ta có "bột 10 phút" , "bột 30 phút". Bột này có kích cỡ khoảng 20 và 9 micron dùng rất tốt cho giai đoạn mài tinh cuối . đặc biệt là hoàn toàn không gây xước gương vì không bị lẫn cỡ hạt thô. Mặt gương mài bằng bột này rất mịn và ít bị dính.

Tuỳ theo loại bột có tỉ trọng khác nhau nên thời gian lắng có thể khác nhau đôi chút.

Bột mài càng tinh thì số lượng bột dùng càng ít nên trong thực tế ta có thể chỉ dùng duy nhất một loại bột mài thô !!!

Dùng tấm nilon lớn lót bàn mài. Sau khi mài phá xong , rửa bột mịn bám trên bàn, đĩa mài vào một xô lớn., tiến hành lắng lọc để lấy bột mịn hơn cho đợt mài kế tiếp.